Ung thư miệng và những điều cần biết

Ung thư khoang miệng là bệnh ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm việng, sàn miệng. Cùng GenK STF tìm hiểu những thông tin về ung thư miệng qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư miệng là gì?

Ung thư miệng là bệnh lý ác tính từ khoang miệng
Ung thư miệng là bệnh lý ác tính từ khoang miệng

Ung thư miệng là loại ung thư vùng đầu cổ do sự gia tăng không kiểm soát của các tế bào trong khoang miệng. Ung thư miệng có thể gặp ở trên môi, lợi, lưỡi, bên trong lót của má, vòm miệng cứng hay mềm và sàn miệng.

Các loại ung thư miệng:

  • Ung thư niêm mạc miệng.
  • Ung thư sàn miệng.
  • Ung thư nướu.
  • Ung thư môi.
  • Ung thư vòm miệng.
  • Ung thư tuyến nước bọt.
  • Ung thư lưỡi.

2. Nguyên nhân gây ra ung thư miệng

Nguyên nhân chính xác gây ra ung thư miệng vẫn chưa được các bác sĩ xác định. Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu.

Các yếu tố nguy cơ ung thư miệng bao gồm:

  • Hút thuốc lá: sử dụng thường xuyên thuốc lá, xì gà, ống hay nhai.
  • Bia rượu cũng là yếu tố làm tổn thương niêm mạc miệng.
  • Nhiễm HPV: virus lây truyền qua đường sinh dục.
  • Mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.
  • Có tiền sử gia đình bị ung thư miệng hoặc ung thư khác.
  • Ung thư từ trước hoặc đã có sử dụng phương pháp điều trị phóng xạ ở khu vực đầu cổ.
  • Vệ sinh răng miệng kém chưa đúng cách.

3. Triệu chứng ung thư miệng

Có rất nhiều dấu hiệu, triệu chứng liên quan đến ung thư miệng, một số biểu hiện gồm có:

3.1. Đau đớn

Giai đoạn đầu của ung thư khoang miệng thường không gây đau hoặc chỉ có một vị trí nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào. Khi bệnh phát triển ở giai đoạn muộn hơn có thể xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh và có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

3.2. Thay đổi màu sắc da

Nếu có sự thay đổi màu sắc trong niêm mạc khoang miệng (màu nhợt hoặc màu đen lại) có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt, niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, ngoài ra còn xuất hiện hiện tượng niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ thì rất có thể là biến chứng của ung thư.

3.3. Loét miệng kéo dài

Thông thường, vết loét miệng thường khỏi trong vòng 2 tuần. nếu xuất hiện cảm giác nóng rát và đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ thì nên cảnh giác và đi khám để kiểm tra nguy cơ ung thư khoang miệng.

3.4. Chảy máu bên trong khoang miệng

Chảy máu là một biểu hiện nguy hiểm của bệnh ung thư khoang miệng, vì khối u phát triển trong khoang miệng chỉ cần tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.

3.5. Cơ miệng kém linh hoạt

Nhiều trường hợp, khối u có thể xâm lấn đến cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.

Đau miệng, trong miệng có nhiều vết loét, khó mở miệng là những dấu hiệu ung thư miệng
Đau miệng, trong miệng có nhiều vết loét, khó mở miệng là những dấu hiệu ung thư miệng

3.6. Xương hàm và răng

Ung thư khoang miệng có thể làm một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to khiến cho mặt bị lệch. Có trường hợp đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay và rụng, khó khăn khi nhai đồ ăn, tê và vùng khoang mũi họng… Khi xuất hiện những hiện tượng này, người bệnh nên đến bệnh viện khám và kiểm tra.

3.7. Thay đổi ở lưỡi

Ung thư lưỡi khá thường gặp trong các bệnh ung thư khoang miệng. Thông thường các dấu hiệu của ung thư lưỡi là tính linh hoạt bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê… Những triệu chứng này đều cần được kiểm tra và xác định nguyên nhân sớm để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, ung thư khoang miệng cũng có thể gây ra các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân… Tất cả những dấu hiệu của ung thư khoang miệng đều dễ nhầm lẫn với viêm khoang miệng bình thường, vậy nên người bệnh không nên chủ quan tự phán đoán và dùng thuốc để chữa trị mà cần đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

4. Chẩn đoán ung thư miệng

Để chẩn đoán chính xác ung thư miệng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các bước sau:

  • Khám lâm sàng tổng quát miệng.
  • Nội soi.
  • Lấy mô để xét nghiệm.
  • Chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

5. Các phương pháp điều trị ung thư miệng

Dựa vào vị trí, giai đoạn và loại ung thư miệng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

5.1. Phẫu thuật

Phương pháp cắt bỏ khối u và các mô xung quanh thông thường là đối với khối u nhỏ.

Phẫu thuật cắt bỏ ung thư đã lan rộng đến cổ: khi khối u lan đến các hạch bạch huyết ở cổ cần nạo hết hạch di căn.

Phẫu thuật để tái lại miệng: bác sĩ dùng cấy ghép các cơ, da hoặc xương từ bộ phận khác để tái tạo lại khuông miệng giúp bệnh nhân lấy lại khả năng ăn và giao tiếp.

Phương pháp phẫu thuật thường gây chảy máu và nhiễm trùng.

Phẫu thuật ung thư miệng
Phẫu thuật ung thư miệng

5.2. Hóa trị

Phương pháp điều trị bằng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư, có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau hoặc phối hợp với phương pháp khác như xạ trị.

Tác dụng phụ thường gặp khi hóa trị là buồn nôn, nôn mửa và rụng tóc.

5.3. Xạ trị

Là phương pháp sử dụng chùm tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong giai đoạn đầu có thể dùng điều trị duy nhất. Dùng trước hoặc sau phẫu thuật để làm giảm kích thước tế bào ung thư, phối hợp với hóa trị nếu khối u có hiện tượng lan ra xa.

Tác dụng thường gặp: khô miệng, sâu răng, cháy máu nướu răng, mệt mỏi, loét miệng, cứng hàm, da đỏ, bỏng.

5.4. Thuốc điều trị mục tiêu

Sử dụng các loại thuốc điều trị mục tiêu nhắm đến tế bào ung thư gắn vào tế bào ung thư để ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.

Tác dụng phụ: sốt, đau đầu, nôn, tiêu chảy, dị ứng.

6. Biện pháp phòng bệnh ung thư miệng

Để phòng ngừa ung thư miệng, hãy thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Loại bỏ thuốc lá ra khỏi môi trường sống.
  • Hạn chế bia rượu, thức uống có cồn.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhiều vitamin A, C và E.
  • Uống nhiều nước lọc ít nhất khoảng 2lit.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, cần che chắn kĩ.
  • Khi thấy bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào về bệnh ung thư miệng cần đi kiểm tra.

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh ung thư miệng. Mọi thắc mắc liên hệ tới Tổng đài 1800.6808 hotline 0962686808 để các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