4 phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung tốt nhất hiện nay
Ung thư cổ tử cung hiện không phải là một căn bệnh hiếm gặp ở phụ nữ. Bất kỳ nữ giới nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Do đó, việc thường xuyên tầm soát ung thư cổ tử cung khi đang trong độ tuổi dễ mắc bệnh là rất cần thiết. Vậy có những biện pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung nào đang được áp dụng? Cùng GenK STF tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết sau!
Xem thêm:
- Chế độ ăn của người phụ nữ ung thư tử cung
- 6 nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất
- [Góc Giải Đáp] Siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không?
Nội dung bài viết
1. Tầm quan trọng của xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo các thống kê y tế thì tại Việt nam, cứ trong 20 bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung thì có đến 11 trường hợp bị tử vong. Đây là một căn bệnh ung thư khá phổ biến ở nữ giới với tỉ lệ tử vong đứng thứ hai.
Căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể được khống chế, kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân nếu như được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Do vậy, việc thường xuyên xét nghiệm ung thư cổ tử cung để tầm soát và phát hiện bệnh sớm là điều cần thiết.
Ngay cả khi chưa có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào thì bệnh ung thư cổ tử cung cũng có thể đã xuất hiện và đang âm thầm phát triển. Các xét nghiệm chuyên môn sẽ giúp nhận diện sự tồn tại của các tế bào mầm bệnh ở giai đoạn sớm. Từ đó, các biện pháp theo dõi cũng như điều trị sẽ có hiệu quả hơn.
2. 4 biện pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiện đại
Hiện nay, khoa học đang áp dụng các biện pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung như sau:
2.1. Phương pháp Pap Smear
Phương pháp Pap Smear còn được gọi tắt với là xét nghiệm Pap. Đây là một dạng xét nghiệm tế bào học. Nó giúp cho các chuyên gia nhận diện được các biến đổi của những tế bào cổ tử cung trong vấn đề cấu trúc và các hoạt động do nguyên nhân virus HPV.
Các bước tiến hành xét nghiệm ung thư cổ tử cung Pap gồm:
- Bước 1: Người bệnh dang rộng hai chân và để vào giá đỡ. Bác sĩ sẽ khám vùng kín bằng một số dụng cụ y tế chuyên dụng, ví dụ như Mỏ vịt.
- Bước 2: Một vài mẫu tế bào nhỏ sẽ được lấy ra từ cổ tử cung của người bệnh.
- Bước 3: Các mẫu tế bào này sẽ được đưa lên lăng kính và đưa đi thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng của tế bào.
Ưu điểm của biện pháp Pap là:
- Chi phí cho tiến hành xét nghiệm thường không cao.
- Quy trình đơn giản, không tốn nhiều thời gian.
Tuy nhiên, Pap cũng có một số các nhược điểm nhất định:
- Người bệnh cần thường xuyên đi kiểm tra lại.
- Tính khách quan của việc xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào trình độ của người đọc kết quả.
- Độ nhạy thấp do vẫn tồn tại khả năng bỏ sót tế bào bị bệnh khi lấy mẫu xét nghiệm.
2.2. Phương pháp Thinprep
Phương pháp Thinprep chính là một dạng của phương pháp Pap Smear nhưng được cải tiến hơn. Nó sử dụng máy Thinprep trong quá trình phân tích và xử lý dữ liệu, giúp đưa ra kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
Các bước tiến hành xét nghiệm Thinprep gồm:
- Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn khám chuyên dụng để chuyên gia đưa dụng cụ vào và lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung.
- Bước 2: Mẫu bệnh phẩm được đưa vào lọ Thinprep và mang đến phòng thí nghiệm. Sau đó, sẽ được tiến hành kiểm tra cấu trúc và hoạt động để xác định bệnh trạng.
Ưu điểm của Thinprep: Biện pháp này có tỉ lệ bỏ sót tế bào mẫu không bình thường khá thấp. Do vậy, hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung cũng đạt được cao hơn.
