Giải đáp người bị viêm loét dạ dày có uống được sâm không?
Sâm hay còn gọi là nhân sâm. Đây là thảo dược quý với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe tổng thể, trí não cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Nếu sâm tốt như vậy thì liệu người bị viêm loét dạ dày có uống được sâm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Do đó, các bạn hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để giải đáp cho vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Người bị viêm loét dạ dày có uống được sâm không?
Viêm loét dạ dày là tình trạng dịch vị axit từ dạ dày tiết ra nhiều quá mức cần thiết. Từ đó, gây viêm nhiễm và dẫn đến các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Chính điều này khiến máu huyết bị rối loạn đường đi do khí trong dạ dày bị trì trệ. Vì thế, các cơn đau tại dạ dày khiến người bệnh khó chịu, cộng thêm các triệu chứng khác như buồn nôn, thậm chí là chảy máu tại chỗ tổn thương.
Trong khi đó, nhân sâm lại có đặc điểm nổi bật là giúp bổ khí và thúc đẩy lưu thông khí huyết. Thế nên, khi dùng nhân sâm, lượng khí được bồi bổ nên càng sản sinh nhiều hơn, khiến lượng khí trong dạ dày càng bị tích tụ nhiều, lượng máu cũng chảy mạnh hơn. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày càng rõ nét và trầm trọng hơn như đau bụng dữ dội, chảy máu tại chỗ nhiều hơn, buồn nôn, chướng bụng…
Do đó, viêm loét dạ dày có uống được sâm không chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời. Nhân sâm mặc dù tốt nhưng người đang mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, trong đó có viêm loét dạ dày không nên dùng nhân sâm ở bất cứ dạng nào. Đồng thời, các chế phẩm từ nhân sâm như hồng sâm, kẹo sâm, rượu sâm, cao sâm, mật ong ngâm sâm… cũng không nên sử dụng để tránh làm bệnh trầm trọng hơn.
2. Vậy viêm loét dạ dày nên uống loại thảo dược nào?
Nhân sâm mặc dù bồi bổ và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không thể dùng được cho người bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều các loại thảo dược tốt giúp giảm triệu chứng của bệnh dạ dày và hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn. Do đó, các bạn có thể lựa chọn một trong những thảo dược dưới đây để cải thiện viêm loét dạ dày:
1.1. Dạ cẩm
Dạ cẩm còn có nhiều tên gọi khác như đất lượn, loét mồm, chạm khẩu cắm… Đây là loại thực vật thuộc họ cà phê và có thể thu hái quanh năm. Để trị bệnh, thì bộ phận lá cây thường được ưa chuộng hơn.
Loại thảo dược này rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày nhờ chứa các hoạt chất là alcaloid, tanin và saponin. Vì thế, dạ cẩm có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh như giảm ợ chua, giảm đau, nóng rát vùng ức. Đặc biệt, nếu dùng đúng cách còn giúp các vết thương ở niêm mạc dạ dày được phục hồi và làm lành.
Bên cạnh đó, dạ cẩm còn mang đến những tác dụng khác có lợi cho sức khỏe như điều trị nhiệt miệng, thanh nhiệt, tốt cho làn da cũng như cải thiện các bệnh ngoài da…
Hiện nay, để điều trị viêm loét dạ dày bằng dạ cẩm có rất nhiều cách khác nhau. Có thể kể đến như:
- Lấy lá tươi hoặc lá khô sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Để tiện dụng hơn, có thể sử dụng dạng dạ cẩm đã được bào chế là cốm dạ cẩm, cao dạ cẩm…
1.2. Chè dây
Loại thảo dược này còn có nhiều tên gọi khác là khau rả, bạch liễm. Đây là một loại cây thân leo thường có ở trong rừng lớn và hay bám vào những cây cổ thụ.
Chè dây có chứa nhiều hoạt chất là tanin, flavonoid và đường. Vì thế, có tác dụng cầm máu, trung hòa acid trong dạ dày.
Bên cạnh đó, chè dây còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh dạ dày là khuẩn HP nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Nhờ vậy, các triệu chứng khó chịu cho người bị viêm loét dạ dày như ợ chua, khó tiêu, hơi thở có mùi, đau bụng cũng được cải thiện đáng kể.
Để sử dụng chè dây điều trị viêm loét dạ dày, các bạn chỉ cần đun sôi 60 – 70g chè dây với 1 lít nước. Sau đó, dùng nước này uống hết trong ngày sẽ giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
1.3. Bạch truật
Trong Đông y, bạch truật là một vị dược liệu quen thuộc chuyên dùng để điều trị các bệnh về dạ dày. Thảo dược này có tác dụng trị tiêu hóa kém, vị hư nhược, trị tỳ. Đồng thời, còn giúp trung hòa acid trong dạ dày nhờ lượng tinh dầu lớn. Vì thế, các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra như nóng thượng vị, đau rát… đều được cải thiện.
Ngoài ra, bạch truật còn cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, ợ chua rất tốt. Do đó, giảm gánh nặng cho dạ dày, nên giúp giảm cơn đau, sưng viêm do viêm loét dạ dày gây ra.
Việc dùng bạch truật để trị viêm loét dạ dày có thể áp dụng một trong những cách sau:
- Người bệnh chỉ cần đem sắc mỗi ngày từ 6 – 12g bạch truật với khoảng 1 lít nước. Sau đó, gạn lấy phần nước này và uống mỗi ngày.
- Đem bạch truật phơi khô rồi tán thành bột mịn và ve thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày sử dụng các viên thuốc này theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.
- Kết hợp bạch truật với một số vị thuốc khác như hắc táo nhân, cam thảo, trần bì, hậu phác rồi sắc lấy nước uống nhằm gia tăng hiệu quả.
Ngoài việc sử dụng các thảo dược kể trên, người bị viêm loét dạ dày cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Nên ăn đúng giờ, cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu và tránh xa rượu bia, thuốc lá, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối… Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và chú ý nấu các món ăn mềm, dễ tiêu… Đồng thời, thực hiện việc ngủ đúng giờ, không thức khuya, luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe nhằm cải thiện bệnh trạng.
Người bị viêm loét dạ dày có uống được sâm không đã được giải đáp trên đây. Mặc dù không sử dụng được nhâm nhưng người bệnh có rất nhiều thảo dược tốt để thay thế nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, giảm triệu chứng nhanh chóng. Đồng thời, nên chú ý kết hợp ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ để sớm đạt được hiệu quả trị bệnh cao nhất.