Giải đáp thắc mắc ung thư đại trực tràng có di truyền không?
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu ở nữ giới và thứ ba ở nam giới. Nhiều trường hợp, cùng một gia đình cả bố mẹ và con cái đều mắc ung thư đại trực tràng khiến nhiều người băn khoăn và đặt ra câu hỏi liệu ung thư đại trực tràng có di truyền không?
Nội dung bài viết
1.Biểu hiện của ung thư đại trực tràng
Biểu hiện bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu thường khó nhận biết và rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác. Càng về giai đoạn sau, biểu hiện bệnh càng rõ.
- Táo bón: Đây là biểu hiện bệnh ung thư đại trực tràng ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Nguyên nhân là do đại tràng là nơi chứa và bài tiết phân nên khi khối u phát triển, sẽ làm giảm chức năng của đại trực tràng gây rối loạn đường ruột dẫn đến táo bón.
- Đau bụng: Bụng là bộ phận chứa nhiều cơ quan của cơ thể, trong đó có đại trực tràng. Bất kì sự tổn thương nào của các cơ quan bên trong bụng đều gây đau vùng bụng. Chứng đau bụng do bệnh ung thư đại trực tràng thường khởi phát từ vị trí dưới rốn và sau đó lan ra các vùng khác của bụng.
- Thói quen đại tiện thay đổi: Bệnh nhân ung thư đại trực tràng thường có thói quen đại tiện nhiều hơn những người bình thường nhưng lại khó đại tiện. Nguyên nhân là do các khối u phát triển ở trực tràng ảnh hưởng đến cơ vòng và gây đau khi đại tiện.
- Phân có màu đen, dính máu và chất nhầy: Trạng thái phân của bệnh nhân ung thư đại tràng khác so với những người khỏe mạnh. Khi các khối u phát triển với kích thước lớn dễ bị chảy máu hoặc bong lớp vảy bên ngoài kết hợp với thành đại trực tràng bị viêm loét do tổn thương dễ dẫn đến chảy máu và theo đường phân ra ngoài. Máu trong phân thường có màu đen và kèm chất nhầy, khác với hiện tượng đi ngoài ra máu đỏ thường gặp ở bệnh trĩ.
- Khuôn phân mỏng, dẹt: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện khuôn phân mỏng dẹt. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian và kèm theo hiện tượng táo bón thì cần đặc biệt cảnh giác.
- Một số biểu hiện toàn thân khác: Ngoài các biểu hiện của bệnh ung thư đại trực tràng trên, người bệnh còn có một số biểu hiện toàn thân khác như chán ăn, sụt cân nhanh chóng. Nếu các tế bào di căn đến xương, phổi còn gây đau xương, xương dễ gãy, ho,…
Ung thư đại trực tràng cực kì nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi thấy một trong số các biểu hiện bất thường trên cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và có biện pháp điều trị.
2. Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng
Ngoài mang gen di truyền đột biến gây ung thư, còn có rất nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng như:
- Béo phì: những người béo phì (đặc biệt là béo bụng) có nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng cao hơn những người bình thường.
- Lười vận động cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Chế độ ăn uống không khoa học: chế độ ăn nhiều thịt đỏ (như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…), ăn nhiều đồ chiên rán, nướng và ít rau xanh làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
- Hút thuốc lá, nghiện rượu bia
- Mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Những người mang gen đột biến di truyền gây ung thư, béo phì, nghiện thuốc lá, rượu bia… đều là những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ là việc làm cần thiết để phát hiện bệnh ngay khi chưa có triệu chứng.Ung thư đại trực tràng có di truyền không?
Ung thư đại trực tràng có di truyền không là câu hỏi băn khoăn của nhiều người. Bệnh ung thư đại trực tràng không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo đó, những người có người thân trong gia đình mắc ung thư đại trực tràng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
Nhiều số liệu thống kê đã chỉ ra, có khoảng 5 – 10% bệnh nhân mắc ung thư đại tràng do thừa hưởng gen đột biến gây ung thư. Một số gen đột biến có thể gây ung thư đại trực tràng là:
- Hội chứng đa polyp tuyến gia đình (FAP): những người mắc hội chứng đa polyp tuyến gia đình có thể phát triển hàng trăm khối polyp ở ruột và có nguy cơ lớn chuyển thành ung thư đại trực tràng sớm, thường trước 40 tuổi. Những người mang gen hội chứng di truyền FAP không chỉ liên quan đến ung thư đại trực tràng mà còn liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác.
- Hội chứng ung thư đại trực tràng không polyp (Lynch): khoảng 2 – 4% bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng liên quan đến yếu tố này. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này thường do sự đột biến gen MLH1 và MSH2. Mắc hội chứng Lynch có nguy cơ phát triển bệnh khi còn rất trẻ. Nguy cơ mắc bệnh suốt đời ở những người mang hội chứng này có thể lên tới 80%. Ngoài ung thư đại trực tràng, hội chứng Lynch còn liên quan đến rất nhiều bệnh ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư niệu đạo…
- Hội chứng Turcot: hội chứng turcot là bệnh di truyền hiếm gặp. Những người mắc hội chứng này có rất nhiều khối polyp ở đại tràng và làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, hội chứng này cũng liên quan đến bệnh ung thư não.
- Hội chứng Peutz Jeghers: do đột biến gen STK11 gây ra. Những người mang gen hội chứng di truyền này có nguy cơ cao phát triển thành ung thư đại trực tràng.Ung thư đại trực tràng sống được bao lâu
Ung thư đại tràng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kích thước khối u, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân và đặc biệt là giai đoạn tiến triển bệnh. Phát hiện và điều trị bệnh càng sớm, khả năng chữa khỏi càng cao.
Phát hiện và điều trị ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu khi khối u chỉ mới phát triển trong lớp niêm mạc đại tràng, trực tràng hay được giới hạn trong các polyp, bệnh nhân có cơ hội sống cao nhất. Cụ thể, bệnh nhân ung thư đại tràng có 92% cơ hội sống; bệnh nhân ung thư trực tràng có 87% cơ hội sống. Tiên lượng này được áp dụng trong khoảng thời gian 5 năm. Sau khoảng thời gian 5 năm, bệnh có thể tái phát hoặc không tái phát, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Khi các tế bào ung thư đã lan ra ngoài đại trực tràng và tới các mô ở thành ruột nhưng chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết, cơ hội sống cao nhất cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 84 – 89%.
Đến giai đoạn ung thư đã lan ra ngoài đại tràng và lan đến các hạch bạch huyết, tỷ lệ sống sau 5 năm cho người bệnh giảm chỉ còn 53 – 87%.
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn các tế bào ung thư đã di căn rộng tới các bộ phận khác của cơ thể như phổi, buồng trứng, gan,… cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng rất thấp chỉ khoảng 11 – 12%.
3. Các phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng
Tùy vào mỗi giai đoạn tiến triển bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Những bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu thường được chỉ định phẫu thuật và có thể kết hợp với xạ trị (có thể thực hiện trước và sau phẫu thuật).
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn 2, giai đoạn 3 ngoài phẫu thuật và xạ trị thường được chỉ định thêm điều trị bằng hóa chất.
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối có khả năng sống thấp. Lúc này, mọi phương pháp điều trị gần như không có tác dụng và bệnh nhân thường được chỉ định xạ trị kết hợp chăm sóc giảm nhẹ để giảm các chứng đau do tế bào ung thư di căn.
Trên đây là những thông tin giải đáp ung thư đại trực tràng có di truyền không. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn cụ thể.