Tìm hiểu viêm loét dạ dày HP
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa hiện nay. Phần lớn trong số đó là viêm loét dạ dày HP. Để hiểu hơn về bệnh viêm loét dạ dày HP mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu viêm loét dạ dày
Theo các chuyên gia, bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương ở niêm mạc dạ dày, gây viêm và loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Các tên gọi của bệnh khác nhau tùy thuộc vào vị trí cụ thể của vết loét ví dụ như viêm loét ở tá tràng, viêm loét ở bờ cong nhỏ dạ dày, viêm loét ở dạ dày. Những tổn thương này thường xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày bị bào mòn dưới tác dụng và các lớp bên dưới thành dạ dày sẽ bị lộ ra.
Trong các bệnh về viêm loét đường tiêu hóa thì có tới 60% các trường hợp viêm loét dạ dày, 25% các trường hợp viêm loét bờ nhày của niêm mạc dạ dày, chúng có khả năng tiết ra một loại men có tên là Urease giúp cân bằng môi trường axid trong dạ dày. Và chúng sẽ không tự mất hoặc tiêu diệt nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp hay điều trị loại bỏ loại vi khuẩn này.
Tuy nhiên không phải cứ dạ dày có chứa vi khuẩn HP là cần phải điều trị, vi khuẩn HP cần được loại bỏ khi chúng gây ra các bệnh lý viêm loét dạ dày hoặc chảy máu dạ dày và các biến chứng khác có hại cho đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Khi đó bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phác đồ điều trị tốt nhất giúp loại bỏ loại vi khuẩn này.
2. Viêm loét dạ dày HP có chữa được không?
Điều trị viêm loét dạ dày hoàn toàn không khó, nhưng điều quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tức là điều trị vi khuẩn HP, một tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày có chứa vi khuẩn HP thì cần điều trị loại bỏ loại vi khuẩn này để chúng không gây ra tình trạng viêm loét, cũng như các bệnh lý khác nặng hơn trong dạ dày.
Một điều đáng lưu ý là loại vi khuẩn HP này có tỷ lệ kháng thuốc rất cao. Vì vậy nếu không có phác đồ điều trị đúng, bạn sẽ không thể loại bỏ loại vi khuẩn HP này.
3. Điều trị viêm loét dạ dày HP
Ban đầu bạn sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành nội soi dạ dày “không đau” để đánh giá tình trạng các vết loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày và các tổn thương khác như chảy máu dạ dày, Polyp dạ dày (nếu có). Trong quá trình nội soi bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vi khuẩn HP trong dạ dày của bạn. Nếu phát hiện dạ dày bị viêm loét và có chứa vi khuẩn HP. Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kháng sinh đồ để điều trị loại kháng sinh này.
Cách điều trị loại bỏ vi khuẩn HP
- Trước hết người bệnh cần nội soi dạ dày và lấy sinh thiết mảng dạ dày có chứa vi khuẩn HP.
- Nuôi cấy vi khuẩn HP trong mảnh sinh thiết ở môi trường đặc biệt cho vi khuẩn phát triển.
- Tiến hành thử độ nhạy của các loại kháng sinh khác nhau với vi khuẩn HP. Nếu vi khuẩn vẫn phát triển được trong môi trường nuôi cấy kháng sinh thì chứng tỏ chúng đã kháng loại kháng sinh này và không nên sử dụng thuốc này để điều trị nữa.
- Sau đó các bác sĩ sẽ thử nghiệm tiếp phác đồ mới với loại kháng sinh mới, nếu vi khuẩn HP trong môi trường kháng sinh mới mà không thể tồn tại hoặc phát triển được nữa, thì bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc kháng sinh này dùng để điều trị loại bỏ vi khuẩn HP gây bệnh viêm loét dạ dày cho bạn.
4. Người bị viêm loét dạ dày HP không nên ăn gì?
Người bệnh nên lưu ý tránh và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này.
Cà phê và đồ uống có ga
Trong cà phê có và không có caffeine, trà là những loại đồ uống nên tránh vì chúng kích thích việc sản sinh axit và có thể gây ra chứng khó tiêu, đặc biệt là ở những người bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra cũng có khuyến cáo nên tránh đồ uống có ga vì lý do tương tự.
Đồ uống có cồn
Uống rượu khiến chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng tới bệnh viêm loét dạ dày thực quản. Rượu có thể gây kích ứng và làm xói mòn niêm mạc dạ dày và ruột non. Vì thế người bị viêm loét dạ dày HP tá tràng nên tránh để làm giảm nguy cơ bị viêm hoặc xuất huyết.
Thực phẩm nhiều gia vị và có tính axit
Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày HP nên tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, nước sốt nóng. Khi ăn những thực phẩm này sẽ làm tăng axit dạ dày, dễ gây ra trào ngược dạ dày thực quản và làm cho tình trang viêm loét ngày càng trầm trọng hơn.
Các thực phẩm giàu axit citric gây ra khó chịu ở một số bệnh nhân bị loét dạ dày. Axit citric có nhiều trong chanh, cam, bưởi, dứa, nước ép trái cây, mứt và thạch.
Thực phẩm khác
Ngoài cà phê, rượu và đồ uống có ga, người bị viêm loét dạ dày HP cũng được khuyến cáo hạn chế các loại thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng, mì ống và đường, thịt màu đỏ, chất béo chuyển hóa trong thức ăn chế biến sẵn.
Người bị viêm loét dạ dày HP nên ăn chế độ ăn uống giàu chất xơ. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ phát triển viêm loét dạ dày tá tràng. Để tăng cường chất xơ cho cơ thể, hãy lựa chọn trái cây và rau quả cho bữa ăn hàng ngày. Theo khuyến cáo, nam giới trưởng thành cần 30 – 38 g chất xơ và nữ giới trưởng thành cần 21 – 25 g chất xơ mỗi ngày để hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.