Bệnh ung thư gan có lây không? Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Ung thư gan là căn bệnh phổ biến hiện nay và có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, nhiều người thắc mắc bệnh ung thư gan có lây không? Phòng ngừa bệnh như thế nào để đạt hiệu quả cao? Những câu hỏi này sẽ được bật mí dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu cùng GHV KSOL nhé

Xem thêm:

1. Ung thư gan hiểu thế nào cho đúng?

Nhiều người có những hiểu biết sai lệch về ung thư gan và luôn lo sợ bệnh ung thư gan có lây không khiến cho việc chăm sóc người bệnh bị ảnh hưởng. Không những vậy, còn làm cuộc sống của các thành viên trong gia đình bị đảo lộn. Nhiều người vì chưa hiểu đúng về căn bệnh này nên khi biết có người bị ung thư gan thì xa lạnh, tránh mặt và đối xử tệ bạc với người bệnh. Do đó, việc hiểu đúng về căn bệnh này là rất cần thiết để có biện pháp phòng ngừa đúng chuẩn. Đồng thời, thái độ đối xử với người bệnh phù hợp.

benh-ung-thu-gan-co-lay-khong-1
Ung thư gan là căn bệnh ác tính

Ung thư gan là bệnh lý ác tính và có tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn. Đáng lo ngại là bệnh diễn biến âm thầm với các triệu chứng giai đoạn đầu không rõ ràng và thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Kết quả là người bệnh chủ quan và đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn cuối.

Nguyên nhân gây ung thư gan có rất nhiều. Phổ biến nhất là thói quen lạm dụng rượu bia, bị virus viêm gan B, viêm gam C, nhiễm hóa chất độc hại… 

Các khối u khi mới hình thành hầu như triệu chứng không rõ ràng. Khi các khối u đã lớn thì mới thấy những biểu hiện điển hình và phổ biến như chướng bụng, mệt mỏi, đau ở hạ sườn phải, sụt cân, chán ăn… Đặc biệt, khi triệu chứng nghiêm trọng như vàng da, sốt, suy kiệt, thể trạng gầy yếu, bụng to bất thường… là bệnh đã di căn. Lúc này, việc điều trị chỉ là giải pháp giảm triệu chứng và cố gắng kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

2. Bệnh ung thư gan có lây không?

Thực tế, đã có rất nhiều người không ngủ không, không ăn uống chung và hạn chế tiếp xúc với người bị ung thư gan. Bởi lo sợ người mắc sẽ lây bệnh cho mình. Thế nhưng, điều này là không hoàn toàn chính xác. Bởi bệnh ung thư gan không phải là căn bệnh lây nhiễm. Do đó, bệnh không có khả năng lây nhiễm cho người khác qua đường tiếp xúc khi ôm người bệnh, ngủ chung, ăn uống.

Nói như thế không có nghĩa là chúng ta chủ quan và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn với người bị ung thư gan. Lý do là nếu nguyên nhân gây ung thư do virus viêm gan B, viêm gan C… thì loại virus này có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành. Ba con đường lây nhiễm loại virus này là qua đường truyền máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. 

benh-ung-thu-gan-co-lay-khong-2
Ung thư gan không phải là căn bệnh lây nhiễm

Như vậy, bệnh ung thư gan có lây không? Câu trả lời là Không. Ngay cả những người bị bệnh ung thư do nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C cũng không lây ung thư cho người lành. Mà virus viêm gan B, viêm gan C từ người bệnh có thể lây truyền sang người khỏe mạnh qua 3 con đường kể trên. Lúc này, người bị nhiễm virus sau một thời gian sẽ bị viêm gan B hoặc viêm gan C. Bệnh không được điều trị hiệu quả từ sớm thì có thể dẫn đến ung thư gan.

3. Phòng ngừa ung thư gan bằng cách nào?

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lấy đi sinh mạng của người mắc nếu không được chẩn đoán, điều trị từ sớm. Do đó, việc phòng ngừa căn bệnh này là rất cần thiết để giữ gìn sức khỏe cho bản thân và mọi người trong gia đình. Để phòng ngừa ung thư gan, các bạn nên áp dụng một số biện pháp hữu ích sau đây:

3.1. Tiêm phòng viêm gan B

Theo nghiên cứu số bệnh nhân bị ung thư gan tiến triển từ viêm gan virus B chiếm đến 80% và viêm gan virus C là 5%. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh ác tính này, chúng ta nên chích ngừa virus viêm gan B.

3.2. Tầm soát ung thư gan định kỳ

Với những người nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư gan như người hay uống rượu bia, bị viêm gan B, C, xơ gan… thì nên tầm soát định kỳ. Việc tầm soát ung thư gan với những đối tượng này nên thực hiện từ 3 – 6 tháng/lần.

3.3. Tránh các thực phẩm gây hại cho gan

Những thực phẩm gây hại cho gan có rất nhiều xung quanh chúng ta. Để tránh làm tổn thương gan và gia tăng nguy cơ bị ung thư, các bạn cần tránh một số thực phẩm sau:

  • Những thức ăn, thực phẩm đã bị mốc.
  • Những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như mì ăn liền, xúc xích, lạp xưởng, đồ nướng, đồ muối chua, 
  • Những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn như đồ chiên rán, khoai tây chiên, phồng tôm,…
benh-ung-thu-gan-co-lay-khong-3
Phòng ngừa ung thư gan bằng cách tránh xa những thực phẩm gây hại

  • Hạn chế các thực phẩm, đồ ăn chứa hàm lượng protein cao như thịt đỏ, trứng, cá, sữa…
  • Thực phẩm, đồ ăn chứa nhiều đường tinh chế như bánh ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas,…
  • Nói không với thuốc lá, hạn chế rượu bia, cà phê, chất kích thích…

3.4. Bổ sung các thực phẩm tốt và phòng chống ung thư gan

Có nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn chặn và kiểm soát các tế bào bất thường của cơ thể, kháng ung thư. Vì thế, các bạn nên tích cực bổ sung các thực phẩm tốt và hỗ trợ phòng ngừa ung thư gan dưới đây:

  • Trái cây: Cam, chanh, quýt…
  • Các loại rau củ như bông cải xanh, hành tây, hành tím, rau lá xanh, khoai tây, cà rốt…
  • Một số đồ uống: Trà xanh, trà đen,…

3.5. Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh

Để phòng ngừa ung thư gan, các bạn nên xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh theo nguyên tắc sau:

  • Không thức khuya, nên ngủ trước 22h là tốt nhất. Đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ.
  • Không làm việc quá sức mà cần có kế hoạch cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc sao cho hợp lý.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút với bài tập phù hợp. Việc vận động sẽ tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và giúp khả năng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể được tốt hơn.
  • Luôn giữ tinh thần, tâm lý thoải mái bằng cách làm những việc mình thích như xem phim, nghe nhạc, trồng cây, nấu ăn…

Như vậy, nội dung bài viết đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc bệnh ung thư gan có lây không và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để hiểu đúng hơn về căn bệnh ung thư này.

Thông tin liên hệ