Top 8 biện pháp phòng ngừa ung thư ít người nghĩ đến
Các thói quen sinh hoạt hàng ngày là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, để phòng ngừa ung thư bạn nên có một lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn thay đổi thói quen sinh hoạt theo chiều hướng tích cực. Hãy bắt đầu bằng cách áp dụng các biện pháp này ngay từ hôm nay nhé!
Nội dung bài viết
1. Ung thư là gì?
Ung thư là tên gọi chung của một tập hợp các bệnh có liên quan. Trong bất kỳ bệnh ung thư nào cũng đều có sự xuất hiện của các tế bào bất thường, vốn là những tế bào bình thường của cơ thể, nhưng nay phân chia, nhân lên mất kiểm soát, xâm lấn các mô xung quanh và có thể di căn đi xa.
Năm 2018, thế giới đã có 9,5 triệu người tử vong vì căn bệnh ung thư và con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên. Nhân loại muốn đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong do ung thư trên toàn cầu cần phải nhận thức và nỗ lực hơn nữa trong phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Nhất là trong phòng chống bệnh, tổ chức Y tế Thế giới cho rằng cần phải tăng tốc hành động. Mấu chốt là phải phát hiện các biểu hiện sớm và điều trị ung thư ngay từ giai đoạn mới bắt đầu. Nhưng phát hiện sớm và điều trị sớm là chưa đủ cần phải phòng ngừa các tác nhân gây ung thư ngay từ những thói quen hàng ngày.
2. Tại sao phải ngăn ngừa ung thư?
Có rất nhiều lý do chúng ta cần có biện pháp ngăn ngừa ung thư. Dưới đây là một số yếu tố các bạn nên biết:
- Thứ nhất, ung thư có khả năng di căn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan khác của cơ thể. Sau đó, sẽ làm hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho người mắc.
- Thứ hai, ung thư gây đau đớn, khó chịu nếu ở giai đoạn muộn. Một số biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư như: Ăn không ngon, mất ngủ, ho ra máu, đầy chướng bụng, nuốt khó,…
- Thứ ba, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng. Ngay cả khi phát hiện ở giai đoạn muộn thì việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém. Lúc này, người bệnh thường có tinh thần hoảng hốt, hoang mang nên sức đề kháng sẽ bị suy giảm nhanh và tử vong chỉ sau một thời gian ngắn phát hiện.
3. Top 8 biện pháp phòng ngừa ung thư ít người nghĩ đến
3.1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, để có một sức khỏe tốt bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách:
3.1.1. Ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn
Các loại thực phẩm thực vật như: tỏi, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua,… đều có tác dụng phòng ngừa ung thư. Đồng thời, chúng còn cung cấp nhiều loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật còn giúp bạn duy trì một vóc dáng thon gọn. Chính vì vậy, trong mỗi bữa ăn bạn nên bổ sung nhiều trái cây và rau củ tươi ngon vào.
3.1.2. Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn
Thức ăn được chế biến sẵn như: xúc xích, thịt hộp, giăm bông,… đều chứa các chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu bạn ăn chúng quá nhiều trong thời gian dài, thì nguy cơ mắc ung thư trực tràng sẽ rất cao. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến sẵn.
3.1.3. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ
Những người thường xuyên ăn các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư tụy cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, để phòng ngừa ung thư bạn nên ăn cá, thịt gia cầm và các loại rau quả tươi thay cho thịt đỏ. Nếu muốn ăn thịt đỏ, bạn nên loại bỏ phần mỡ và chỉ ăn phần thịt nạc, đồng thời chia nhỏ chúng vào trong các khẩu phần ăn.
3.1.4. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường
Theo một số khảo sát gần đây cho biết, béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư túi mật,… Các loại thực phẩm và đồ uống chứa hàm lượng đường cao chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, để phòng ngừa ung thư bạn nên hạn chế ăn những loại thức ăn chứa nhiều đường. Đồng thời, bạn nên cố gắng tập luyện thể dục để duy trì một cơ thể cân đối.
3.2. Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì được cân nặng lý tưởng và nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật. Đồng thời, những hoạt động thể chất cũng giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư đại tràng,… Theo sự khuyến cáo của hiệp hội ung thư Mỹ, mỗi ngày bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 150 phút với các bài tập nhẹ hoặc 75 phút với các bài vận động mạnh. Để mang lại hiệu quả tốt, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục.
3.3. Không hút thuốc
Trong thuốc lá chứa nhiều nicotine và các chất độc hại khác. Do đó, hút thuốc là thói quen làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng,… Không chỉ riêng người hút, mà những người hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh. Để phòng ngừa ung thư cho bản thân và mọi người xung quanh, bạn nên tránh xa thuốc lá và từ bỏ thói quen hút thuốc.
3.4. Không uống quá nhiều bia rượu
Bia rượu hay các loại đồ uống có cồn cũng là yếu tố gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khoang miệng, ung thư hầu họng,… Những người tiêu thụ lượng đồ uống có cồn càng nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Để phòng ngừa ung thư, thì mỗi ngày đàn ông không nên uống quá 20ml chất cồn/ngày và không quá 10ml chất cồn/ngày đối với phụ nữ.
3.5. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu
Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Bởi vì, trong ánh nắng mặt trời có chứa nhiều tia cực tím (UV) độc hại. Do đó, bạn nên tự trang bị cho mình những chiếc mũ rộng vành, áo khoác, kính râm,… để che chắn cơ thể, đồng thời tránh ra đường vào các thời điểm nắng gắt, từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoài ra, bạn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình.
3.6. Tránh những hoạt động có nguy cơ gây ung thư
Sự lây nhiễm các loại vi trùng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, bạn nên bảo vệ sức khỏe mình bằng các biện pháp dưới đây:
3.6.1. Quan hệ tình dục an toàn
Sử dụng bao cao su là biện pháp giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục điển hình như: HIV. Những người bị nhiễm HIV thường có tỷ lệ mắc các bệnh ung thư cao hơn so với người bình thường. Do đó, đây chính là biện pháp gián tiếp bảo vệ bạn trước những yếu tố gây ung thư.
2.6.2. Không sử dụng chung kim tiêm
Việc dùng chung kim tiêm có thể làm lây nhiễm các loại virus: HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C,… Những loại virus này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ức chế miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư gan. Vì vậy, bạn không nên sử dụng chung kim tiêm với người khác. Đối với người bị bệnh viêm gan B, bạn cũng không nên dùng chung chén bát hoặc đồ dùng sinh hoạt để tránh bị lây nhiễm.
3.7. Tiêm phòng vaccine
Ngăn chặn sự lây nhiễm các loại virus: viêm gan B, HPV,… bằng việc tiêm vaccine, chính là cách giúp bạn phòng ngừa các bệnh liên quan đến ung thư. Tiêm vaccine đã trở thành biện pháp phòng ngừa quan trọng và mang lại nhiều hiệu quả tốt. Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về việc tiêm vaccine.
3.8. Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ
Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm được nhiều căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, nhất là bệnh ung thư. Nếu phát hiện ung thư ngay ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ rất cao. Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư là biện pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Hi vọng những biện pháp phòng ngừa ung thư mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của mình. Để có một cơ thể tràn đầy sức sống, bạn hãy tự hình thành cho mình một lối sống lành mạnh và những thói quen tốt nhé!
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị