Tại sao viêm loét dạ dày gây khó thở? Điều trị ra sao?

Viêm loét dạ dày gây khó thở nguyên nhân do đâu? Tình trạng này có nguy hiểm không và điều trị ra sao? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Để tìm lời giải đáp cho từng câu hỏi này, mời các bạn theo dõi nội dung dưới đây.

1. Viêm loét dạ dày gây khó thở là do đâu?

Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm và loét ở niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng điển hình của bệnh là sau khi ăn no hoặc sử dụng đồ uống có cồn sẽ gây đau thượng vị. Ngoài ra, người bệnh còn hay buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng và đầy hơi.

viem-loet-da-day-gay-kho-tho-1
Viêm loét dạ dày gây khó thở khi bệnh đã chuyển sang mãn tính

Với những trường hợp viêm loét dạ dày lâu dài mà không điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh ngoài các triệu chứng kể trên còn hay gặp tình trạng khó thở, nghẹn khi nuốt. Lý giải cho vấn đề này là vì lượng thức ăn trong dạ dày bị tồn đọng lại chứ không được tiêu hóa hoàn toàn. Sau một thời gian, lượng thức ăn này lên men, tạo khí và gây hiện tượng trào ngược thực quản. Lúc này, áp lực lên khí quản là rất lớn và gây ra tình trạng khó thở.

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ khó thở do viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày gây khó thở ngoài lý do chính là lượng thức ăn tồn đọng và lên men thì còn có nhiều yếu tố khác gia tăng tình trạng này. Có thể kể đến như:

  • Người bệnh lạm dụng rượu bia và sử dụng với tần suất thường xuyên khiến tình trạng viêm dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Người bị viêm dạ dày nhưng lại ít vận động, cộng thêm cơ thể thừa cân, béo phì.
  • Người bệnh thường xuyên dụng nạp các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều gia vị như đường, muối, đồ cay nóng…
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Tình trạng thức khuya kéo dài, không đảm bảo giấc ngủ.
viem-loet-da-day-gay-kho-tho-2
Thức khuya làm gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
  • Cơ thể bị stress, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài.
  • Cơ thể bị rối loạn, mất cân bằng nội tiết.

3. Viêm loét dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Khó thở do viêm loét dạ dày xảy ra khi tình trạng bệnh đã bước vào giai đoạn mãn tính, tức bệnh đã nghiêm trọng. Việc điều trị lúc này cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi nếu chữa trị muộn dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, xuất huyết dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…

Bên cạnh đó, các cơn khó thở và triệu chứng của bệnh còn làm cho công việc, sinh hoạt bị ảnh hưởng. Những người có vấn đề về đường hô hấp sẽ dễ bị kích thích và chuyển thành những triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Có thể kể đến như hen suyễn, viêm thanh quản, viêm phế quản….

4. Điều trị khó thở do viêm loét dạ dày như thế nào?

Ở giai đoạn này, bệnh đã chuyển thành mãn tính nên các phương pháp dân gian sẽ không mang lại hiệu quả. Các phương pháp điều trị phổ biến cho viêm dạ dày lúc này thường được chỉ định bao gồm:

4.1. Sử dụng thuốc

Viêm loét dạ dày mãn tính sử dụng thuốc điều trị là giải pháp chính lúc này. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ tổn thương của bệnh, độ tuổi,… để chỉ định loại thuốc phù hợp. Cụ thể như sau:

– Thuốc giảm đau chống co thắt

Một số loại thuốc thường dùng là Alverin, Drotaverine. Thuốc có tác dụng giảm những cơn đau co thắt do viêm loét dạ dày. 

– Nhóm Antacid

Phổ biến nhất là Aluminium Phosphate hoặc Dimethicone. Thuốc có tác dụng chống loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa chảy máu. 

Nhóm thuốc Antacid chỉ được chỉ định khi các triệu chứng của bệnh phát sinh như buồn nôn, ói mửa, ợ chua, giảm đau thượng vị…

– Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Những loại thuốc thường sử dụng là Esomeprazole, Omeprazol, Lansoprazol,… Tác dụng của thuốc làm lượng acid dạ dày giảm tiết ra. Khi lượng acid không tiết quá nhiều sẽ giúp niêm mạc dạ dày hạn chế tình trạng viêm loét lan rộng.

– Thuốc kháng histamine H2

Thuốc kháng H2 có tác dụng giảm lượng acid dạ dày. Nhờ đó, hạn chế niêm mạc dạ dày bị viêm loét và tránh gây kích thích cho dạ dày. Loại thuốc này ít gây tác dụng phụ nên thường được thay thế cho thuốc ức chế bơm proton trong những trường hợp cần thiết.

– Men tiêu hóa

Một số loại men tiêu hóa phổ biến sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày như Biolac, Probio, Normagut, Enterogermina,… Những loại men này có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày tốt hơn, hạn chế tình trạng tồn đọng thức ăn. Điều này sẽ giảm hiện tượng viêm loét dạ dày gây khó thở.

– Kháng sinh

Khi viêm loét dạ dày có xuất hiện của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt chúng. Một số thuốc kháng sinh thường dùng là Clarithromycin, Levofloxacin, Amoxicillin…

viem-loet-da-day-gay-kho-tho-3
Sử dụng thuốc Tây là giải pháp chính điều trị viêm loét dạ dày mãn tính

– Thuốc chống nôn

Những bệnh nhân sau khi ăn hay bị nôn mửa, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống nôn. Phổ biến nhất là thuốc Domperidon và Metoclopramid.

Lưu ý: Thuốc Tây mặc dù điều trị bệnh cho hiệu quả nhanh nhưng tác dụng phụ cũng không hề ít. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng và liệu trình.

4.2. Can thiệp ngoại khoa

Khi viêm loét dạ dày đã xuất hiện biến chứng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị… thì cần can thiệp ngoại khoa.

Với những trường hợp chảy máu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi rồi đốt laser, đốt điện hoặc tiêm xơ. Còn phẫu thuật sẽ chỉ định đối với những người bị hẹp môn vị, thủng dạ dày.

4.3. Chăm sóc tại nhà

Để giảm triệu chứng viêm loét dạ dày gây khó thở, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số biện pháp chăm sóc tại nhà cho người bệnh. Có thể kể đến như:

  • Uống nhiều nước để giảm đau thượng vị, giảm buồn nôn và trung hòa dịch vị.
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính như trước đấy. Với lượng thức ăn nhỏ sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt và tránh tình trạng dịch vị axit tiết ra quá nhiều.
  • Nên hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị. Thay vào đó là các món ăn chế biến ở dạng luộc, hấp, nấu canh, cháo, súp để giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • Nên tích cực sử dụng các thực phẩm dễ tiêu nhưng giàu dinh dưỡng như cá hồi, rau xanh, bơ, trứng…
  • Có kế hoạch công việc khoa học để giúp tâm lý thoải mái, ổn định.
  • Tập thể dục đều đặn và thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Tránh rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích.
  • Duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc và không thức khuya.

Viêm loét dạ dày gây khó thở là bệnh đã chuyển biến nặng nên cần thăm khám và điều trị sớm. Nên tuân thủ theo đúng pháp đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả cao, sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.

Thông tin liên hệ