Mắc bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Mắc bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu là mối quan tâm của bệnh nhân và người nhà. Để tìm hiểu vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống người bệnh ung thư vòm họng

Tiên lượng sống (hay chính là thời gian sống sót của người bệnh ung thư vòm họng qua 5 năm tính từ thời điểm phát hiện bệnh) ở từng trường hợp người bệnh ung thư vòm họng cao hoặc thấp được quyết định dựa vào nhiều yếu tố cộng hưởng lại. Cụ thể như:

Thời điểm phát hiện bệnh: thời điểm phát hiện bệnh là sớm hay muộn? Cấp độ bệnh ở thời điểm phát hiện nằm trong giai đoạn nặng hay nhẹ? là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tiên lượng sống của người bệnh dài hay ngắn. Những bệnh nhân may mắn phát hiện ra bệnh ở giai đoạn nhẹ (ung thư vòm họng giai đoạn 1, 2) sẽ có tiên lượng sống dài hơn và cơ hội chữa trị khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với bệnh nhân phát hiện bệnh ở cấp độ nặng (ung thư vòm họng giai đoạn 3,4).

Thời gian người bệnh tiến hành điều trị bệnh: Khi phát hiện bệnh, nếu bệnh nhân chủ động điều trị bệnh nhanh chóng bằng các phương pháp phù hợp (do bác sĩ xem xét và quyết định), bệnh sẽ được đẩy lùi và kìm hãm sự phát triển, từ đó giúp kéo dài tiên lượng sống lâu hơn so với những trường hợp không tiến hành điều trị nhanh chóng (do các lý do khách quan như không có kinh phí điều trị bệnh, người bệnh không muốn điều trị…).

Người bệnh tiến hành điều trị càng sớm càng giúp làm tăng tiên lượng sống
Người bệnh tiến hành điều trị càng sớm càng giúp làm tăng tiên lượng sống

Mức độ “phù hợp” với thuốc điều trị: Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ địa và sức khỏe của bệnh nhân. Khi tiến hành các phương pháp điều trị ung thư vòm họng như xạ trị, hóa trị những người bệnh ít bị tác dụng phụ do thuốc hơn thì thời gian phục hồi sức khỏe sau trị liệu nhanh hơn và tiên lượng sống cao hơn.

Độ tuổi: Người mắc ung thư vòm họng ở độ tuổi trẻ thường có tiên lượng sống cao hơn so với những người bệnh đã lớn tuổi.

Giới tính: Nhiều số liệu cho thấy ung thư vòm họng ít gặp ở nữ giới hơn so với nam giới, và tiên lượng sống của nữ giới cao hơn so với nam giới (trường hợp cả 2 cùng bị mắc ung thư vòm họng).

Sức khỏe người bệnh: Người bệnh khỏe mạnh có sức đề kháng tốt hơn sẽ có khả năng chịu đựng các tác dụng phụ của thuốc tốt hơn, thời gian còn lại nhiều hơn.

2. Mắc bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng sống được bao lâu là mối quan tâm của bệnh nhân và người nhà
Ung thư vòm họng sống được bao lâu là mối quan tâm của bệnh nhân và người nhà

Ung thư vòm họng hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn chính là: ung thư vòm họng giai đoạn đầu, giai đoạn 2, giai đoạn 3 và ung thư giai đoạn cuối tương ứng với 4 cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng và nguy hiểm. Ở mỗi giai đoạn các triệu chứng bệnh đều thay đổi rõ rệt dần, điều đó cũng đồng nghĩa với

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn đầu tiên hình thành bệnh, các tế bào ung thư mới hình thành (do sự đột biến gen) nên thường có kích thước nhỏ dưới 2 cm. Ở giai đoạn này người bệnh hầu như không có bất kỳ biểu hiện nào cụ thể.

Nếu bệnh nhân may mắn phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu (do khám sức khỏe hoặc tầm soát ung thư định kỳ) thì tiên lượng sống qua 5 năm của người bệnh có thể đạt tới 83,7%. Ngoài ra, tỷ lệ người bệnh có thể điều trị khỏi bệnh là rất lớn do các tế bào ung thư mới xuất hiện nên chưa có sự phát triển mạnh.

Ung thư vòm họng giai đoạn 2

Ở cấp độ 2, ung thư vòm họng đã phát triển mạnh mẽ hơn. Các tế bào ung thư có cơ hội phân chia tế bào và xâm lấn các mô tế bào lành xung quanh nên kích thước khối ung thư tăng lên nhiều, thường tăng từ 5 cm – 6 cm. Tuy nhiên ở thời điểm này các khối ung thư chưa có khả năng di căn và gây bệnh sang các bộ khác trong cơ thể nên tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ở ung thư vòm họng giai đoạn 2 vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn 2 và 3.

Theo các báo cáo từ thập niên gần đây, tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm (tính từ thời điểm phát hiện bệnh) của ung thư vòm họng giai đoạn 2 chiếm khoảng 60%.

Ung thư vòm họng giai đoạn 3

Ung thư vòm họng giai đoạn 3 bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ do các tế bào ung thư nhỏ có khả năng tách ra khỏi khối ung thư chính và xâm nhập vào vòng tuần hoàn máu di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể và gây bệnh. Đây gọi là hiện tượng di căn ung thư vòm họng do bệnh không được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm.

Các “điểm đến” của ung thư vòm họng giai đoạn 3 di căn thường chỉ là các bộ phần gần vùng đầu cổ như: hầu, hốc mũi (giai đoạn 3A) và các hạch cổ, hạch bạch huyết (giai đoạn 3B). Tiên lượng sống sót của người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 3 sau 5 năm chỉ chiếm từ 40% (ung thư vòm họng giai đoạn 3B) đến 60% (giai đoạn 3A).

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh ung thư vòm họng. Ở giai đoạn cuối các triệu chứng bệnh xuất hiện theo tần suất dày hơn với mức độ tăng dần theo từng ngày. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối không thể chữa trị được nữa. Các phương pháp được áp dụng trong giai đoạn cuối thường nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn trong thời gian còn lại.

Tiên lượng sống của người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối rất thấp. Tỉ lệ người bệnh sống sót sau 5 năm chỉ chiếm khoảng từ 10% – 38%, thậm chí những trường hợp bệnh nhân quá nặng có thể tử vong chỉ sau vài tháng phát hiện bệnh.

3. Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư vòm họng

Người bệnh ung thư vòm họng nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp
Người bệnh ung thư vòm họng nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp

Bên cạnh việc điều trị bệnh, bổ sung các dinh dưỡng và khoáng chất tăng cường sức khỏe cho cơ thể người bệnh cũng là nhiệm vụ quan trọng không kém mà người nhà bệnh nhân cần lưu ý đặc biệt. Một số thực phẩm nên ăn và nên tránh với người bệnh ung thư vòm họng bạn có thể tham khảo như:

Những loại thực phẩm người bệnh ung thư vòm họng nên bổ sung:

  • Bổ sung nguồn protein cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng…
  • Tăng cường chất xơ và các loại rau xanh như: súp lơ (xanh và trắng), măng tây, bắp cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, cải xoăn, rau diếp, mướp tây, mùi tây, hành, củ cải, cải xoong, các loại rong và tảo biển…Và đặc biệt là các loại rau mầm như: giá đỗ, mầm đậu nành…
  • Uống nước ép rau củ 1 cốc/ngày với các loại nước ép có lợi như: nước ép cần tây, nước ép củ dền…
  • Bổ sung các loại hạt nguyên hạt (sống) hạnh nhân, hạt bí, hạt dưa, hạt lanh (flaxseed).
  • Các loại bột chế từ cây lúa mì, lúa mạch non hoặc từ mầm hạt là thức ăn rất tốt cho người bệnh ung thư vòm họng.
  • Tham khảo dùng các loại trà hoặc lá dược thảo như: gừng tươi, bạc hà, sả, lá chanh…
  • Chọn chế biến các thức ăn theo dạng mềm như cháo súp giúp người bệnh dễ ăn, ăn được nhiều hơn và cải thiện tình trạng khó nuốt.
  • Hãy chủ động tham khảo mong muốn dinh dưỡng, các món ăn bệnh nhân muốn ăn để có sự cân bằng phù hợp.

Những loại thực phẩm người bệnh ung thư vòm họng cần tránh:

  • Tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong. Vì đây là các loại đồ ăn tạo môi trường cho tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
  • Không ăn lạc và hạt điều (vì chứa nhiều nấm), không ăn khoai tây chiên, bánh mì trắng…
  • Không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và các loại đồ uống có gas, đồ uống đóng hộp.
  • Hạn chế hoặc không ăn các loại muối tinh chế. Chỉ ăn muối biển tự nhiên, chưa tinh chế.
  • Hạn chế ăn các loại hải sản vì vị tanh của hải sản có thể làm lượng đờm trắng trong cổ họng người bệnh tăng nhiều hơn.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc ung thư vòm họng sống được bao lâu. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn hoặc để lại số điện thoại chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn cho bạn.

Thông tin liên hệ