Những lưu ý về điều trị viêm loét dạ dày bạn nên biết
Hiện nay, viêm loét dạ dày đang là căn bệnh phổ biến của rất nhiều người, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể ngờ đến. Trong bài viết này, GenK STF sẽ đề cập đến một số lưu ý trong điều trị viêm loét dạ dày mà bạn nên biết.
Nội dung bài viết
1. Dấu hiệu viêm loét dạ dày
Trong cơ thể người, dạ dày là một bộ phận trong hệ tiêu hóa có chức năng rất quan trọng trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi bị viêm loét dạ dày, dấu hiệu nhận biết bệnh khá rõ ràng. Nếu mắc phải một trong số các biểu hiện sau thì bạn nên chú ý tới sức khỏe bản thân hơn:
1.1. Xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị
Nếu bạn xuất hiện cơn đau tại vị trí vùng thượng vị phía trên rốn chính là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh. Chúng thường tái phát vào lúc bạn quá đói hoặc quá no. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đau thượng vị vào rạng sáng.
Có thể những cơn đau không chỉ nằm ở vùng bụng mà còn lan dần ra cả sau lưng. Người bị viêm loét dạ dày sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ, tức bụng hoặc đau quặn lại thành từng cơn. Thời gian đau kéo dài từ vài phút đến vài tiếng đồng hồ.
1.2. Khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn và nôn
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ khiến hoạt động của cơ quan tiêu hóa bị chậm lại. Thức ăn chậm chuyển hóa thành dưỡng chất, hoặc không thể thải ra được như người khỏe mạnh. Nếu có những dấu hiệu này người bệnh sẽ cảm thấy bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng hoặc có thể buồn nôn và nôn.
1.3. Nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi
Khi ợ hơi, ợ chua nhiều có nghĩa là bệnh viêm loét dạ dày đã bắt đầu hình thành, đây là một dấu hiệu dễ nhận biết bệnh vì phần lớn những người mắc bệnh đều gặp phải.
Ngoài 3 dấu hiệu kể trên, viêm loét dạ dày còn một số dấu hiệu dễ nhận biết như: mất ngủ, đường tiêu hóa bị rối loạn…
2. Các lưu ý về điều trị viêm loét dạ dày bạn nên biết
Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh nếu phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Sau đây là các cách điều trị viêm loét dạ dày bạn có thể tham khảo:
2.1. Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc
Bác sĩ khuyến cáo rằng, các bạn không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày nào nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên các kết quả siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê đơn thuốc cho bạn. Có một số loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày được sử dụng phổ biến là:
- Các loại thuốc kháng acid nhằm giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày.
- Các loại thuốc ức chế bơm proton nhằm giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCl.
- Các loại thuốc giảm tiết acid.
- Các loại thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh vết loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày.
- Các loại thuốc diệt khuẩn HP.
2.2. Điều trị viêm loét dạ dày kết hợp các thực phẩm
Một số thực phẩm có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày là:
- Củ nghệ vàng: Kết hợp tinh bột nghệ với mật ong sẽ giúp chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị, chống viêm…
- Nghệ đen: Sử dụng một lương nghệ đen hòa với nước ấm sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngăn tiết dịch vị…
- Nha đam: Nước ép nha đam giúp giảm đầy hơi, khó tiêu, giúp nhuận tràng, chống trào ngược…
Ngoài ra, có nhiều bài thuốc nam được truyền miệng giúp điều trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, chúng hầu hết đều không rõ nguồn gốc. Bởi vậy, chúng ta cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2.3. Điều trị viêm loét dạ dày qua việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý
Việc thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt là cách hữu hiệu giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn:
- Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
- Không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia…
- Không nên thức khuya, cần phải ngủ đúng giờ, đủ giấc
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
- Ăn đúng bữa, ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và không sử dụng thức ăn cay nóng.
- Vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe của bản thân.
2.4. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Viêm loét dạ dày sẽ có những chuyển biến khác nhau, tùy theo chế độ sinh hoạt cũng như cơ địa từng bệnh nhân. Vì vậy, sau khi đã uống hết thuốc kê đơn, để kiểm soát được tình trạng bệnh và xác định đúng phương pháp điều trị, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng lịch tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.
Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khoảng 2 – 4 tuần. Họ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám để xem kết quả của việc sử dụng đơn thuốc đó ra sao. Có một lưu ý là bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, hay hủy lịch khám kể cả khi bệnh đã thuyên giảm và không còn triệu chứng. Đặc biệt, bệnh nhân không được sử dụng lại đơn thuốc, hoặc sử dụng đơn thuốc viêm loét dạ dày của người khác.
Dù tình trạng bệnh đã ổn định, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ. Theo dõi sức khỏe thường xuyên sẽ ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tái phát bệnh. Để phòng tránh bệnh, ngay từ hôm nay bạn nên thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt. Đồng thời, hãy tăng cường rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Những hoạt động này rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa.