Cách đối phó với tác dụng phụ xạ trị ung thư vòm họng

Tác dụng phụ xạ trị ung thư vòm họng có thể gặp như chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi… Do đó, sau giai đoạn điều trị này khi chăm sóc bệnh nhân người nhà cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

1. Tác dụng phụ xạ trị ung thư vòm họng

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao như tia X hay gamma hoặc các hạt nguyên tử như electron, proton chiếu vào khối u để tiêu diệt chúng. Cùng với phẫu thuật và hóa trị liệu, xạ trị là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh ung thư, giảm nguy cơ ung thư tái phát, điều trị tốt triệu chứng giai đoạn muộn…

Có không ít bệnh nhân được bác sĩ chỉ định xạ trị tỏ ra lo lắng vì không biết xạ trị có đau không. Thực tế, dù ít hay nhiều, bất kì phương pháp điều trị ung thư nào đều có những tác dụng không mong muốn nhất định. Với bệnh nhân điều trị bằng tia xạ, đau rát da cũng là triệu chứng khá phổ biến tuy nhiên mức độ biểu hiện ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Ở một số bệnh nhân, ở vùng điều trị da trở nên sưng tấy, đỏ, da cũng có thể bị loét đau. Thông thường, đau rát sẽ biến mất sau khi liệu trình điều trị kết thúc.

Ngoài tác dụng phụ trên, bệnh nhân điều trị xạ trị có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ khác như:

  •       Khô da, rụng lông, tóc…
  •       Vùng đầu cổ: cảm giác khó chịu vùng miệng, khô miệng, đỏ, viêm loét niêm mạc, đau, chảy máu, khó ăn uống…
  •       Vùng hầu, thực quản: khó nuốt, nuốt đau, nuốt sặc
  •       Ho khan dai dẳng
  •       Tăng áp lực nội sọ gây buồn nôn, nhức đầu, thay đổi hành vi…
Xạ trị có thể có một số tác dụng phụ nhất định, bao gồm cả đau rát vùng da sau điều trị
Xạ trị có thể có một số tác dụng phụ nhất định, bao gồm cả đau rát vùng da sau điều trị

2. Cách đối phó với tác dụng phụ xạ trị ung thư vòm họng

Thực tế, các tác dụng phụ đều sẽ thuyên giảm sau khi kết thúc liệu trình điều trị một thời gian. Để bệnh nhân không lo lắng quá mức và tập trung điều trị, các bác sĩ thường sẽ thông báo trước một số tác dụng phụ có thể gặp phải và cách xử lý.

Riêng với triệu chứng đau rát vùng da sau điều trị tia xạ, cần chú ý rửa da sạch và để khô tự nhiên, dùng một số loại kem bôi da giảm tấy đỏ và sử dụng thêm thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và thuốc giảm đau khi đau nhiều. Bệnh nhân có triệu chứng này cũng cần lưu ý giữ ẩm da, tránh ánh nắng tiếp xúc với vùng da tổn thương, không mặc quần áo bó gây khó chịu, không chà xát, gãi làm xước vùng điều trị… Với trường hợp bệnh nhân đau liên tục không thuyên giảm tại một vị trí cần thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị hợp lý, kịp thời.

Điều trị ung thư là cả một quá trình chiến đấu lâu dài của người bệnh và cả bác sĩ. Trước khi chỉ định điều trị tia xạ cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ phải tính toán cẩn thận để đưa ra phác đồ hiệu quả nhất dựa trên các xét nghiệm. Tin tưởng và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ là điều kiện cần có để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh giảm đau nếu bệnh nhân có biểu hiện đau nhiều
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh giảm đau nếu bệnh nhân có biểu hiện đau nhiều

3. Chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng sau xạ trị

Đối với ung thư vòm họng, sau hóa xạ trị người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, nuốt khó nuốt đau, gây chảy máu tại các chỗ lở loét. da bị kích thích, rụng tóc, sức khỏe kiệt quệ, mất sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng…Do đó, sau giai đoạn điều trị này khi chăm sóc bệnh nhân người nhà cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

  •       Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng: là vấn đề rất quan trọng cho bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn. Vì vậy nên cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng để dễ nuốt và dễ tiêu hóa như các loại súp, nước ép nho, và các loại thực phẩm nhạt như thịt gà, gạo trắng, bột yến mạch, bánh quy giòn và khoai tây

– Khi xạ trị: Bệnh nhân nên ăn những loại rau củ hoa quả tươi, đồng thời có thể ăn món canh gan lợn với rau chân vịt, nấm nấu đậu …

– Sau khi xạ trị người bệnh dễ bị nôn, ói mửa  khi ngửi thấy mùi thức ăn. Vì vậy, khi chế biến thức ăn có thể thêm các loại thảo mộc như lá bạc hà….vào trong các món tanh để khử mùi. Hoặc những món ăn ít mùi vị có thể thêm thảo mộc, gia vị tỏi, gừng, húng quế, vỏ chanh, nghệ…không gây kích ứng niêm mạc họng để tăng cảm giác thèm ăn cho người bệnh

Nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng sau xạ trị
Nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng sau xạ trị
  •       Chế độ tập luyện

– Sau điều trị, mỗi bệnh nhân nên có chế độ tập luyện sức khỏe và vận động cơ bắp phù hợp, tùy theo tình trạng của từng người. Tuy nhiên tất cả các bệnh nhân đều phải tập há miệng, tập nói và nuốt, xoa bóp vùng cổ hằng ngày vào bất cứ thời gian nào trong ngày để phòng và giảm bớt những tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị.

– Nếu thời gian đầu tập nuốt thức ăn mà bị sặc thì có thể ăn theo những cách sau:

+ Dùng tay ấn phần da hàm dưới khi nuốt thức ăn.

+ Ăn kết hợp: Ăn một miếng màn thầu hoặc chuối trước, sau đó sẽ ăn thức ăn.

+ Khi vết mổ khí quản nằm ở khí nang mà có thể bơm khí, khi ăn có thể dùng ống tiêm để bơm khí, sau khi ăn xong lại tháo hết khí.

  •       Những vấn đề khác

– Theo dõi sức khỏe sau khi điều trị bệnh ung thư: Thông thường bệnh nhân cần khám và theo dõi sức khỏe định kỳ 1-6 tháng/ lần và tái khám thường xuyên trong vòng 2 năm đầu sau khi điều trị: Khám vị trí u nguyên phát và vùng cổ, tình trạng răng và vệ sinh răng miệng, đánh giá chức năng thần kinh sọ não, thị lực, thính lực và chụp X quang ngực, chụp CT hoặc MRI, kiểm tra máu. Những bệnh nhân xạ trị vùng đầu – cổ nên đi kiểm tra định kỳ về chức năng tuyến giáp.

– Bệnh nhân đã điều trị ung thư vòm họng nhưng không thành công: Trong thời gian đó cần giảm đau, duy trì chất lượng sống và giảm các tác dụng phụ sau khi điều trị bằng hóa trị, xạ trị, cho bệnh nhân thoải mái hơn.

– Tránh hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích rượu bia để nhằm giảm nguy cơ tái phát ung thư vòm họng. Sau khi bỏ thuốc 1 – 2 năm, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ ổn định.

– Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và giữ sức khỏe tốt, vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ hằng ngày. Bệnh nhân nên đi kiểm tra ngay tại các cơ sở y tế khi có vấn đề bất thường về sức khỏe. Các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán xem có phải ung thư vòm họng tái phát hay không.

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức về tác dụng phụ xạ trị ung thư vòm họng. Hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Thông tin liên hệ