Ai có nguy cơ mắc ung thư tụy?
Bệnh ung thư tụy vô cùng nguy hiểm và khó chữa. Có những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả, đọc ngay để biết mình có thuộc nhóm đó hay không.
Nội dung bài viết
1. Dấu hiệu ung thư tụy bạn không nên bỏ qua
1.1. Vàng da là dấu hiệu ung thư tụy
Những bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy thường cảm thấy khỏe mạnh cho đến khi phát hiện ra tròng mắt chuyển màu vàng, sau đó họ đi khám thì phát hiện mình bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.
Có thể thấy, vàng da là một trong những dấu hiệu ung thư tuyến tụy cho sớm nhất, tuy nhiên do biểu hiện của bệnh thường rất âm thầm nên khi phát hiện tình trạng bệnh đều đã nặng.
Nguyên nhân của biểu hiện này là do tế bào ung thư chèn lên ống mật, gây tắc nghẽn, ngăn cản quá trình mật đi vào ruột. Lâu ngày, mật tích tụ gây da vàng da vàng mắt.
1.2. Đau lưng hoặc đau vùng bụng
Có thể xác định vị trí đau của người bị ung thư tuyến tụy bằng tay như sau: đặt ngón tay ngay dưới xương ngực, tưởng tượng ở vị trí song song với mặt trước của cơ thể, ngón tay trỏ ở vị trí nào ở sau lưng, qua cột sống thì đây chính là nơi các bệnh nhân tuyến tụy thường có cảm giác đau.
Cơn đau này thường khó để miêu tả, nhưng có thể tưởng tượng đó là cảm giác đau âm ỉ tại khu vực lưng hoặc ở các cơ quan xung quanh vùng bụng đến sau lưng.
Nguyên nhân là do các tế bào ung thư bước sang giai đoạn cuối, chèn lên các bộ phận nội tạng xung quanh vùng tuyến tụy, gây nên các cơn đau. Nếu gặp phải tình trạng đau này, thì đây chính là dấu hiệu ung thư tuyến tụy, bạn cần sớm gặp bác sĩ để thăm khám.
1.3. Nước tiểu sẫm màu hoặc phân nhầy
Do các khối u chèn lên ngăn chặn mật đi vào các cơ quan nên gây ra hiện tượng dư thừa bilirubin. Bilirubin là chất được tạo ra nhờ gan, tạo thành mật, khí chúng tích tụ qua thời gian sẽ gây ra hiện tượng nước tiểu màu sẫm (nâu hoặc sắt gỉ). Nước tiểu sẫm màu hoặc phân nhầy có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tụy cần được chú ý.
1.4. Cảm giác buồn nôn và nôn mửa
Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa đến từ nguyên nhân các tế bào ung thư giai đoạn cuối chèn lên dạ dày, làm tắc nghẽn một phần dạ dày, các thức ăn đến cơ quan này bị ngăn cản và khó có thể đi qua.
Điều này là nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, và các cơn đau có khả năng tồi tệ hơn sau khi ăn. Đừng bỏ qua điều này vì đây chính là dấu hiệu ung thư tuyến tụy mà cơ thể đang cảnh báo bạn.
1.5. Bị viêm tụy
Viêm tụy mãn tính hoặc không giải thích được có thể do một khối u nhỏ trên tuyến tụy gây ra.
Nguyên nhân gây viêm tụy thường là sỏi mật, làm dụng rượu bia thuốc lá. Nhưng nếu như bạn bị viêm tụy dù không thường xuyên sử dụng chất kích thích hoặc không có sỏi mật thì hãy cẩn thận bạn đang bị ung thư tuyến tụy.
1.6. Hôi miệng
Thông thường, khi răng miệng có mùi hôi, viêm lợi hoặc rụng răng nhiều người nghĩ chỉ liên quan đến bệnh răng hàm mặt, tuy nhiên nó lại là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng hơn của sức khỏe.
Theo kết quả nghiên cứu họ đã phát hiện ra rằng những người mắc các bệnh về răng như viêm nha chu tham gia vào cuộc khảo sát có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 59% so với những người bình thường.
1.7. Bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Mặc dù bị mắc tiểu đường tuýp 2 không có nghĩa là dấu hiệu ung thư tuyến tụy, tuy nhiên hai bệnh này lại có liên quan mật thiết đến nhau. Có đến 40% bệnh nhân ung thư tuyến tụy phát hiện mình mắc tiểu đường tuýp 2 trước khi biết mình bị ung thư.
Nguyên nhân có thể giải thích là do tuyến tụy sản sinh ra insulin, cho nên giai đoạn đầu của bệnh, khối u cản trở nhiệm vụ này, khiến nhiều người gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin, gây nên bệnh tiểu đường.
1.8. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu đột nhiên bạn bị sụt cân hoặc ăn uống không ngon miệng, thì hãy cẩn thận và đi khám bác sĩ sớm. Vì đây chính là cảnh báo của cơ thể đang có dấu hiệu ung thư tuyến tụy.
