Những kiến thức y khoa cơ bản về xạ trị ung thư

Xạ trị ung thư là một trong những phương pháp hiện đại có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt được các tế bào ung thư. Vậy xạ trị là gì, có chữa được bệnh ung thư không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết rõ hơn về phương pháp này thông qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu phương pháp xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị ung thư (liệu pháp xạ) là phương pháp sử dụng các hạt mang năng lượng cao hoặc các sóng như: tia X, tia Gamma,… Khi chiếu những hạt hoặc sóng mang năng lượng vào vị trí của khối u thì các tế bào ung thư tại đó sẽ tiêu diệt và phá hủy vật chất di truyền. Khi đó, các khối u dần dần bị thu nhỏ lại do tế bào ung thư bị mất khả năng phát triển và lây lan.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xạ trị ung thư hoặc có thể kết hợp với các phương pháp khác như: phẫu thuật, hóa trị,… Nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm, thì cơ hội người bệnh được chữa trị là rất cao.

Xạ trị ung thư là phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị ung thư

2. Tác dụng của xạ trị ung thư là gì?

Đối với những người bị ung thư ở giai đoạn đầu thì bác sĩ thường sử dụng phương pháp xạ trị để điều trị bệnh. Phương pháp này có tác dụng thu nhỏ các khối u bằng cách tiêu diệt hoàn toàn các tế bào gây ung thư. Trong trường hợp khối u quá lớn, người bệnh có thể tiến hành xạ trị ung thư trước khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cũng có thể xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc phòng ngừa hiện tượng tái phát.

Đối với những người mắc ung thư ở giai đoạn cuối thì thực hiện xạ trị nhằm mục đích giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, thời gian sống của bệnh nhân cũng được tăng lên khi điều trị bằng phương pháp này.

Thông thường, xạ trị được sử dụng để điều trị các loại ung thư sau:

  • Ung thư vùng cổ bao gồm: ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp,…
  • Ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư túi mật,…
  • Ung thư phổi, ung thư xoang mũi,…
  • Ung thư tiết niệu bao gồm: ung thư bàng quang
  • Ung thư phụ khoa bao gồm: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
  • Ung thư máu.
  • Ung thư vú.
  • Ung thư da, ung thư xương,…
Xạ trị được sử dụng trong quá trình điều trị ung thư vú

3. Các phương pháp xạ trị được sử dụng hiện nay

Người bị ung thư có thể điều trị bệnh theo 3 phương pháp xạ trị. Tùy theo mức độ và vị trí của khu vực ung thư mà áp dụng phương pháp xạ trị ngoài, xạ trị trong hoặc xạ trị hệ thống để đạt hiệu quả tốt.

Xạ trị ngoài:

Xạ trị ung thư từ bên ngoài là phương pháp sử dụng máy gia tốc tuyến tính chiếu tia bức xạ vào khu vực có khối u. Phương pháp này có thể điều trị một vùng lớn trên cơ thể. Theo phác đồ điều trị, bệnh nhân sẽ được xạ trị hàng ngày và kéo dài đến vài tuần.

Ngoài ra, việc sử dụng chùm tia proton mang năng lượng cao để bắn phá các tế bào gây ung thư, cũng là một hình thức của phương pháp xạ trị ngoài. Phương pháp này ít gây tổn thương tế bào khỏe mạnh hơn so với các phương pháp xạ trị khác.

Xạ trị ngoài là biện pháp sử dụng máy gia tốc tuyến tính chiếu các tia bức xạ vào khu vực có khối u

Xạ trị trong:

Xạ trị trong là phương pháp dùng để điều trị cho một khối u nhỏ. Trước khi tiến hành xạ trị, người bệnh cần chụp X – quang hoặc chụp CT để xác định đúng vị trí khối u. Sau đó, một vật chứa phóng xạ sẽ được đưa vào trong người bệnh nhân tại khu vực có khối u. Để tránh lây nhiễm phóng xạ sang người khác, bệnh nhân sẽ được cách ly trong suốt quá trình điều trị.

Xạ trị hệ thống:

Xạ trị hệ thống hay còn được gọi là xạ trị toàn thân. Là phương pháp được áp dụng cho những người bị ung thư xương, ung thư tuyến giáp. Khi tiến hành xạ trị hệ thống, thuốc phóng xạ sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh theo đường tiêm tĩnh mạch, uống hoặc đưa vào các khoang của cơ thể. Với cách này, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà nếu sử dụng thuốc với liều thấp. Đối với trường hợp sử dụng thuốc liều cao, bệnh nhân sẽ phải ở lại bệnh viện và được cách ly với người khác để tránh lây nhiễm phóng xạ.

4. Quy trình thực hiện xạ trị ung thư

Quy trình thực hiện xạ trị cho bệnh nhân ung thư thường trải qua các bước như sau:

– Bước 1: Thăm khám lần đầu

Trong lần thăm khám đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử các bệnh đã mắc phải. Đồng thời, dựa vào kết quả của các xét nghiệm, phim chụp mà bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và giải thích cho bệnh nhân biết về các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

– Bước 2: Chụp CT mô phỏng

Để xác định được khu vực cần xạ trị, bệnh nhân phải tiến hành chụp CT mô phỏng.

– Bước 3: Lập kế hoạch điều trị

Khi đã nắm rõ tình hình sức khỏe và xác định được khu vực ung thư thì bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị chi tiết về: số buổi điều trị, phương pháp xạ trị cũng như thời gian chiếu xạ trong một buổi.

– Bước 4: Xạ trị buổi đầu tiên

Trong buổi xạ trị đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi các phản ứng của cơ thể bệnh nhân để điều chỉnh lại phác đồ xạ trị nếu chưa phù hợp.

– Bước 5: Tiến hành xạ trị theo phác đồ

Bệnh nhân sẽ được tiến hành xạ trị theo phác đồ. Các buổi xạ trị thường giống với buổi xạ trị đầu tiên nhưng thời gian thực hiện sẽ ngắn hơn.

– Bước 6: Theo dõi và chăm sóc

Sau khi xạ trị xong, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Kiểm tra và theo dõi bệnh nhân sau khi tiến hành xạ trị xong

5. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi xạ trị

Xạ trị ung thư là phương pháp tác động trực tiếp đến khối u nên gây ảnh hưởng không ít đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Vì vậy, sau khi tiến hành xạ trị người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ dưới đây:

  • Cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, người bệnh trở nên chán ăn.
  • Da khô, có thể bị đóng vảy, nổi ban sau khi xạ trị từ 4 – 6 tuần. Ngoài ra có thể bị viêm da, teo da, thậm chí là hoại tử tại vùng da xạ trị.
  • Rụng tóc.
  • Vùng miệng bị khô, viêm loét, khó nuốt khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống.
  • Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, đi phân lỏng.
  • Viêm họng, viêm phổi,…

Để giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn sau khi xạ trị, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

  • Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn các đồ cay nóng, không uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích.
  • Để tránh bị mất nước khi nôn quá nhiều, bạn nên bù nước bằng cách truyền dịch hoặc uống các loại nước bù điện giải.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để làm giảm hiện tượng viêm loét miệng.
  • Để làm giảm bớt cảm giác đau rát trên da, bạn có thể sử dụng kem bôi có chứa thành phần là hydrocortisone.
  • Sử dụng các loại thuốc giãn phế quản nếu bạn cảm thấy khó thở.
  • Để giảm thiểu các tác dụng phụ trong quá trình xạ trị, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa Fucoidan sulfate.
Cơ thể bị mất nước do nôn quá nhiều, bạn nên bù nước bằng cách truyền dịch

Xạ trị ung thư là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ tiến triển của bệnh mà lựa chọn biện pháp xạ trị sao cho phù hợp. Để hạn chế xảy ra các tác dụng phụ trong quá trình xạ trị, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ. Hi vọng, những thông tin về xạ trị ung thư trong bài viết có thể giúp ích cho bạn.

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7