Xét nghiệm ung thư vòm họng – Những thông tin cần biết!

Xét nghiệm ung thư vòm họng là một việc làm vô cùng thiết yếu. Vì bệnh có những biểu hiện khiến ta dễ nhầm lẫn với chứng cảm cúm thông thường và có tỷ lệ tử vong cao ở nước ta. Vậy ta cần phải làm những gì để chữa trị kịp thời?

1. Ung thư vòm họng 

Ung thư vòm họng dễ phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó nó là loại ung thư chiếm tỷ lệ người mắc cao. Theo ước tính tại Việt Nam, khoảng tuổi dễ mắc phải ung thư vòm họng nhất thường rơi vào từ 30 đến 50 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Không những thế, nó còn đứng thứ 4 trong số các loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta, chiếm 10 – 12%.

Ung thư vòm họng khá thường gặp

Người mắc bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi kích thước khối u đã phát triển lớn, di căn đến môi, miệng và phá hủy các hạch bạch huyết. Bởi vì nó không có dấu hiệu đặc trưng khi ở thời gian đầu nên người mắc thường chủ quan và nhầm sang bệnh lý khác. 

Nếu bệnh được phát hiện từ sớm ngay khi chưa có triệu chứng gì, quá trình điều trị sẽ diễn ra thuận lợi hơn và mang lại kết quả tốt.

2. Thời điểm cần xét nghiệm ung thư vòm họng

Chính vì có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các loại bệnh thông thường nên nhiều người chủ quan không nghĩ đến việc đi xét nghiệm ung thư vòm họng. Do đó, nếu mắc phải một hoặc một vài các dấu hiệu sau chúng ta nên tiến hành chẩn đoán và điều trị từ sớm:

  • Cổ họng thường xuyên đau rát, khó nuốt khi ăn uống.
  • Ho khan, ho dai dẳng kéo dài, thậm chí khạc ra máu.
  • Khó nghe, hay bị ù tai, cảm giác như có tiếng vọng trong tai, thính giác kém.
  • Thường xuyên đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau hốc mắt, tê bì mặt.
  • Ngạt một bên mũi, sau đó sang cả hai bên từng lúc và thậm chí kèm chảy máu mũi.
  • Cổ sưng, nổi hạch nhỏ ở cổ hoặc góc hàm nhưng không đau.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, cân nặng giảm sút đột ngột.

3. Đối tượng nên xét nghiệm ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bất kì ai cũng đều có thể mắc phải. Tuy nhiên những người thuộc các nhóm sau đây cần lưu ý và xét nghiệm ung thư vòm họng ngay khi có thể:

  • Người trưởng thành ở độ tuổi 30 – 50.
  • Người nhiễm virus Epstein Barr: AND của Epstein Barr tồn tại trong tế bào ung thư tại vòm họng.
  • Người mắc các bệnh về tai – mũi – họng lâu dài hoặc mãn tính.
  • Người tiếp xúc nhiều với khói bụi, các hóa chất công nghiệp,…
  • Người thường xuyên ăn các thức ăn lên men chua như đồ muối chua, cá muối, thịt hun khói, ăn trầu,…
  • Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
  • Người có người thân trong gia đình từng mắc ung thư vòm họng.
  • Người có các dấu hiệu như nghẹt mũi, ù tai, ho dai dẳng, nổi hạch.

4. Các phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng

Việc chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng cần được thực hiện 1 -2 lần/năm đối với những người bình thường. Dưới đây là các phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng phổ biến:

4.1. Nội soi thanh quản

Nội soi vòm họng sẽ được thực hiện bằng máy nội soi với phần ống mềm, trên đầu có gắn camera nhỏ để ghi lại trực tiếp hình ảnh tình trạng của vòm họng. Các ống được di chuyển qua mũi và cổ họng, nhờ đó bác sĩ nhìn thấy mọi tổn thương trong mũi và cổ họng nếu có. Đây là phương pháp xét nghiệm vô cùng phổ biến, mang lại cơ sở vững chắc để bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Hình ảnh quá trình nội soi thanh quản và vòm họng.

4.2. Chụp lại hình ảnh vòm họng

Phương pháp chụp quét giúp các bác sĩ xác định được mức độ xâm lấn của các khối u, cũng như chẩn đoán các giai đoạn của ung thư vòm họng. 

Phương pháp này có thể được thực hiện thông qua những cách thức như: Chụp X – quang, chụp quét cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp xạ hình cắt lớp bằng bức xạ positron (PET).

Phương pháp chụp X – quang vòm họng.

4.3. Sinh thiết tế bào

Chi khi bác sĩ nghi ngờ có di căn hạch cổ thì phương pháp này mới được thực hiện.

Sinh thiết vòm họng qua thiết bị nội soi sẽ cho kết quả chẩn đoán chính xác và hiệu quả. Vì khi ấy khối u được định vị và quan sát rõ nét. Bác sĩ có thể lấy đi một mảnh nhỏ mô khối u để phân tích giải phẫu tế bào, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác nhất có thể.

Sinh thiết tế bào giúp đem lại kết quả xét nghiệm vô cùng chuẩn xác.

4.4. Xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu người bệnh với mục đích thử các phản ứng huyết thanh IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị. Từ đó họ sẽ phân tích xác định kháng thể, đánh giá tiên lượng bệnh.

Phương pháp này dù thực hiện đơn giản, không gây ra đau đớn hay khó chịu đối với người bệnh, nhưng nó mang lại kết quả có độ chính xác không cao. Bởi nhiều trường hợp có người vì trong máu có những chất tương đồng với khối u mà cho ra kết quả dương tính giả.

Bác sĩ lấy máu bệnh nhân để xét nghiệm huyết thanh.

5. Những lưu ý cần biết trước khi đi xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm ung thư vòm họng dễ bị chi phối dẫn đến sai lệch kết quả bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy, chúng ta cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để mang đến kết quả chính xác nhất.

  • Làm theo mọi chỉ dẫn, lời khuyên của bác sĩ và các nhân viên y tế trước, trong và sau xét nghiệm.
  • Phải nhịn ăn sáng nếu đến xét nghiệm vào buổi sáng để việc xét nghiệm máu cho ra kết quả chính xác và tối ưu nhất.
  • Không được sử dụng rượu bia hay bất cứ đồ uống có cồn nào từ 4 – 6h trước khi đến xét nghiệm.
  • Và quan trọng nhất, cần phải đến các cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao để có một tâm lý thoải mái, tin tưởng khi đi xét nghiệm ung thư vòm họng.

Việc xét nghiệm ung thư vòm họng đòi hỏi cần phải có sự hiểu biết và chuẩn bị kỹ lưỡng. Bất kì sự chủ quan nào cũng là một mối đe dọa lớn đối với tình trạng sức khỏe của bản thân. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và kịp thời!

Thông tin liên hệ