Cảnh báo dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em bạn cần biết
Ung thư máu khác với các loại ung thư còn lại vì người bệnh không có khối u trong cơ thể và đây được xem căn bệnh nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Đặc biệt có thể xảy ra ở trẻ nhỏ do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em sẽ giúp điều trị đơn giản và có kết quả tốt hơn. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Ung thư máu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Các phương pháp điều trị ung thư máu hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Bệnh ung thư máu là gì?
Ung thư máu là tình trạng các tế bào bạch cầu tăng lên bất thường ở tủy xương và di chuyển vào máu, khi các tế bào bạch cầu tăng lên bất thường sẽ gây cản trở chức năng cũng như làm giảm thiểu các tế bào hồng cầu và tiểu cầu trong máu từ đó sẽ khiến cơ thể giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm trùng, máu khó đông, thiếu máu lên não dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt thường xuyên.
Ung thư máu có 3 loại, gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương trong đó, bệnh bạch cầu là loại ung thư máu phổ biến ở trẻ em tuy nhiên trẻ em thường có sức khỏe yếu hơn người lớn nên việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn do đó, nếu không nhận biết sớm dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em, việc điều trị sẽ khó có kết quả khả quan.
2. Những dạng ung thư máu ở trẻ em thường gặp
Hầu hết các trường hợp ung thư máu ở trẻ em là bệnh cấp tính – phát triển rất nhanh vì vậy bạn cần để ý những dấu hiệu cơ bản để sớm đi thăm khám kịp thời nhằm phát hiện ra bệnh sớm và giúp cho quá trình điều trị đỡ tốn kém cũng như giảm được độ phức tạp của bệnh ở trẻ nhỏ.
– Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính là bệnh nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh nhất vì thông thường cứ 4 trường hợp trẻ bị bệnh bạch cầu sẽ có 3 trường hợp là bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính.
– Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (bệnh đa u tủy xương) thường rất ít trường hợp bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ khoảng 1 – 2% trên tổng số ca bệnh ung thư máu.
– Bệnh bạch cầu hỗn hợp đây là một dạng bệnh bạch cầu hiếm gặp do nó có các đặc trưng của hai bệnh bạch cầu trên và là bệnh khó điều trị nh
– Các bệnh ung thư máu mãn tính như: bạch cầu tủy bào mạn tính, bệnh bạch cầu lympho bào mạn tính hoặc bệnh bạch cầu tủy bào thiếu máu (Juvenile myelomonocytic leukemia – JMML) các bệnh ung thư máu mạn tính rất ít xảy ra ở các em nhỏ, tuy nhiên một khi đã mắc bệnh thì việc chữa trị trở nên rất khó khăn do các tế bào ung thư diễn biến phức tạp mà sức đề kháng cũng như sức khỏe của các em lại yếu hơn rất nhiều so với người lớn.
3. Những dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu mà bạn cần chú ý nhằm sớm phát hiện và điều trị kịp thời:
3.1. Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể thiếu hồng cầu do đây là tế bào vận chuyển oxy giúp máu lưu thông khắp cơ thể. Nếu không đủ loại tế bào này việc lưu thông máu sẽ bị chậm lại do đó trẻ có thể gặp phải các triệu chứng sau: cơ thể yếu ớt, chóng mặt hoặc đau đầu hay khó thở do lượng máu cung cấp oxy lên não không đủ, da trở nên nhợt nhạt và cảm thấy ớn lạnh bất thường.
3.2. Hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến thường xuyên bị nhiễm trùng
Trẻ mắc ung thư máu thường có số lượng bạch cầu cao nhưng hầu hết chúng thường không hoạt động đúng cách do các tế bào bất thường đã dần thay thế tế bào khỏe mạnh – các tế bào bạch cầu khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể và chống lại nhiễm trùng. Khi số lượng bạch cầu bất thường trong cơ thể quá nhiều sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch từ đó thường xuyên bị nhiễm trùng và gây ra một số hệ lụy khác cho trẻ nhỏ.
3.3. Bầm tím và chảy máu bất thường
Nếu trẻ dễ bị bầm tím, chảy máu mũi hoặc nướu bất thường thì có thể trẻ đã mắc bệnh bạch cầu do các tế bào ung thư đã phát triển trong cơ thể, lấn át các tế bào hồng cầu và tiểu cầu từ đó không đủ tiểu cầu để giúp đông máu.
3.4. Đau xương hoặc khớp
Nếu trẻ thường xuyên phàn nàn bị đau ở xương hoặc khớp, trẻ có thể mắc bệnh bạch cầu vì máu xuất phát từ tủy xương nên đây là một trong những dấu hiệu hầu như các bệnh nhân ung thư máu đều gặp phải.
3.5. Sưng ở những bộ phận trên cơ thể như: bụng, nách, cổ hay cánh tay
Tình trạng sưng do bệnh ung thư máu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm: bụng (do gan và lá lách bị phình to ra vì chứa một lượng máu lớn hơn bình thường do thiếu tế bào hồng cầu và tiểu cầu cần thiết), mặt, cổ và cánh tay cũng là những bộ phận dễ phát hiện (do các hạch bạch huyết sưng lên vì các tế bào bạch cầu ung thư phát triển quá mức).
Phát hiện những chỗ sưng bất thường ở trẻ như cổ, nách, bụng hay cánh tay, …
Ngoài ra, các khối u ung thư khác có nhiều khả năng gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên và dẫn đến sưng mặt đồng thời tình trạng sưng tồi tệ hơn khi trẻ thức dậy và sẽ cải thiện trong ngày đây được gọi là hội chứng tĩnh mạch chủ trên và hiếm khi xảy ra trong bệnh bạch cầu tuy nhiên, hội chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.
3.6. Ho khan và khó thở
Bệnh bạch cầu cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể đặc biệt là xung quanh ngực vì một số hạch bạch huyết hoặc tuyến ức nằm giữa phổi bị các tế bào ung thư xâm lấn nên các khu vực này sưng lên, chúng có thể gây áp lực lên khí quản và khiến trẻ khó thở.
3.7. Cảm giác không khỏe thường xuyên
Thông thường, trẻ không thể miêu tả chi tiết các dấu hiệu ung thư máu nhưng bạn sẽ cảm nhận ra rằng trẻ trông có vẻ mệt mỏi và không được khỏe vì vậy để xác định rõ nguyên nhân thì bạn nên dẫn bé đi thăm khám khi cảm thấy có những biểu hiện bất thường xảy ra đối với trẻ nhỏ.
Sẽ rất khó để nhận thấy các dấu hiệu ung thư máu đầu tiên ở trẻ em do mỗi bé sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau, ngoài ra các triệu chứng ban đầu còn phụ thuộc vào loại bệnh là cấp tính hay mạn tính.
Các triệu chứng ung thư máu cấp tính thường xuất hiện nhanh nên rất may đa số những trẻ em mắc bệnh ung thư máu đều là bệnh cấp tính nên đa phần được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời.
Ngược lại, các dấu hiệu bệnh mạn tính lại nhẹ hơn và phát triển dần theo thời gian do đó nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em được liệt kê như trên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh cũng như điều trị kịp thời trước khi bệnh ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu ở trẻ em
Trong hơn 90% trường hợp mắc ung thư máu thì nguyên nhân chủ yếu là do bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính. Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu đặc trưng bởi sự phát triển quá mức của các tế bào ác tính trong tủy xương. Bệnh thường gặp ở trẻ em, thanh niên và từ 60 tuổi trở lên.
Đối với 10% còn lại, các yếu tố nguy cơ được công nhận là di truyền hoặc tiếp xúc với yếu tố độc hại.
- Do trẻ mắc hội chứng di truyền (do đột biến của một hoặc nhiều gen), cụ thể là hội chứng Down, hội chứng Bloom, thiếu máu Fanconi, chứng mất điều hòa telangiectasia, bệnh u xơ thần kinh loại 1, Hội chứng Wiskott-Aldrich, hội chứng Li-Fraumeni hoặc hội chứng Shwachman-Diamond; Đặc biệt trong gia đình trẻ có anh chị em tiền sử bệnh bạch cầu thì nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn những gia đình khác.
- Tiếp xúc với một số chất độc hại (benzen, kim loại nặng) và bức xạ ion hóa
- Trẻ đã từng điều trị trước đó bằng xạ trị hoặc hóa trị.
5. Điều trị bệnh ung thư máu ở trẻ em như thế nào?
Tiên lượng sống sau 5 năm nếu điều trị ung thư máu ở trẻ em ở giai đoạn sớm là 60-90%. Để điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính ở trẻ em, chủ yếu sử dụng hóa trị. Phương pháp điều trị này thường được chia thành nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn cảm ứng: Đây là giai đoạn đầu của điều trị. Nhằm mục đích giảm đáng kể số lượng tế bào ung thư, phương pháp này thường kéo dài khoảng từ 3 đến 4 tuần.
- Giai đoạn củng cố: Thường bắt đầu ngay sau khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn, tức là không còn triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng (tế bào ung thư không còn được phát hiện trong máu hoặc trong tủy xương). Giai đoạn điều trị này sử dụng các loại thuốc khác với những loại thuốc được sử dụng trong quá trình khởi phát.
- Giai đoạn tăng cường: Tiếp theo sau giai đoạn củng cố và thường tiếp tục các loại thuốc được sử dụng trong quá trình khởi phát.
- Điều trị duy trì (chỉ trong trường hợp bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính): Nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh có thể tái phát và kéo dài khoảng 2 năm. Khi ngừng điều trị, việc theo dõi thường xuyên được thực hiện trong vài năm, bao gồm khám sức khỏe và xét nghiệm.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp dự phòng và dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em đừng ngại hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi.
Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị