Mách mẹ cách điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai hiệu quả, an toàn

Thói quen ăn uống không khoa học của chị em trong quá trình mang thai chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Trong khi đó, thai phụ cần hạn chế sử dụng thuốc để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Vậy làm thế nào để điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai hiệu quả và an toàn? Các bạn hãy cùng GenK STF tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Những phương pháp điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai

Đối với những người bình thường thì sẽ được chỉ định điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc. Trong khi đó, phụ nữ mang thai cần lựa chọn biện pháp điều trị an toàn hơn như: Sử dụng thảo dược tự nhiên, thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày…

1.1. Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên 

Điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai từ các thảo dược tự nhiên có dược tính cao, nên mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là một số gợi ý các bạn có thể tham khảo:

Tinh dầu của lá bạc hà sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng khó chịu của dạ dày bằng cách điều hòa nhu động ruột. Do đó, sử dụng trà bạc hà thường xuyên sẽ giúp giảm viêm loét dạ dày và cải thiện các cơn đau ở vùng thượng vị. 

Ngoài ra, trà bạc hà còn mang đến hiệu quả trong việc giảm đắng miệng, giảm buồn nôn và nôn mửa khi bị ốm nghén ở bà bầu.

Sử dụng trà bạc hà vào mỗi buổi sáng sẽ giúp mẹ bầu cải thiện viêm loét dạ dày

Hướng dẫn sử dụng

  • Lấy một nắm nhỏ lá bạc hà đem rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Vò xát nhẹ lá bạc hà rồi cho vào ấm. Thêm nước sôi trần qua rồi đổ nước đó đi.
  • Tiếp đến, cho vào ấm khoảng 200ml nước đun sôi. Hãm trong vòng 5 – 10 phút là có thể mang ra uống.

Nên uống vào mỗi buổi sáng để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

1.2. Sử dụng nghệ và mật ong để chữa viêm loét dạ dày

Nghệ và mật ong là hai nguyên liệu vô cùng có ích cho dạ dày, luôn được khuyến khích sử dụng cho những người bị viêm loét dạ dày, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Trong thành phần của nghệ chứa nhiều beta carotene và hoạt chất curcumin, có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa. Không những vậy, chúng còn mang lại hiệu quả trong việc làm lành vết thương và hỗ trợ giảm đau và kháng khuẩn hiệu quả. 

Kết hợp với nghệ là mật ong có vị ngọt thanh, giúp mẹ bầu giảm hẳn triệu chứng khó chịu, đắng miệng và ăn ngon hơn. Đặc biệt, mật ong còn giúp cân bằng nồng độ acid trong dạ dày, mang đến hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai.

Cách sử dụng:

  • Lấy 3 thìa mật ong và 2 thìa bột nghệ trộn đều với nhau.
  • Ăn trực tiếp hỗn hợp trên hàng ngày vào mỗi buổi sáng sớm để cải thiện các vấn đề do viêm loét dạ dày gây nên.

1.3. Chữa viêm loét dạ dày bằng nha đam

Trong nha đam chứa hàm lượng lớn là nước nên mang đến hiệu quả trung hòa acid dịch vị dạ dày. Từ đó, các cơn nóng rát, đau tức thượng vị hay tình trạng nôn mửa sẽ được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, nha đam còn có nhiều vitamin, polyphenol và acid amin, giúp ức chế các vi khuẩn gây bệnh dạ dày. Từ đó, tái tạo niêm mạc và làm dịu ổ loét. 

Nha đam giúp làm lành các vết loét do viêm dạ dày

Hướng dẫn sử dụng:

  • Lấy một lá nha đam tươi đem rửa sạch. Dùng dao gọt bỏ phần vỏ bên ngoài.
  • Cắt nha đam thành từng miếng nhỏ có kích thước như hạt lựu rồi nấu chín với nước và một ít đường phèn.
  • Có thể lấy nước nha đam uống hàng ngày thay cho nước lọc để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai.

1.4. Điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai bằng chế độ ăn uống 

Để điều trị viêm loét dạ dày thì bà bầu cần kết hợp thêm với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu để tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Không nên ăn quá nhiều đồ ăn cùng một lúc mà phải chia đều ra thành từng bữa nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày. 
  • Trong quá trình ăn nên nhai kỹ, ăn chậm và nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi ăn để không ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
  • Nên tạo thói quen ăn chín uống sôi để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong dạ dày.
  • Không nên sử dụng đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ hay những đồ có tính chất cay nóng.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc và trung hòa dịch vị như: Ngũ cốc, rau củ, rau xanh,…
Ăn nhiều rau xanh để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

1.5. Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết

Điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng tại nhà mà cần có sự hướng dẫn và đồng ý của bác sĩ. 

Nếu tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc bao gồm 2 loại chính là: Thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng acid. Tuy nhiên, dùng trong thời gian ngắn với liều thấp để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

2. Lưu ý điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai

Phụ nữ trong quá trình mang thai bị viêm loét dạ dày cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lên kế hoạch ăn uống và bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý để kìm hãm sự phát triển của bệnh.
  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học. Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
  • Nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Khi mang thai trong 3 tháng đầu, các mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng để điều hòa ổn định nhu động ruột.
  • Ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên giảm tải công việc và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Tránh để tâm lý căng thẳng hay bị stress sẽ làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Có thể dùng thêm viên nghệ hoặc thực phẩm chức năng chứa omega 3 để cải thiện các vấn đề về dạ dày nhưng cần được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Nếu trong gia đình có người hút thuốc lá thì cần góp ý thay đổi thói quen này để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và bệnh viêm loét dạ dày.
  • Trường hợp xét nghiệm HP dạ dày của mẹ bầu dương tính thì cần có chế độ ăn uống riêng để không lây cho những người khác trong gia đình.

Có nhiều phương pháp điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai hiệu quả và an toàn. Điều quan trọng là mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để kìm hãm sự phát triển của bệnh, giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn.