Nguyên nhân và cách phòng ngừa ung thư
Ung thư hiện nay đang trở thành vấn nạn của xã hội, ung thư khiến người bệnh đau đớn suy kiệt mà còn khiến cho kinh tế gia đình người bệnh khó khăn. Vậy nguyên nhân nào gây nên ung thư và cách phòng ngừa ung thư như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của GenK STF.
Xem thêm:
- Người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Ung thư đại tràng có lây không? Phòng ngừa bệnh như thế nào?
- 5 Cách phòng ngừa ung thư vú hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Các bệnh ung thư thường gặp
Hiện nay, do đời sống kinh tế ngày càng phát triển đi kèm theo việc môi trường sống ngày càng đáng quan ngại, ung thư xuất hiện ngày càng nhiều và khó ai có thể tránh khỏi móng vuốt của nó. Ung thư xuất hiện với cả nam và nữ và thường đi kèm theo những biến chứng nguy hiểm.
1.1. Ung thư phổi
Là bệnh dễ gặp nhất ở nam giới, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các loại bệnh ung thư. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới là 81/100.000 người.
1.2. Ung thư vú
Nếu như ung thư phổi là niềm đe dọa của nam giới thì ung thư vú đang dần hiện lên như một nỗi sợ hãi của chị em phụ nữ. Ngoài phá bỏ đi niềm kiêu hãnh, ung thư vú còn cho đe dọa trực tiếp đến tính mạng khi đây là căn bệnh gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.
1.3. Ung thư tuyến tiền liệt
Đây là căn bệnh mà nam giới dễ bị mắc phải và là kẻ sát nhân hàng đầu, chỉ đứng sau ung thư phổi. Theo hiệp hội ung thư Mỹ, ung thư tuyến tiền liện phát triển đến độ cứ 7 người sẽ chẩn đoán được một người mắc căn bệnh nà.
1.4. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng khá phổ biến ở nam giới và mang tỷ lệ tử vong cao. Ước tính đã có khoảng 27.000 người chết vì căn bệnh này vào năm 2007.
1.5. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một căn bệnh hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa và thường rất khó bị phát hiện, dễ lầm lẫn với những căn bệnh ở đường tiêu hóa thông thường. Cũng vì khó phát hiện như thế nên nhiều người được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này thường khó sống đến năm thứ 5, tỷ lệ rơi vào khoảng 80%.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư
Cho tới hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ung thư là gì. Có thể nói đây vẫn là một ẩn số chưa có đáp án với tất cả các chúng ta. Tuy nhiên thì ngày nay các nhà nghiên cứu đã xác định nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này, chẳng hạn như:
2.1. Chế độ ăn uống kém lành mạnh và không hoạt động thể chất
Nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động thể chất có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư.
Đã có rất nhiều bằng chứng liên quan đến vấn đề này. Cụ thể là theo Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Thế giới đã ước tính rằng có khoảng 20% tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ có liên quan tới sự dư thừa mỡ trong cơ thể.
Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe bất ổn như vậy là do thói quen của một số người như:
- Tiêu thụ rượu quá mức hoặc các loại đồ uống có chứa nhiều chất kích thích như: cà phê, nước ngọt có ga, nước tăng lực…
- Có chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe (đồ nướng, đồ chiên rán, đồ chứa nhiều dầu mỡ…).
2.2. Ánh nắng mặt trời và các tia bức xạ
Ánh sáng mặt trời là nguồn bức xạ tia cực tím cực mạnh, trong đó có các tia UV. Theo các chuyên gia thì hầu hết các bệnh nhân ung thư da là kết quả trực tiếp của việc tiếp xúc với các tia UV trong ánh sáng mặt trời.
Nhiều bệnh nhân ung thư tế bào đáy và tế bào vảy (loại ung thư da phổ biến nhất) thường xuất hiện tế bào ung thư ở các bộ phận tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của cơ thể. Không những vậy, nguy cơ ung thư hắc tố (một loại ung thư da nghiêm trọng hơn nhưng ít phổ biến hơn) cũng liên quan đến phơi nắng, mặc dù có lẽ không mạnh bằng.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ung thư da tế bào đáy và tế bào vảy có liên quan đến một số thói quen nhất định như:
Đi dưới trời nắng quá lâu (hoặc bơi) nhưng không có biện pháp bảo vệ da như không bôi chống nắng, không đội nón mũ, áo dài tay.
2.3. Nhiễm một số loại vi rút hoặc mắc phải tình trạng nhiễm trùng
Từ đầu thế kỷ XX, người ta đã biết rằng một số loại bệnh nhiễm trùng có thể gây ung thư ở động vật. Gần đây, nhiễm trùng do nguyên nhân từ một số loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng được công nhận là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng mắc một số loại ung thư ở người.
Trên toàn thế giới, nhiễm trùng có liên quan đến khoảng 15% đến 20% bệnh ung thư. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển.
Cụ thể là những tác nhân dưới đây có thể là “hung thủ” gây ra ung thư, chẳng hạn như:
2.3.1. Một số loại virus
Một số loại virus có thể xâm nhập vào cơ thể người, tấn công tới những tế bào khỏe mạnh và gây ra ung thư ở người. Ví dụ như:
- Một số loại virus HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, loại virus này còn có liên quan tới một số bệnh ung thư như: ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư miệng và ung thư vòm họng.
- Virus Epstein – Barr (EBV): Nhiễm EBV có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng và một số loại u lympho phát triển nhanh như u lympho Burkitt. Ngoài ra, loại virus này cũng liên quan tới ung thư hạch Hodgkin, ung thư dạ dày.
- Virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV): Cả vi rút viêm gan B và virus viêm gan C đều gây nên tình trạng viêm gan, một loại nhiễm trùng gan. Nếu tình trạng nhiễm trùng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Ngoài ra, loại virus này còn có thể gây ra ung thư hạch không Hodgkin.
2.3.2. Một số loại vi khuẩn có thể gây ra ung thư
Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì có nhiều loại vi khuẩn gây hại và liên quan đến ung thư mà chúng ta cần phải biết như:
- Vi khuẩn Helicobacter pylori: Tình trạng nhiễm trùng lâu dài ở dạ dày với Helicobacter pylori (H pylori) có thể gây loét. Sự thay đổi theo thời gian này có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư ở phần dưới của dạ dày.
- Vi khuẩn Chlamydia trachomatis: loại vi khuẩn này lây nhiễm qua đường tình dục. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ nhiễm chlamydia trong quá khứ hoặc hiện tại có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với những phụ nữ có kết quả xét nghiệm máu âm tính với loại vi khuẩn này.
2.4. Tiền sử gia đình
Một số gia đình có sự di truyền ung thư từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong một số trường hợp, điều này có thể là do các thành viên trong gia đình cùng có một số hành vi, thói quen không tốt. Hoặc các thành viên cùng bị phơi nhiễm với các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, chẳng hạn như khói thuốc lá.
Không những vậy, sự phát triển ung thư trong một gia đình nào đó còn có thể là do một gen bất thường đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ này thường rất thấp chỉ có khoảng 5% đến 10% trong số tất cả các bệnh ung thư là kết quả trực tiếp từ các khiếm khuyết gen (được gọi là đột biến gen) được di truyền từ cha mẹ.
3. Cách phòng ngừa ung thư hiệu quả
Nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư như đã kể trên có thể kiểm soát được và ngăn ngừa từ sớm. Hãy thực hiện ngay những biện pháp sau giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả:
3.1. Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ và khoa học
Bất kỳ những thói quen sinh hoạt nào của bạn (bao gồm ăn uống, ngủ nghỉ) đều có thể tác động trực tiếp tới sức khỏe của bạn và gây ra những ảnh hưởng về lâu dài.
Để tăng cường sức khỏe và phòng tránh ung thư thì bạn có thể áp dụng những biện pháp như sau:
- Nên đi ngủ sớm: Ngủ trước 11 giờ đêm là sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, ngăn chặn sự rối loạn chuyển hóa và bài tiết của cơ thể.
- Ăn nhiều rau xanh, hạn chế tiêu thụ quá nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe.
- Tăng cường vận động: Tùy theo thể trạng của mình mà bạn có thể chọn những hình thức vận động sao cho phù hợp, tránh căng sức trong quá trình vận động.
3.2. Bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời thật sự có sức tàn phá khủng khiếp tới sức khỏe con người, một trong số tác hại của chúng là có thể gây ung thư da. Để hạn chế điều này thì bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ khoảng 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Nếu bắt buộc phải đi dưới ngoài trời nắng thì bạn cần đeo kính dâm để ngăn chặn sự tác động của tia UV tới mắt và vùng da quanh mắt, đội mũ, bôi kem chống nắng hoặc mặc áo dài tay.
Hãy cố gắng đứng dưới bóng râm để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tránh nhuộm màu da bằng cách tắm nắng, điều này có thể gây cháy da và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
3.3. Tiêm phòng ngừa các loại vi rút, vi khuẩn gây ung thư ở người
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng từ vi rút HPV thì bạn có thể sử dụng các loại vắc xin để tránh tình trạng này. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên bắt đầu tiêm vắc xin phòng ngừa vi rút HPV định kỳ cho bé gái và bé trai ở tuổi 11 hoặc 12 tuổi.
Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng ngừa HPV cũng được khuyến nghị cho nữ giới từ 13 đến 26 tuổi và nam giới từ 13 đến 21 tuổi chưa bắt đầu tiêm loại vắc xin này hoặc đã bắt đầu nhưng chưa hoàn thành đầy đủ các mũi tiêm.
Không những vậy, tiêm vắc xin phòng ngừa HPV cũng được khuyến nghị cho đến 26 tuổi cho nam giới quan hệ tình dục đồng giới hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu (bao gồm cả những người nhiễm HIV), nếu trước đó họ chưa được tiêm phòng
Ung thư là căn bệnh rất nguy hiểm vì có hàng triệu người chết vì ung thư. Mỗi cá nhân cần có những cách phòng chống ung thư ngay từ bây giờ để có một cuộc sống trọn vẹn nhất.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK