Tìm hiểu về vai trò của các marker ung thư
Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất hiện nay. Việc phát hiện ra bệnh sớm là hết sức quan trọng, giúp ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển. Các marker ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị các khối u ác tính này. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan và vai trò của chúng trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về ung thư và marker ung thư
Ung thư là sự phát triển bất thường, không kiểm soát của một số tế bào trong cơ thể. Việc này dẫn đến những sự xâm lấn và phá hủy cấu trúc mô bình thường của cơ thể con người. Các bệnh ung thư phổ biến được biết đến như ung thư phổi, gan, dạ dày, tuyến giáp,… Chúng khiến cho bệnh nhân chán ăn, sút cân, suy mòn cơ thể, thiếu máu, giảm miễn dịch. Các khối u có thể bị phù nề, đau, chảy máu, chèn ép các cơ quan khác. Bệnh có thể bị di căn, và xấu nhất là có thể dẫn tới tử vong.
Các marker ung thư, hay còn gọi là các chất chỉ điểm ung thư. Đây là các chất do tế bào ung thư hoặc các tế bào khác của cơ thể tạo ra để đáp ứng với ung thư hoặc một số bệnh lành tính khác. Các marker ung thư cũng được các tế bào của cơ thể sản xuất ra bình thường, nhưng định lượng chất này sẽ tăng lên rất nhiều ở các bệnh nhân bị ung thư.
Xét nghiệm các marker ung thư là xét nghiệm giúp chẩn đoán, sàng lọc ung thư sớm, phát hiện bệnh trước khi xuất hiện các triệu chứng. Thêm vào đó, marker ung thư cũng giúp các bác sĩ theo dõi bệnh trong quá trình điều trị.
Một chất chỉ điểm ung thư lý tưởng cần có 2 đặc điểm là độ nhạy và độ đặc hiệu. Tuy nhiên, thực tế, không có marker ung thư nào đảm bảo được 2 đặc điểm này. Ngoài ra, chẩn đoán ung thư bằng chất chỉ điểm ung thư cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như cơ địa. Vì vậy, để chính xác nhất, các bác sĩ nên kết hợp cả các kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng khác.
2. Vai trò của các marker ung thư trong phát hiện ung thư
Các marker ung thư có giá trị cao trong việc góp phần cùng các phương pháp khác trong việc phát hiện, chẩn đoán, và theo dõi điều trị bệnh lý ung thư. Xét nghiệm các chất chỉ điểm ung thư cũng giúp dự báo khả năng tái phát của ung thư sau điều trị. Một số vai trò của các marker ung thư có thể đến như dưới đây.
Vai trò của các marker ung thư trong sàng lọc bệnh
Các marker ung thư được ứng dụng trong sàng lọc khối u. Các chất chỉ định ung thư đặc hiệu cho từng cơ quan giúp sàng lọc ung thư ở vị trí đó trên cơ thể. Ví dụ như marker PSA nhằm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt, AFP giúp sàng lọc ung thư gan.
Vai trò của các marker ung thư trong chẩn đoán bệnh:
Những chất chỉ điểm ung thư được sử dụng để chẩn đoán ban đầu bao gồm:
- βhCG trong chẩn đoán ung thư nguyên bào nuôi.
- αFP trong chẩn đoán ung thư gan, ung thư tế bào mầm.
- Calcitonin trong hỗ trợ tối đa việc chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy.
Tuy nhiên, vì thiếu độ đặc hiệu và độ nhạy, vì vậy cần kết hợp với các phương pháp khác để có kết quả chính xác nhất.
Xác định giai đoạn
Một số marker ung thư có thể được áp dụng trong theo dõi và xác định giai đoạn của bệnh. Nhờ vào xác định nồng độ của chất chỉ điểm đó, bác sĩ có thể kiểm tra được mức độ lan rộng của tế bào ung thư.
Tiên lượng
Trong một số trường hợp ung thư, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u cũng góp vai trò trong việc tiên lượng cho bệnh nhân. Người bệnh sẽ được dự đoán khả năng phát triển của bệnh, kết quả được cải thiện hay tình trạng xấu đi.
Kiểm tra điều trị và theo dõi
Các marker ung thư đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm tra và theo dõi quá trình điều trị. Sau khi kết thúc điều trị, các chất chỉ điểm này cũng giúp theo dõi và phát hiện tái phát của bệnh ung thư đó nếu có.
- Nếu nồng độ các chất chỉ điểm ung thư được trở về mức bình thường, có nghĩa là đã thoái lui hoặc đẩy đi hết được tế bào ung thư.
- Trường hợp marker ung thư tồn tại thời gian dài, tăng giảm thường xuyên, có thể lý giải rằng bệnh vẫn còn hoặc có di căn.
- Khi chất chỉ điểm ung thư tăng lên sau một thời gian đã ổn định, tức là có dấu hiệu của bệnh tái phát.
3. Các biện pháp phòng ngừa ung thư
Ung thư là bệnh lý nguy hiểm, các marker ung thư chỉ có tác dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Cách tốt nhất là chúng ta cần có hiểu biết và thực hiện các biện pháp phòng ngừa mắc căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả mà bạn nên thực hiện để phòng ngừa ung thư.
- Giữ môi trường sinh hoạt luôn sạch sẽ, giữ không khí trong lành và có biện pháp bảo vệ bản thân trước môi trường sống có nhiều yếu tố ô nhiễm. Ví dụ như ở môi trường khói bụi, ô nhiễm nên đeo khẩu trang.
- Không hút thuốc lá, vì khói thuốc có thể gây ung thư phổi cho bản thân bạn và những người xung quanh.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ dưỡng và hợp vệ sinh. Tránh ăn các thực phẩm hết hạn hoặc bị hỏng như lạc, đỗ mốc, dễ gây ung thư gan.
- Rèn luyện sức khỏe, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Tiêm vắc-xin phòng ngừa ung thư để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, nhằm phát hiện bệnh và có phương hướng điều trị sớm nhất.
Qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về các marker ung thư. Căn cứ vào xét nghiệm, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân.
Ung thư là bệnh lý nguy hiểm, tuy có thể điều trị nếu phát hiện sớm, nhưng đa phần bệnh được phát hiện khi đã có triệu chứng. Vì vậy, việc bảo vệ và kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ liên quan đến các bệnh ung thư, hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp xấu xảy ra.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị