Bệnh ung thư phổi có lây không và lây qua con đường nào?

logo genkCác nhà khoa học đã xác minh cho câu hỏi: Ung thư phổi có lây không và lây qua con đường nào? Ung thư là bệnh do tế bào bị đột biến, không phải do vi trùng hay vi rút trực tiếp gây ra như các bệnh truyền nhiễm, nên ung thư là bệnh không lây. Ung thư phổi không là ngoại lệ.

Bệnh thư phổi có lây không?
Bệnh thư phổi có lây không?

 

Bệnh ung thư phổi không lây nhiễm, vì không có nguồn lây nhiễm. Môi trường sống thường xuyên có khói thuốc lá, là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi .

Qua các thí nghiệm và dữ liệu chứng cứ đã chứng minh rằng bệnh nhân ung thư không phải là nguồn lây nhiễm và không xảy ra sự truyền nhiễm.

Chính vì vậy, mọi người cần hiểu đúng, bệnh ung thư phổi không phải là bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Ngoài ra, những thông tin ung thư phổi lây qua đường hô hấp, đường tiếp xúc cũng là những thông tin hoàn toàn sai.

Nhiều người lo lắng bệnh ung thư phổi có lây nên thường phòng ngừa bằng cách không ăn, không uống, không ngủ chung… với người bị ung thư phổi. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm của nhiều người, vì ung thư phổi hoàn toàn là bệnh không lây truyền.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh phổi, tuy nhiên tỉ lệ mắc ung thư phổi tập chung chủ yếu ở một vài nguyên nhân chính sau:

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi

Thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Tỷ lệ ung thư phổi tăng lên theo mức độ sử dụng và hít phải khói thuốc lá. Theo đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi gia tăng theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày.

Đa phần (khoảng 90%) trường hợp ung thư phổi là người nghiện thuốc lá hoặc sử dụng thuốc lá tần suất rất nhiều. Trong khói thuốc có hơn 40 chất có khả năng gây ung thư như 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen; Polonium 40 và Sélénium trong giấy cuốn thuốc lá.

Di truyền

Vấn đề di truyền gia đình có thể gây một số đột biến gen trong cơ thể. Có thể các tế bào này không nảy nở ở đời trước nhưng đời sau phải chịu thêm những tác nhân vật lý khiến cho các tế bào này phát triển thành tế bào độc hại, hình thành khối u.

Ô nhiễm không khí

Vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối hiện nay khi không khí ngày càng ô nhiễm, nhiễm bẩn khiến các nguy cơ mắc bệnh về phổi, trong đó ung thư có cao hơn.

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm lâu ngày có thể tích tụ nhiều chất độc hại, làm cho các tế bào bị biến đổi gây nên bệnh ung thư.

Những người thường xuyên làm việc trong các môi trường phóng xạ như uranium, mỏ kền, mỏ cromate cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.

Đeo khẩu trang thường xuyên, thăm khám định kỳ, tránh xa thuốc lá.. Để phòng tránh bệnh ung thư phổi
Đeo khẩu trang thường xuyên, thăm khám định kỳ, tránh xa thuốc lá.. Để phòng tránh bệnh ung thư phổi

Các bệnh phế quản phổi

Các tổn thương về phổi nếu không chữa trị dứt điểm và giải quyết triệt để sẽ tạo thành vết thương tích tụ ở phế quản phổi. Những tổn thương này nếu gặp các vết thương mới sẽ tích tụ nguy hiểm hơn khiến cho cơ thể không kịp phản ứng, là yếu tố tác động gây nên bệnh ung thư.

Khi đã biết được nguyên nhân, chúng ta cần phải có được những biện pháp phòng tránh ung thư phổi, tránh trường hợp bệnh phát triển và phát hiện quá muộn. Đeo khẩu trang thường xuyên, thăm khám định kỳ, tránh xa thuốc lá, và sử dụng những sản phẩm phòng tránh ung thư là một sự lựa chọn hợp lý.

Mặc dù đây là căn bệnh không lây, nhưng để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, việc phòng tránh ung thư phổi là việc làm cần thiết của mỗi người, bởi ung thư phổi là một loại ung thư nguy hiểm hàng đầu, có tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ nét nên đa phần bệnh nhân phát hiện muộn, khi đã di căn. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ sống thêm 6-12 tháng.

Chính vì vậy, dù đã biết câu trả lời cho câu hỏi ung thư phổi có lây không nhưng để đề phòng tránh căn bệnh này, ngay từ bây giờ bạn nên có lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, bảo vệ đường hô hấp khỏi khói bụi, ô nhiễm môi trường không khí, không hút thuốc lá và cũng tránh xa những nơi có khói thuốc. Đồng thời, hãy thường xuyên kiểm tra chất lượng môi trường sống của mình.

 

 

Thông tin liên hệ