Nhược điểm của Thinprep: Xét nghiệm ung thư cổ tử cung Thinprep cần đến hệ thống trang thiết bị và công nghệ tiên tiến hơn so với Pap. Do vậy, phương pháp này chỉ thường được sử dụng ở những bệnh viện lớn.
2.3. Phương pháp Cobas Test
Phương pháp Cobas Test là một dạng xét nghiệm HPV ADN hiện đại. Với biện pháp này, từ một mẫu bệnh phẩm duy nhất cũng có thể chỉ ra được 2 loại HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18.
Các bước tiến hành Cobas Test gồm:
- Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn khám chuyên dụng để chuyên gia đưa mỏ vịt vào vùng kín và kiểm tra.
- Bước 2: Chuyên gia sẽ lấy một mẫu tế bào ở cổ tử cung của người thực hiện xét nghiệm.
- Bước 3: Hệ thống Cobas 4800 của Roche sẽ tiến hành phân tích mẫu tế bào bệnh phẩm thu được. Quy trình thực hiện này hoàn toàn tự động và sau 7 đến 10 ngày sẽ cho kết quả chính xác.
Ưu điểm của Cobas Test:
- Tính chính xác của xét nghiệm Cobas Test là khá cao, lên đến 92%.
- Hệ thống phân tích làm việc tự động, hạn chế tối đa những yếu tố lỗi từ phía con người.
- Xác định được cả nguy cơ dẫn đến tiền ung thư cổ tử cung.
Nhược điểm của Cobas Test:
- Thời gian chờ kết quả khá lâu, kéo dài từ 7 ngày tới 10 ngày.
- Cần có hệ thống trang thiết bị hiện đại, tân tiến.
2.4. Phương pháp HPV ADN
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng phương pháp HPV ADN là một trong những biện pháp mới trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Đó là việc sử dụng hệ thống máy tách chiết tự động để tách chiết các DNA trong mẫu bệnh phẩm tế bào cổ tử cung của người thực hiện xét nghiệm. Sau đó, áp dụng công nghệ giải trình mới trong quá trình phân tích tế bào.
Tính hiệu quả về mặt lâm sàng của biện pháp xét nghiệm ADN được đánh giá khá cao. Nhiều nước trên thế giới đã đưa biện pháp này vào chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung quốc gia. Ví dụ như Mỹ, Hà Lan, Úc, Thụy Điển…
Ưu điểm của HPV ADN:
- Độ nhạy cao.
- Quy trình đơn giản.
- Thời gian chờ đợi kết quả ngắn.
- Tính khách quan cao, xác định được lượng lớn các dạng HPV nguy cơ cao.
Nhược điểm của HPV ADN
- Phương pháp này chỉ giúp xác định được sự có mặt của virut HPV mà không đưa ra được chẩn đoán người bệnh có bị ung thư cổ tử cung không.
- Cần tiến hành kết hợp với Pap để việc tầm soát đạt hiệu quả tối ưu.
3. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Khi tiến hành bất cứ biện pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung nào, người bệnh nên:
- Làm xét nghiệm sau khi đã hết kỳ kinh ít nhất 5 ngày để tăng độ chính xác.
- Trong ít nhất 2 hoặc 3 ngày trước khi xét nghiệm, tránh sử dụng bất cứ loại kem thoa âm đạo hay tăm bông nào.
- Không thực hiện thụt rửa âm đạo bằng nước hoặc bằng các dung dịch vệ sinh ít nhất 2 hoặc 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
- Không thực hiện quan hệ tình dục trong vòng 2 ngày trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Không tiến hành xét nghiệm nếu đang sử dụng một số loại thuốc đặt, thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
- Giữ vững tâm lý nếu như lần xét nghiệm đầu tiên cho kết quả dương tính và tiến hành thêm một vài xét nghiệm khác sâu hơn. Lý do là có thể biện pháp xét nghiệm vừa áp dụng chưa thực sự chuẩn, kết quả chỉ là dương tính giả.
Trên đây là một số những xét nghiệm ung thư cổ tử cung hiện đại mà y học đang sử dụng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc tầm soát ung thư cổ tử cung bằng những xét nghiệm tiên tiến hiện nay.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị