Ung thư là gì? Có những loại ung thư nào?
Ung thư là gì? Ung thư là quá trình phân chia, nhân lên mất kiểm soát, xâm lấn các mô xung quanh từ các tế bào bình thường ban đầu và có thể di căn đi xa.
Nội dung bài viết
1. Ung thư là gì?
Trong cơ thể chúng ta có khoảng một ngàn tế bào, ung thư có thể xuất hiện bất kỳ đâu trong số này. Thông thường các tế bào được hình thành, phát triển, phân chia để tiếp tục hình thành tế bào mới. Đây chính là cách để con người chúng ta phát triển. Như vậy rõ ràng sẽ luôn xảy ra việc tế bào cũ chết đi và tế bào mới được thay thế.
Do một lý do nào đó các quá trình tự nhiên bị xóa trộn, thay vì các tế bào cũ chết đi, nó lại tiếp tục phát triển, tiếp tục sinh ra các tế bào mới. Cứ như vậy chúng nhân lên nhân lên, đến mức không thể kiểm soát được, tạo thành các khối u. Có nhiều loại khối u, loại khối u chứa tế bào có khả năng phát triển sang các khu vực xung quanh gọi là ung thư. Các tế bào ung thư thậm chí có thể di chuyển đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể để hình thành các khối u khác không liên quan với khối u ban đầu thông qua hệ bạch huyết, lúc đó gọi là ung thư di căn.
Khối u chứa tế bào không có có khả năng phát triển sang các khu vực xung quanh thường gọi là u lành tính. Một điểm khác biệt nữa là khi loại bỏ u lành tính bằng phẫu thuật thì nó thường không tái phát còn ung thư sẽ lại tái phát. Tuy nhiên gọi là u lành tính không phải lúc nào nó cũng vô hại, vì trong một số trường hợp nó cũng có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân, ví dụ như trường hợp u não.
2. Tế bào ung thư khác với tế bào thông thường ra sao?
Tế bào ung thư và tế bào thông thường có nhiều điểm khác biệt. Trong đó khác biệt lớn nhất đó là chúng có khả năng nhân lên không ngừng và phát triển lan rộng sang các khu vực xung quanh. Ngoài ra, tế bào ung thư kém biệt hóa hơn so với tế bào thông thường. Tế bào thông thường luôn đi theo quy trình như sau: sinh ra, lớn lên, biệt hóa để thực hiện các chức năng của chúng mà cơ thể “giao” sau đó cũ già và chết đi, còn tế bào ung thư lại không thể làm như vậy, chúng cứ nhân lên, cứ phân chia, cứ phát triển mà không “chịu” già và chết đi. Do việc cứ nhân lên, phát triển thành khối u như vậy mà tế bào ung thư đòi hỏi được nuôi dưỡng để nó “lớn mạnh”, vì thế xung quanh nó hình thành rất nhiều các mạch máu để vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng, kể cả đào thải cặn bã.
Thông thường hệ miễn dịch của chúng ta có chức năng như các chiến binh, chống lại sự xâm nhập của kẻ thù (chống viêm, đào thải tế bào bất thường, tế bào hư hại). Tuy nhiên trước tế bào ung thư, hệ miễn dịch của chúng ta không hề phát hiện ra, do khả năng “ẩn mình và qua mặt” như vậy mà nó không bị tiêu diệt, sống mãi, phát triển ngày càng mạnh. Thậm chí nó còn có thể sử dụng ngay cả hệ miễn dịch để phát tín hiệu giả để nó không bị tiêu diệt, tồn tại và phát triển.
3. Ung thư tiến triển
Thông qua hệ bạch huyết, tế bào ung thư có khả năng di chuyển sang các bộ phận khác của cơ thể để hình thành một khối u mới khác hoàn toàn khối u cũ gọi là xâm lấn và di căn. Khi sang bộ phận khác tên ung thư vẫn không đổi, ví dụ: ung thư vú phát hiện ở phổi sẽ gọi là ung thư vú di căn chứ không gọi là ung thư phổi. Bởi vì đặc điểm của ung thư này y hệt ung thư ban đầu kể cả về mặt giải phẫu cũng như phân tử học.
Khi ung thư di căn thì bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn cuối, lúc này phác đồ điều trị chủ yếu giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân cũng như giảm nhẹ những biến chứng mà nó gây ra. Khi khối u đã di căn nó thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân ung thư tử vong là do hậu quả của việc di căn.
4. Có phải mô tế bào nào thay đổi cũng là ung thư?
Đa số các thay đổi của tế bào không đúng với quá trình tự nhiên thường tạo thành ung thư. Tuy nhiên trên thực tế, có những thay đổi của mô tế bào không phải ung thư; cần theo dõi để có can thiệp kịp thời:
– Tăng sản: Phát hiện thấy số lượng tế bào tăng nhanh hơn mức bình thường tại một mô nào đó. Nhưng tổ chức mô và tế bào vẫn bình thường về mặt giải phẫu bệnh. Trong trường hợp này tăng sản do nguyên nhân khác gây ra chứ không phải ung thư.
– Loạn sản: So với tăng sản thì tình trạng này nghiêm trọng hơn. Trường hợp này, không những số lượng tế bào tăng nhanh mà mô và tế bào cũng trở nên bất thường về mặt giải phẫu bệnh. Lúc này, nếu mức độ bất thường càng tăng thì nguy cơ phát triển thành ung thư càng gần. Do đó các bác sỹ chỉ định cần theo dõi và điều trị một số trường hợp loạn sản như sau: Loạn sản hắc tố (một nốt ruồi bất thường trên da), trường hợp này đổi khi có thể tiến triển thành ung thư hắc tố.
– Carcinoma tại chỗ: Trường hợp ngày nghiêm trọng hơn loạn sản. Những tế không xâm lấn quá khỏi mô khởi đầu nhưng lại phát triển bất thường nên đôi khi bị gọi là ung thư. Nhưng carcinoma rất dễ phát triển lên thành ung thư vì vậy cần được điều trị triệt để.
5. Có những loại ung thư nào?
Cho đến nay, y học đã phát hiện ra trên 100 loại ung thư. Các nhà khoa học đặt tên cho các loại ung thư do căn cứ vào mô hoặc cơ quan khởi phát ung thư. Chẳng hạn như: các tế bào ung thư khởi phát ở phổi thì gọi là ung thư phổi, các tế bào khởi phát từ vú thì gọi là ung thư vú,… Kể cả khi nó đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể thì tên gọi vẫn không thay đổi. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã đặt tên ung thư do tế bào hình thành nó, chẳng hạn như: ung thư tế bào biểu mô, ung thư tế bào vảy.
Bên cạnh đó cũng có một số loại ung thư khởi phát từ những tế bào nhất định: Carcinosarcoma, Leukemia, Lymphoma, Đa tủy xương (Multiple myeloma), Ung thư hắc tố (Melanoma), U não và tủy sống, U tế bào mầm (Germ Cell Tumors), U thần kinh nội tiết (Neuroendocrine tumors), U carcinoid…
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị