Ung thư răng: Triệu chứng và 6 cách phòng ngừa hiệu quả
Tình trạng ung thư răng đang ngày càng phổ biến, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó, nên có những giải pháp để bảo vệ và nhận biết kịp thời. Bài viết sau đây của GenK STF sẽ giúp bạn tìm hiểu về triệu chứng và một số phương pháp phòng tránh bệnh ung thư răng hiệu quả.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Ung thư miệng là gì và những thông tin cần biết
- Dấu hiệu ung thư miệng dễ thấy và phương pháp điều trị hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Tổng quát về ung thư răng
Ung thư là nhóm bệnh không còn xa lạ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Trong đó, ung thư răng là bệnh phổ biến, khó phát hiện bởi những triệu chứng không rõ ràng, dẫn đến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Ung thư răng là tình trạng các tế bào sinh trưởng bất thường và phát triển ở vùng nướu răng. Bệnh phổ biến ở những đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia và nam giới từ 40 tuổi trở lên.
Đây được xem là căn bệnh nguy hiểm, nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp có thể đe dọa đến tính mạng. Theo những thống kê gần đây cho thấy, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn khối ung thư đã bắt đầu xâm lấn, di căn, khả năng sống 5 năm ở mức độ rất thấp.
Giai đoạn đầu của bệnh thường có triệu chứng giống với các tình trạng viêm nhiễm răng miệng thông thường khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, đây là bệnh nguy hiểm, không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
2. Triệu chứng của bệnh ung thư răng
Nên thăm khám bác sĩ có chuyên môn khi phát hiện những triệu chứng bất thường về răng miệng sau:
2.1. Khối u xuất hiện ở nướu răng
Khi tế bào ung thư bắt đầu phát triển nhanh chóng, mất kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện những khối u ở phần nướu răng. Thông thường, các khối u có màu sẫm và gây đau nhức dữ dội, cơn đau có thể xuất hiện từng đợt hoặc liên tục gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Trong một số trường hợp, những hiện tượng trên có thể là dấu hiệu của các khối u lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, cần gặp bác sĩ để kịp thời chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
2.2. Răng lung lay và yếu
Tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn đến cảm giác răng không còn khỏe mạnh hoặc bám vững chắc vào xương hàm. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trên kéo dài, không thuyên giảm cả khi sử dụng thuốc điều trị thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư răng.
2.3. Loét và đau ở đầu lưỡi
Tình trạng loét và đau ở đầu lưỡi là biểu hiện cho thấy tình trạng ung thư đang có chiều hướng chuyển biến xấu. Triệu chứng trên sẽ gây đau nhức, thậm chí dẫn đến khó khăn cho người bệnh khi nói chuyện hay ăn uống.
2.4. Nướu răng bị sưng
Nướu răng sưng và có mủ là hiện tượng thường gặp khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, nên thực hiện tầm soát ung thư nếu tình trạng trên phát triển kèm với các biểu hiện như: sưng to có mũ, màu sắc bất thường, hơi thở có mùi,… Bởi đây là những triệu chứng thường gặp ở người bệnh ung thư răng.
2.5. Một số triệu chứng khác
- Xuất hiện mảng trắng hoặc đỏ trên môi.
- Khàn giọng kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Tình trạng tê buốt, đau nhức kéo dài ở khoang miệng.
- Đau nhức liên tục ở tai.
- Chảy máu ở miệng.
3. Ðiều trị ung thư răng
Điều trị ung thư răng hiện tại có 3 biện pháp chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Với các ung thư răng đến sớm, việc điều trị có thể tiến hành bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tùy theo tiến triển của khối u mà áp dụng các mức độ điều trị phẫu thuật khác nhau như cắt bỏ khối u đơn thuần; cắt u và nạo vét hạch cổ; cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo.
Xạ trị được sử dụng phối hợp trước hoặc sau phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như khô miệng, sâu răng, loét, chảy máu khoang miệng, hoại tử xương hàm…
Hóa trị liệu có thể dùng phối hợp với xạ trị để làm tăng tác dụng của xạ trị. Việc điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc.
4. Phòng ngừa bệnh bằng những phương pháp nào?
Những thói quen tốt sẽ góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh lý nói chung và ung thư răng nói riêng. Để hạn chế nguy cơ đối diện với căn bệnh này, mỗi cá nhân cần thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh.
4.1. Vệ sinh sạch sẽ răng miệng
Có thể thực hiện một số phương pháp sau để góp phần hạn chế sự tấn công của vi khuẩn có hại và giữ cho răng miệng luôn được khỏe mạnh:
- Thực hiện đánh răng hai lần mỗi ngày.
- Thay bàn chải 3 tháng một lần.
- Làm sạch răng miệng bằng chỉ nha khoa.
- Giữ thói quen làm sạch răng miệng sau khi ăn.
4.2. Không hút thuốc
Thuốc lá không chỉ là kẻ thù của ung thư phổi mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về răng miệng. Một số lượng lớn bệnh nhân mắc ung thư răng hiện nay đều bắt nguồn từ thói quen sử dụng thuốc lá thường xuyên. Do đó, để ngăn ngừa ung thư ở răng và giữ sức khỏe cho cơ thể, nên hạn chế sử dụng và tiếp xúc gần với khói thuốc.
4.3. Hạn chế thức uống có cồn
Sử dụng thức uống có cồn mỗi ngày với nồng độ phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nếu uống liên tục với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, dạ dày hay ung thư răng,… Do đó, nên kiểm soát tình trạng sử dụng đồ uống có cồn để hạn chế những hậu quả đáng tiếc.
4.4. Thực hiện khám nha khoa định kỳ
Quá trình kiểm tra định kỳ sẽ góp phần kiểm soát sức khỏe, tư vấn và điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp với thể lực cơ thể, đặc biệt là sớm phát hiện và điều trị bệnh nếu có.
Do đó, để duy trì sức khỏe răng miệng nên thực hiện khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần. Thực hiện tầm soát ung thư đối với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
4.5. Sử dụng thực phẩm khoa học
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn đang ngày một nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tín mạng và sức khỏe của nhiều người. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng ung thư răng và bảo vệ bản thân, nên thực hiện chế độ sống khoa học, lựa chọn thực phẩm và phương pháp chế biến an toàn, lành mạnh, bảo đảm vệ sinh.
4.6. Tự kiểm tra răng miệng
Các chuyên gia khuyến cáo mỗi cá nhân nên tự thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi tháng một lần. Nếu quan sát thấy các hiện tượng bất thường, nên thực hiện thăm khám và chẩn đoán bệnh nếu có để sớm tiến hành điều trị, duy trì sức khỏe.
Bệnh tật là nỗi lo của mọi gia đình, do đó nên thực hiện những thói quen tốt để phòng tránh, hạn chế các tác nhân làm suy giảm sức khỏe. Ung thư răng có thể chữa khỏi và ngăn ngừa hiệu quả nếu mỗi cá nhân chủ động kiểm soát tình trạng sức khỏe. Đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện thăm khám nếu phát hiện dấu hiệu bất thường từ răng miệng, không nên chủ quan để tránh bệnh chuyển biến nặng, mất kiểm soát.
Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị