Sự thật: Xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không?

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin về căn bệnh xuất huyết dạ dày trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày là tình trạng chảy máu trong niêm mạc dạ dày do các tác động xấu ảnh hưởng lên tình trạng viêm loét dạ dày kéo dài gây ra. Đây là tình trạng khẩn cấp ở dạ dày cần được can thiệp và điều trị sớm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị mất máu kéo dài và có thể gây tử vong trong thời gian rất nhanh.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày bao gồm:

Do các bệnh lý khác gây ra

Một số bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây ra biến chứng xuất huyết dạ dày bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Các khối u ác tính dạ dày với nhiều mạch máu tăng sinh đến nuôi dưỡng và rất dễ bị tổn thương. Khi thức ăn đi vào có thể tạo ra những ma sát làm tổn thương mạch máu nuôi u và gây ra hiện tượng xuất huyết âm ỉ, dai dẳng.
  • Những người mắc hội chứng Mallory Weiss cũng có thể bị biến chứng xuất huyết dạ dày.
  • Những người bị máu khó đông hay còn gọi là bệnh Hemophilia sẽ có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày cao hơn so với người bình thường.

Do đồ uống có cồn

Theo nghiên cứu, có tỷ lệ khoảng 20% những người thường xuyên uống rượu hoặc nghiện rượu bia có nguy cơ gặp xuất huyết dạ dày. Sử dụng quá nhiều rượu bia làm dạ dày tăng tiết axit, tạo thành các tổn thương viêm loét, lâu dần các tổn thương ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Do tác dụng phụ của thuốc chống đông máu và kháng sinh

Một số người có thói quen bị bệnh không đi khám và tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ mà không biết đến những tác dụng phụ của những loại thuốc mình đang dùng. Đặc biệt, một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống đông máu có tác dụng phụ là gây xuất huyết dạ dày. Những người sử dụng thuốc quá liều lượng sẽ càng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng này.

Vì thế, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân bên trên, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày bao gồm:

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học như thường xuyên nhịn ăn sáng, ăn đồ cay nóng thường xuyên, tâm lý thường xuyên căng thẳng, stress,… làm dạ dày tăng tiết axit dẫn đến viêm loét dạ dày và có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm loét dạ dày và có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày.
  • Thiếu vitamin K là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu và có nguy cơ dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày

Những triệu chứng ban đầu của xuất huyết dạ dày thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với những biểu hiện của các bệnh dạ dày thông thường. Khi tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy các dấu hiệu sau:

  • Thay đổi màu sắc da, da xanh tái, nhợt nhạt là dấu hiệu phổ biến thường gặp ở người xuất huyết dạ dày do tình trạng mất máu âm ỉ quá dài hoặc mất lượng máu lớn đột ngột gây ra.
  • Mất máu số lượng ít kéo dài hoặc mất máu lượng nhiều đột ngột còn gây ra tình trạng thiếu máu dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, vã mồ hôi, tay chân lạnh, tim đập nhanh,…
  • Buồn nôn và nôn ra máu hay đi ngoài phân đen là triệu chứng phổ biến, thường gặp nhất ở người bị xuất huyết dạ dày.
  • Đau vùng thượng vị: Người bệnh cảm thấy đau dữ dội vùng thượng vị, không có tư thế giúp giảm đau hoặc xuất huyết nhẹ thì triệu chứng đau âm ỉ, kéo dài không đỡ. Khi có người chạm vào thành bụng, cảm giác đau sẽ tăng mạnh hơn.
Phát hiện sớm những dấu hiệu xuất huyết dạ dày giúp tăng khả năng chữa khỏi cho người bệnh

Xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không?

Xuất huyết dạ dày thường có 2 trường hợp chính thường gặp bao gồm:

  • Xuất huyết dạ dày nhẹ: Các triệu chứng xảy ra âm thầm không có biểu hiện rõ ràng và cũng chưa gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, những trường hợp xuất huyết nhẹ thường ít người biết mình bị bệnh và có thể tái diễn, lặp lại nhiều lần. Lâu dần các tổn thương nghiêm trọng hơn và triệu chứng ngày càng nặng hơn, đến khi can thiệp điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
  • Xuất huyết dạ dày nặng: Người bệnh bị chảy máu nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nhiều triệu chứng rầm rộ như đau bụng dữ dội, choáng váng, hoa mắt, tay chân lạnh, tim đập nhanh, tức ngực, khó thở,… Trường hợp này, người bệnh cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến tính mạng.

Dù bệnh ở mức độ nhẹ hay mức độ nặng thì xuất huyết dạ dày cũng rất nguy hiểm đến sức khỏe. Vì thế nhiều người thường lo lắng không biết xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không. Thực tế, chảy máu dạ dày vẫn có thể chữa khỏi được khi người bệnh phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Đặc biệt là những trường hợp xuất huyết nhẹ, nếu phát hiện ngay từ đầu thì khả năng chữa khỏi dứt điểm cũng rất cao.

Nếu người bệnh chủ quan bỏ qua các triệu chứng, dấu hiệu nhẹ, đến khi bệnh trở nặng thì khả năng can thiệp điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, người bệnh cần được can thiệp điều trị đúng phương pháp thì bệnh mới dứt điểm được. Nếu điều trị sai phương pháp có thể gây ra tình trạng tái diễn, bệnh sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

Xử lý tại chỗ khi người thân bị xuất huyết dạ dày như nào?

Khi người thân có dấu hiệu xuất huyết dạ dày thì vấn đề xử trí ban đầu cũng rất quan trọng để giúp người bệnh nhập viện nhanh chóng, hạn chế tình trạng bệnh diễn biến nhanh. Bạn cần lưu ý một số thông tin như sau để khi người thân bị xuất huyết dạ dày:

  • Đầu tiên, bạn cần gọi ngay xe cấp cứu hoặc chuẩn bị phương tiện để đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
  • Người bệnh xuất huyết dạ dày cần nằm yên tĩnh trên giường, không được đi lại để hạn chế tình trạng xuất huyết nặng hơn.
  • Để cầm máu tạm thời cho người bệnh, người nhà pha nước muối loãng theo tỷ lệ 8g muối với 100ml nước ấm để người bệnh sử dụng. Hoặc bạn có thể cho người nhà uống một số loại thuốc để cầm máu tạm thời như vitamin K, Hemocaprol, Posthypophyse,…
  • Sau đó, bạn nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày

Điều trị nội khoa

Sau khi nhập viện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định các biện pháp cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán và nắm rõ tình trạng xuất huyết. Tùy vào mức độ xuất huyết, bác sĩ có hướng chỉ định điều trị phù hợp. Một số trường hợp xuất huyết nhẹ sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc uống như thuốc trung hòa axit, thuốc giảm tiết axit, thuốc bao phủ ổ loét, thuốc co mạch, thuốc kéo dài thời gian đông máu.

Những loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Vì nếu sử dụng sai cách có thể làm tình trạng xuất huyết dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị ngoại khoa

Đối với những trường hợp người bệnh bị xuất huyết nặng, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phẫu thuật để khắc phục tình trạng mất máu quá nhiều của bệnh nhân. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp như:

  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này sẽ sử dụng các dụng cụ như đầu điện, chất cầm máu xịt, kẹp cầm máu, tia laser để ngăn chặn tình trạng xuất huyết.
  • Phẫu thuật mổ mở: Phương pháp này thường được chỉ định trong những trường hợp người bệnh bị xuất huyết nặng, đang có tình trạng chảy máu ồ ạt.

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày như nào?

Bệnh xuất huyết dạ dày có thể phòng ngừa được nếu bạn tuân thủ một số lưu ý hướng dẫn sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày như tiêu, ớt, đồ ăn quá chua, đồ quá cứng, đồ uống có cồn và có gas.
  • Lưu ý ăn chậm, nhai kỹ, đặc biệt khi ăn những thực phẩm dai, cứng, hạn chế vừa ăn vừa làm việc khác như xem ti vi, đọc sách, làm việc,…
  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm có lợi cho dạ dày như sữa, chế phẩm từ sữa, trứng, bánh mì, yến mạch, bột mì, khoai, rau củ non, hoa quả,… 
  • Uống nhiều nước lọc cũng là một biện pháp rất hiệu quả giúp giảm bớt nồng độ axit trong môi trường dạ dày, hạn chế những tổn thương đến dạ dày.
  • Ăn ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya, tăng cường các hoạt động ngoài trời để hạn chế những căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống.

Như những thông tin bài viết cung cấp thì đáp án cho câu hỏi xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không là có nếu bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc về chế độ ăn uống sinh hoạt sau điều trị để giúp phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