Ung thư máu có di truyền không?
Ung thư đang là căn bệnh có số người mắc ngày càng tăng nhưng chưa có cách điều trị triệt để. Một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm hiện nay đó là căn bệnh ung thư máu, nó được gặp ở cả người trưởng thành lẫn cả ở trẻ em dù có độ tuổi rất nhỏ. Chính vì vậy nhiều người lo lắng và có câu hỏi rằng bệnh ung thư máu có di truyền không? Câu trả lời về vấn đề này sẽ có trong bài viết dưới đây của GenK STF.
Nội dung bài viết
1. Ung thư máu là gì?
Khi bị ung thư máu thì các tế bào bạch cầu phát triển và sản sinh với số lượng cực nhiều ở tủy xương lấn át các loại tế bào khác ở trong máu và tủy xương. Sau đó để duy trì sự hoạt động các tế bào bạch cầu này sẽ ăn các tế bào hồng cầu làm cho người bệnh suy kiệt thể chất và sức khỏe.
Theo các nghiên cứu về ung thư thì bệnh ung thư máu có 3 loại chính, đó là:
- Ung thư bạch cầu (bệnh bạch cầu)
- Ung thư các hạch bạch lympho huyết
- Khối u trong tủy sống
Dù cho các loại ung thư máu khác nhau thì sẽ có những triệu chứng đặc thù khác nhau. Nhưng các loại ung thư máu đều có những dấu hiệu sau:
- Trên da xuất hiện vết bầm tím
- Mệt mỏi cơ thể dù nghỉ ngơi ăn uống đủ
- Đau xương khớp trong cơ thể
- Các hạch trong cơ thể
- Dễ ốm, dễ nhiễm trùng và lâu khỏi
- Sụt cân nhanh chóng và đột ngột
- Chảy máu cam và dễ chảy máu, khó cầm máu
2. Ung thư máu có di truyền không?
Bệnh ung thư máu là loại bệnh có thể di truyền, nhất là nếu trong trường hợp hai người sinh đôi mà 1 trong 2 người bị ung thư máu. Nhưng tỷ lệ ung thư máu do di truyền không cao, chỉ khoảng 5% số bệnh nhân ung thư máu là do nguyên nhân này.
Các nhân tố di truyền của cơ thể như ADN hay ARN có trách nhiệm mang các thông tin di truyền riêng biệt của riêng mỗi người như màu da, màu tóc… nó còn quy định sự phân chia và phát triển tế bào trong cơ thể theo lập trình có sẵn. Trong một số trường hợp thì các bệnh nhân ung thư máu là do đột biến các ADN quy định sự phát triển của các tế bào bạch cầu trong tủy xương. Một số gen khi đột biến gây ra bệnh ung thư máu là:
Gen CEBPA: Đột biến ở gen này khiến lượng bạch cầu và hồng cầu có trong máu thấp làm tăng khả năng cơ thể mắc các bệnh nhiễm trùng và suy nhược cơ thể.
Gen DDX41: Đột biến ở gen này khiến cơ thể không kiểm soát được số lượng bạch cầu được sinh ra, người bị đột biến ở gen này có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (AML)
Gen RUNX1: Đột biến gen này làm cho cơ thể không sản xuất được đủ số lượng tiểu cầu cần thiết cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu, người bệnh khó đông máu khi bị vết một vết thương hở. Gen này nếu bị đột biến thì người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Bên cạnh các đột biến gen trên thì các rối loạn trong di truyền cũng là các tác nhân gây ra ung thư máu là:
- Bệnh down
- Bệnh Li-Fraumeni
- Bệnh Klinefelter
- Hội chứng thoái hóa tự phát Bloom
- Bệnh thiếu máu Fanconi
- Bệnh Neurofibromatosis (u sợi thần kinh)
Những bệnh trên là những bệnh có nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh ung thư máu chứ không phải chắc chắn sẽ mắc bệnh ung thư máu. Do đó nếu bạn bị những bệnh trên thì chưa chắc bạn sẽ bị ung thư máu.
