Điều trị và cách chăm sóc người bị ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư gan giai đoạn cuối là căn bệnh ung thư phổ biến, đứng thứ tư trong các loại ung thư. Khi ở giai đoạn đầu bệnh thường khó phát hiện mà diễn ra âm thầm, lặng lẽ cho tới khi chẩn đoán thì người bệnh đã mắc ở giai đoạn cuối. Vậy nên điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào? Cùng GENK STF tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

Xem thêm:

1. Tiến triển và triệu chứng của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Khi mắc ung thư gan giai đoạn cuối, lúc này cơ quan gan xuất hiện nhiều khối u ác tính có kích thước lớn. Đồng thời, tế bào ung thư di căn tới mạch máu, xâm nhập qua cơ quan gần gan và nội tạng. Từ đó, bệnh nhân có những triệu chứng phổ biến sau:

Ung thư gan giai đoạn cuối rất khó cứu chữa nếu không điều trị sớm

1.1. Cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi 

Người bệnh không chỉ mệt mỏi về thể xác mà cảm thấy tinh thần, cảm xúc cũng bị giảm sút. Mặc dù nghỉ ngơi liên tục nhưng cảm giác này không thuyên giảm, ảnh hưởng rất lớn tới bệnh nhân. 

1.2. Sút cân, gầy còm

Suy nhược cơ thể làm cho người bệnh ung thư cảm thấy chán ăn, ăn không ngon dẫn tới tình trạng sút cân, cơ thể gầy còm thiếu sức sống. Có người sút đột ngột 5 – 6 kg/tháng cũng có người sút từ từ. 

1.3. Tiêu hóa rối loạn

Do chức năng gan suy giảm nên ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa làm cho người bệnh có triệu chứng: Tiêu chảy, táo bón kèm theo đau quặn, đau bụng dữ dội thành cơn. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có cảm giác: Chướng bụng, đầy bụng, đầy hơi mặc dù ăn ít, thậm chí không ăn gì. 

1.4. Vùng gan sưng to

Khi bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, bạn sẽ sờ thấy khối u to xuất hiện ở bộ phận gan. Dấu hiệu này báo hiệu rằng cơ quan này bị phá hủy và tổn thương nghiêm trọng. 

Gan sưng to báo hiệu khối u phát triển lớn

1.5. Đau tức liên tục

Ung thư gan ở giai đoạn cuối thường làm cho bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau tức khó chịu. Cơn đau diễn ra từng cơn và chỉ thuyên giảm đôi chút khi sử dụng thuốc giảm đau thông thường. 

1.6. Cổ trướng

Bệnh nhân có dấu hiệu bụng phình lớn, phù chi dưới, cổ trướng gây cảm giác đau nhức. Nguyên nhân là do chất dịch trong khoang bụng chịu tác động bởi sự di căn của tế bào ung thư. 

1.7. Vàng da

Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất cho biết người bệnh mắc ung thư gan ở giai đoạn cuối. Lúc này, khối u ác tính phát triển lớn, chèn ép làm tắc nghẽn ống mật và gan nên gây ra triệu chứng vàng da, vàng mắt. 

2. Điều trị bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối như thế nào?

Tùy vào cơ địa, thể chất và tình trạng của người mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Mặc dù bệnh khó chữa hết hẳn nhưng mục đích chính vẫn là kéo dài thời gian sống và giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. 

Khi mắc ung thư ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể được điều trị bằng một trong những phương pháp sau: 

2.1. Hóa trị

Đây là phương pháp dùng thuốc đưa trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân để tiêu diệt tận gốc và ngăn chặn quá trình phân chia các tế bào ung thư. 

Thuốc hóa trị thường tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc đôi khi dùng thuốc uống dạng viên, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt thời gian điều trị.

2.2. Xạ trị

Biện pháp điều trị ung thư gan ở giai đoạn cuối sử dụng chùm tia phóng xạ xạ trị đã được đo đếm cẩn thận. Nhằm tiêu diệt và phá hủy tế bào ung thư, cũng như ngăn chặn chúng phân chia, phát triển thành khối u mới. 

Phương pháp xạ trị phá hủy và tiêu diệt các tế bào ung thư gan

2.3. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Sử dụng thuốc sorafenib (nexavar) chuyên dùng để cản trở quá trình tạo mạch máu và phát triển tế bào của khối u mới. 

3. Cách chăm sóc người bị ung thư gan ở giai đoạn cuối

Chăm sóc người bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối đúng cách giúp giảm bớt triệu chứng đau đớn, cải thiện tinh thần và thể chất để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. 

Người nhà bệnh nhân chăm sóc người bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc áp dụng cách sau: 

– Lên kế hoạch thời gian để giúp người bệnh thực hiện những điều mà họ mong muốn. 

– Nhắc nhở người bệnh uống thuốc giảm đau đầy đủ, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. 

– Nếu người bệnh cảm thấy lo lắng, bồn chồn thì bạn cố gắng hỏi han, tìm hiểu xem họ có bị đau ở đâu hay không. 

– Trong trường hợp người bệnh hoảng sợ, bối rối hãy cố gắng giữ bình tĩnh, nói chuyện nhẹ nhàng để họ không giật mình, mất kiểm soát. 

Đối với người bệnh đang trong giai đoạn điều trị và có sự thay đổi trao đổi chất thì người chăm sóc nên: 

– Tiếp tục cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau, nhằm giảm các cảm giác buồn nôn, nôn, co giật và sốt cao đột ngột. 

– Trong trường hợp người bệnh còn sức di chuyển tốt thì người nhà nên dành thời gian đưa họ đi thư giãn ở nơi yên tĩnh, trong lành để cải thiện tâm trí và tinh thần. 

– Nếu người bệnh bị khô môi thì bạn sử dụng son dưỡng thiên nhiên để giữ ẩm cho môi. 

– Cho người bệnh uống nhiều nước, nước ép trái cây hoặc sinh tố để bổ sung dưỡng chất. 

Chăm sóc và giảm cảm giác đau về thể xác lẫn tinh thần cho người bệnh

4. Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị ung thư gan ở giai đoạn cuối

Ngoài thực hiện biện pháp điều trị và chăm sóc, yếu tố dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe người mắc bệnh ung thư gan. 

4.1. Những thực phẩm người bệnh ung thư gan nên ăn

Để cải thiện các cơn đau và ngăn ngừa bệnh tiến triển nhanh, bệnh nhân ung thư gan cần ăn bổ sung các loại thực phẩm sau: 

– Ăn thực phẩm chay hoặc thực dưỡng: Gạo lứt, hạt kê, ngô, đậu xanh, đậu đỏ,… Tuy nhiên cần kết hợp ăn đầy đủ chất để cơ thể không bị thiếu chất do ăn chay trong giai đoạn này. 

– Thực phẩm giàu protein nên ăn với mức độ vừa phải, nhằm giảm tải gánh nặng cho gan. 

– Bổ sung nhiều rau củ tươi như: Cà rốt, cà chua, súp lơ, măng tây, bắp cải. Cùng các loại trái cây: Kiwi, dưa hấu, táo, đào, hạt óc chó, hạt vừng.

– Chia thành nhiều bữa nhỏ với lượng ăn vừa đủ, tránh ăn dồn thành 2 – 3 bữa dễ làm hệ tiêu hóa bị quá tải, khó hấp thu chất dinh dưỡng thiết yếu. 

– Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C cùng khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ. 

4.2. Những thực phẩm người bệnh ung thư gan nên kiêng

Bên cạnh ăn thực phẩm có lợi, người bị ung thư gan ở giai đoạn cuối cần kiêng kỵ những nhóm sau: 

– Thực phẩm giàu chất béo, đồ ngọt: Khoai chiên, bánh ngọt, bánh nướng, thịt mỡ,… nạp vào cơ thể thường gây áp lực cho cơ quan dạ dày, ảnh hưởng tới gan. Do đó, người bệnh cần gạt ra khỏi thực đơn ăn uống. 

– Thực phẩm giàu protein: Sữa, thịt gia cầm, thịt heo, cá,… làm cho gan phải mất quá nhiều thời gian xử lý, dẫn tới chất độc tích tụ trong gan và cơ thể làm cho bệnh ung thư nghiêm trọng hơn. 

– Thực phẩm nhiều muối: Người bệnh ung thư gan cũng nên kiêng đồ ăn nêm nếm quá nhiều muối. Bởi ăn mặn bình thường đã không tốt, đối với người ung thư gan lại càng nguy hiểm, dễ làm bệnh tiến triển nặng.

Thực phẩm nên gạt khỏi thực đơn của người bị ung thư gan

Như vậy, bệnh ung thư gan giai đoạn cuối để lại nhiều di chứng, gây cảm giác đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Lúc này, người bệnh cần được người nhà chăm sóc và điều trị đúng cách, nhằm kéo dài thời gian sống cho họ. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7