Viêm loét dạ dày có nên ăn chuối? Cần lưu ý những gì?
Những người bị bệnh liên quan đến dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung bị bệnh hay suy yếu thì vấn đề dinh dưỡng cần được quan tâm đặc biệt. Vì thế, viêm loét dạ dày có nên ăn chuối không là thắc mắc của rất nhiều người. Và để tìm lời giải đáp cho vấn đề này, mời các bạn theo dõi những chia sẻ dưới đây.
1. Viêm loét dạ dày có nên ăn chuối không?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên ăn chuối khi bị viêm loét dạ dày hay không thì câu trả lời là CÓ. Bởi chuối chín là loại trái cây tốt cho sức khỏe, đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa và mang đến rất nhiều lợi ích sau đây:
- Cung cấp năng lượng và các chất cần thiết: Chuối chín rất mềm, vị ngọt thơm nên rất dễ ăn. Trong khi đó, hàm lượng dinh dưỡng và các chất cần thiết trong chuối lại khá dồi dào nên sẽ giúp cung cấp năng lượng cho người bị đau dạ dày.
- Chuối chín có hàm lượng chất xơ cao, tương đương khoảng 3g chất xơ/1 quả. Lượng chất xơ này có tên là pectin có lợi cho hệ tiêu hóa, ngừa táo bón, tốt cho đường ruột… Vì thế, ăn chuối rất dễ tiêu nên giúp giảm gánh nặng cho hoạt động của dạ dày, hạn chế cơn đau khá tốt.
- Hàm lượng chất chống oxy hóa trong chuối là delphinidin rất dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa các khối u hình thành, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Kali trong chuối sẽ giúp việc tiêu hóa thuận lợi hơn. Đồng thời, kích thích sản sinh chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, giảm cơn đau và giúp phục hồi các vết loét do dạ dày gây ra.
- Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sử dụng chuối đúng cách còn giúp niêm mạc dạ dày được tăng cường sản sinh. Vì thế, thành dạ dày sẽ được bảo vệ tốt hơn, giúp giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Chuối còn chứa sắt và nhiều dưỡng chất khác, giúp khắc phục tình trạng thiếu máu ở người bị viêm loét dạ dày.
2. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn chuối đúng cách
Như vậy, từ những lợi ích kể trên, người bị viêm loét dạ dày có nên ăn chuối là một câu khẳng định. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng chuối, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ nên ăn chuối chín kỹ: Chuối mặc dù tốt cho người bị dạ dày nhưng đó là khi chúng ta ăn chuối đã chín kỹ và chín hoàn toàn. Do đó, tuyệt đối không nên ăn chuối xanh hay chuối chưa chín hẳn nếu không nhựa và vị chát của chuối sẽ càng làm niêm mạc dạ dày bị kích thích. Như vậy, sẽ khiến cơn đau trầm trọng hơn, bụng cồn cào, khó chịu và dễ dẫn đến đầy hơi do lượng tinh bột lớn trong chuối xanh gấp 12 lần s với chuối chín nên gây khó tiêu.
- Những loại chuối nên ăn: Trong đời sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp rất nhiều loại chuối khác nhau và mỗi loại có một hương vị riêng. Tuy nhiên, với người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không nên ăn chuối tiêu. Bởi chuối tiêu sẽ khiến dạ dày bị kích thích và dịch vị, axit trong dạ dày sẽ tiết nhiều hơn. Từ đó, gây ra tình trạng trào ngược, vùng ức bị nóng rát và làm cho các triệu chứng của viêm loét dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoại trừ chuối tiêu thì các loại chuối chín kỹ khác, người bệnh dạ dày đều có thể ăn được như chuối tây, chuối cau, chuối ngự…
- Thời điểm tốt để ăn chuối: Ăn chuối đúng cách sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, mang lại lợi ích cho sức khỏe và bảo vệ dạ dày. Vì thế, dù đang khỏe mạnh hay bị viêm loét dạ dày thì cũng không nên ăn chuối khi bụng đói. Tốt nhất nên thưởng thức chuối sau bữa ăn từ khoảng 20 – 30 phút như một món tráng miệng để không gây ảnh hưởng đến dạ dày. Ngoài ra, chuối có chứa serotonin dễ gây mất tập trung, buồn ngủ. Vì thế, để tránh ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày thì các bạn không nên ăn chuối vào buổi sáng. Thay vào đó, nên ăn sau bữa trưa và bữa tối là hợp lý nhất.
- Lượng chuối nên ăn: Chuối mặc dù tốt cho sức khỏe và dạ dày nhưng thực phẩm nào ăn quá nhiều cũng không tốt. Do đó, chúng ta chỉ nên ăn mỗi ngày từ 1 – 2 quả chuối là đủ. Bởi nếu ăn quá nhiều sẽ gây hiện tượng khó tiêu, thậm chí không tốt cho sức khỏe và cơ thể vì lượng đường trong chuối chín bị lên men. Vì thế, sẽ gia tăng tình trạng ợ hơi, đầy bụng… nên không tốt cho người bị viêm loét dạ dày.
- Nên ăn chuối sau khi uống thuốc: Nếu đang uống thuốc Tây hay bất cứ loại thuốc nào khác thì bạn nên ăn chuối sau khi đã uống thuốc khoảng 30 phút. Mục đích là để tránh những phản ứng phụ của chuối và thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của từng loại. Đồng thời, có thể gây hại cho sức khỏe cung như dạ dày.
Khi bị viêm loét dạ dày thì chức năng của dạ dày bị suy giảm. Do đó, các món ăn nên chế biến ở dạng mềm, dễ tiêu. Bởi thế, việc ăn chuối cũng cần biết cách thưởng thức để phát huy hiệu quả cao nhất. Vì vậy, các bạn có thể áp dụng một số cách sau để không nhàm chán khi ăn chuối:
- Ăn chuối chín trực tiếp: Với cách này, bạn chỉ cần lột bỏ vỏ và thưởng thức chuối chín. Đặc biệt, phần mặt trong của vỏ chuối, các bạn có thể dùng để xoa lên vùng da cũng sẽ giúp làn da mịn màng, ngừa mụn hiệu quả.
- Làm sinh tố chuối: Bạn chỉ cần lột bỏ vỏ chuối, cắt thành từng miếng nhỏ rồi đem xay thật nhuyễn bằng máy xay. Tiếp đến, thêm chút mật ong và sữa tươi vào xay cùng để được hỗn hợp mịn, sánh. Rót sinh tố ra cốc và thưởng thức. Với món sinh tố chuối có thêm mật ong sẽ càng tốt cho người bị viêm loét dạ dày trong việc làm lành vết thương.
Trên đây là 2 cách cơ bản để ăn chuối tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến chuối thành bánh chuối hấp hay làm chè chuối… để tăng khẩu vị và ngon miệng hơn.
Viêm loét dạ dày có nên ăn chuối? Cần lưu ý những gì? Những vấn đề này đã được giải đáp trên đây. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.