3. Ung thư máu có lây theo các đường tiếp xúc không?
Ung thư máu là căn bệnh quái ác, chắc chắn gây tử vong nếu không chữa trị. Vì vậy ngoài câu hỏi trên thì còn có một câu hỏi nữa được nhiều người cùng thắc mắc là bệnh ung thư máu có lây không? Để trả lời câu hỏi này thì tất cả các chuyên gia và bác sĩ đều có thể khẳng định ngay là không thể lây lan từ người sang người. Bởi vì nó là các đột biến trong gen gây ra chứ không phải là ung thư do virus, vi khuẩn gây ra. Vì vậy mà nó chỉ phát triển ở trong người bệnh không có khả năng lây truyền. Vì vậy mọi người có thể an tâm tiếp xúc với người bệnh ung thư máu ngay cả tiếp xúc gần gũi mà không bị làm sao cả.
4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư máu
Khoa học hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân thực sự gây ra bệnh này. Chỉ có các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh cao ở người. Dưới đây là một số yếu tố thường gặp:
4.1. Hút thuốc lá
Thuốc lá là yếu tố gây nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư cho cơ thể sinh vật. Trong một điếu thuốc lá chứa lượng lớn nicotine và hơn 40 loại chất gây ung thư khác nhau. Hút càng nhiều thuốc lá và thời gian hút kéo dài thì càng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư.
4.2. Tia phóng xạ hoặc các tia mang năng lượng cao
Các tia này luôn luôn có trong các chất phóng xạ, máy X quang hoặc trong phòng thí nghiệm. Hoặc những người làm việc ở các nhà máy lắp ráp linh kiện hoặc nhà máy hạt nhân. Khi cơ thể tiếp xúc với các tia này sẽ bị bắn phá ở mức độ nguyên tử. Các ADN hoặc ARN sẽ bị biến đổi nếu bị phải chịu một lượng bức xạ vượt quá số mà cơ thể chịu được. Từ đó gây biến đổi gen và có nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
4.3. Nhiễm hóa chất
Các chất hóa học cũng có tác dụng gây biến đổi tế bào ở cấp độ di truyền nếu vào cơ thể. Nhất là các chất có vòng benzen hoặc formaldehyde thì nguy cơ bẹn bị ung thư máu sẽ cao.
4.4. Từng điều trị ung thư
Các phương pháp điều trị ung thư là dùng hóa chất hoặc phóng xạ để điều trị ung thư cũng có nguy cơ khiến bạn bị mắc ung thư máu. Nhưng việc này rất hãn hữu xảy ra.
4.5. Tuổi tác
Tuổi càng cao thì nguy cơ bị ung thư máu càng cao. Dù cho bệnh trải dài từ trẻ nhỏ đến người lớn. Người càng cao tuổi thì nguy cơ bị bạch cầu cấp tính tế bào tủy xương (AML) và bạch cầu mãn tính tế bào Lympho sẽ tăng theo.
4.6. Giới tính
Giới tính cũng là một yếu tố ở bệnh ung thư máu. So sánh số bệnh nhân nam và nữ bị mắc ung thư máu thì nam giới mắc nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ 1/16 nam giới và 1/22 phụ nữ.
4.7. Chủng tộc
Khi nghiên cứu về người bị ung thư máu thì các nhà khoa học đã phát hiện người gốc Âu bị ung thư máu nhiều hơn các nhóm người còn lại.
5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư máu
Nguyên nhân gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu có những yếu tố bất khả kháng và những yếu tố có thể tránh được. Để giảm nguy cơ bị bệnh ung thư máu có thể loại bỏ các yếu tố phòng tránh được như sau:
- Không hút thuốc lá hoặc đang hút thuốc thì bỏ thuốc
- Không tiếp xúc với các chất độc hóa học có nguy cơ gây đột biến gen hoặc tiếp xúc phải có đồ bảo hộ
- Không tiếp xúc với tia phóng xạ hoặc các bức xạ mang năng lượng mạnh nếu phải tiếp xúc cần mang đồ bảo hộ chặn được các tia này
- Có cuộc sống khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên để có hệ miễn dịch chắc chắn
- Nếu có nghi ngờ về di truyền trong gia đình thì nên theo dõi và tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ.
Với những giải đáp về câu hỏi ung thư máu có di truyền không và các thông tin thêm về bệnh. Nếu thấy mình có nguy cơ hay triệu chứng của bệnh cần đi khám bác sĩ sớm để có có biện pháp tốt nhất cho cơ thể.