2. Những ai có nguy cơ mắc ung thư tụy cao nhất
2.1. Người hay uống rượu, bia dễ mắc ung thư tụy
Bệnh ung thư tuyến tụy nói riêng, ung thư nói chung luôn có mối quan hệ mật thiết với các chất kích thích như rượu, bia. Đặc biệt với tuyến tụy, những người thường xuyên uống rượu bia có nguy cơ mắc bệnh một cách trực tiếp.
Do đó, để tránh xa bệnh ung thư tuyến tụy chỉ có duy nhất một cách là hạn chế sử dụng hoặc tốt nhất không sử dụng rượu bia, vừa bảo vệ gan, dạ dày vừa giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
2.2. Người bị tiểu đường
Tiểu đường được xem là nguồn gốc của rất nhiều bệnh lý khác liên quan, trong đó bệnh ung thư tuyến tụy có liên quan trực tiếp với nhau.
Tiểu đường thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa insulin, nếu không chú ý kiểm soát đường huyết trong máu, để đường huyết cao kéo dài thì đây chính là kẻ thù gây ra bệnh ung thư tuyến tụy do có cùng xuất phát từ cơ quan sản sinh insulin.
Để tránh xa bệnh ung thư tuyến tụy, bệnh nhân tiểu đường nên duy trì chế độ ăn uống và luyện tập nhằm cân bằng, ổn định đường huyết. Đặc biệt là những thói quen tốt cải thiện hệ miễn dịch như: ăn nhiều rau xanh, tập thể dục hàng ngày, giữ tinh thần sảng khoái, thoải mái,…
2.3. Người hút thuốc lá
Cũng giống như rượu bia, thuốc lá là một trong những tác nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhóm người hút thuốc lá thường xuyên hoặc hít phải khói thuốc trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Do đó, ngay cả khi bạn không hút thuốc thì vẫn cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe, nên đi kiểm tra tuyến tụy định kỳ vì những người hít phải khói thuốc lá thụ động cũng đều có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao như nhóm người trực tiếp sử dụng chất kích thích này.
2.4. Người bị viêm tụy mãn tính
Những người bị viêm tụy mãn tính nếu không có phương án điều trị sớm sẽ có khả năng bị bệnh ung thư tuyến tụy – một trong những điều khá dễ hiểu.
Khi bị viêm tụy mãn tính, khả năng khám bệnh của tuyến tụy theo đó sẽ bị suy giảm nặng nề, trong thời gian dài làm mất dần chức năng của tuyến tụy.
Do đó, nếu phát hiện bị viêm tụy, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh bệnh nặng hơn và giảm thiểu tỷ lệ bị bệnh ung thư tuyến tụy.
Mặc dù có khá nhiều nguyên nhân gây ra tuyến tụy nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được đầy đủ và chính xác về các tác nhân này.
3. Thực phẩm bệnh nhân ung thư tụy nên tránh
3.1. Thực phẩm nhiều chất béo và có mùi
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy, những thực phẩm có nhiều chất béo và có mùi là một trong những kẻ thù cần cảnh giác. Bởi lẽ chúng có thể gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh với những dấu hiệu như khó tiêu, đầy hơi, ợ chua hoặc khó hấp thụ dinh dưỡng. Nguyên nhân là do lúc này tuyến tụy đã suy yếu, khó có thể chuyển hóa các axit béo thành năng lượng.
Vì vậy, trong các bữa ăn, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tụy nên hạn chế những loại thịt mỡ, thịt bò, khoai tây chiên, thịt xông khói, gà rán hoặc các thực phẩm khó tiêu khác để giúp bệnh nhân tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu vẫn muốn sử dụng chất béo người nhà nên dùng các chất béo từ thực vật như dầu hạt cải, dầu đậu nành,… để thay thế cho các thực phẩm có chứa chất béo từ động vật.
3.2. Thực phẩm thô, nhiều chất xơ và chế phẩm từ sữa
Với những bệnh nhân ung thư tụy thường có cảm giác khó nuốt nên những thực phẩm thô, nhiều chất xơ cần loại bỏ trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy. Cụ thể như các thực phẩm thô ráp: bánh mì nướng khô, ngũ cốc thô hoặc những món cứng hay cắt thái quá to vì chúng gây khó khăn trong việc cắt thái thức ăn.
Những thực phẩm nhiều chất xơ và các chế phẩm từ sữa có thể kích thích hệ tiêu hóa, làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư tụy khi áp dụng các phương pháp điều trị. Triệu chứng tiêu chảy có thể rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nên họ cần tránh xa những thực phẩm lỏng hoặc các chế phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, cà phê, rượu, nước ép trái cây hoặc những thực phẩm giàu chất xơ.
3.3. Các loại hạt và trái cây khô
Khi điều trị ung thư tụy, bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với triệu chứng sưng ruột non hoặc viêm ruột do phóng xạ gây ra kèm những phản ứng khó chịu như tiêu chảy, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng hay sụt cân nhanh chóng… Để tránh khỏi tình trạng này, bạn nên tránh những thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, bánh mì, dừa, trái cây sấy khô, mứt trái cây, bỏng ngô, rau sống, các loại hạt hoặc những thực phẩm hay đồ uống có chứa caffeine.