[Giải đáp] Xơ gan có phải ung thư gan không?

Nhiều người được chẩn đoán là mắc bệnh lý xơ gan thường lo lắng không biết xơ gan có phải ung thư gan không. Vì ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về xơ gan, ung thư gan trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

Định nghĩa xơ gan là gì? Ung thư gan là gì?

Trước khi tìm được câu trả lời xơ gan có phải ung thư gan không, bạn cần nắm rõ được khái niệm xơ gan là gì, ung thư gan là gì.

Xơ gan là gì? Nguyên nhân gây xơ gan

Xơ gan là tình trạng các tế bào gan lành tính bị tổn thương và dần thay thế bằng các tế bào xơ hóa. Cơ thể sẽ kích thích tái tạo sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương tạo thành các mô sẹo, quá trình tổn thương càng lâu thì mô sẹo càng nhiều. Khi các tế bào gan lành tính dần bị thay thế bởi các mảng xơ sẹo, làm chặn nguồn mạch máu đến nuôi dưỡng gan, dần dần chức năng gan sẽ bị suy giảm. 

Nguyên nhân gây xơ gan bao gồm: 

  • Xơ gan do viêm gan virus chiếm tỷ lệ cao ở nước ta hiện nay, chủ yếu là do viêm gan virus B, C. Nếu không phát hiện sớm viêm gan virus B, C có thể tiến triển thành viêm gan mạn tính và chuyển thành xơ gan.
  • Nghiện rượu cũng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan. Thời gian đầu, rượu có thể làm tổn thương gan một cách từ từ có thể là tăng men gan, gan nhiễm mỡ sau dần nếu lạm dụng quá đà sẽ gây ra tình trạng viêm gan mạn tính rồi trở thành xơ gan.
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu như thừa cân béo phì, tiểu đường tuýp 2 làm gia tăng tình trạng xơ gan.
  • Xơ gan do ký sinh trùng như amip, ký sinh trùng sốt rét, sán lá gan.
  • Xơ gan do tắc nghẽn đường mật
  • Xơ gan do một số bệnh lý khác như suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan, viêm gan tự miễn.

Ung thư gan là gì? Nguyên nhân gây ung thư gan

Ung thư gan là tình trạng tế bào gan biến đổi, phân chia, phát triển một cách bất thường, nhanh chóng hình thành khối u và di căn, xâm lấn đến các cơ quan khác nếu không phát hiện, điều trị sớm. Các tế bào gan lành tính dần bị thay thế bởi các tế bào ác tính, gan sẽ mất dần chức năng và các cơ quan khác bị xâm lấn, di căn đến cũng bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân ung thư gan bao gồm:

  • Ung thư gan do xơ gan chiếm tỷ lệ đến 80% trong tổng số các ca mắc.
  • Viêm gan virus B, C dù chưa có xơ gan cũng có thể tiến triển thành ung thư gan.
  • Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có thể hình thành u tuyến trong gan và có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan.
  • Sử dụng các thực phẩm bị nấm mốc như gạo, ngô, đậu nành, lạc,… sẽ sinh ra chất Aflatoxin làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Xơ gan là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan

Xem ngay >>> Ung thư gan nên ăn uống như thế nào trong điều trị?

Xơ gan có phải ung thư gan không?

Với thông tin ở trên thì xơ gan và ung thư gan là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có nhiều người nhầm lẫn 2 khái niệm với nhau là do cả 2 bệnh lý này đều gây tổn thương đến tế bào gan và làm suy giảm chức năng gan. Với bệnh lý xơ gan các tế bào xơ hóa chỉ gây tổn thương tại gan và chúng không có khả năng xâm lấn, phát triển ở các cơ quan khác. Còn với ung thư gan, các tế bào lạ này không những gây ảnh hưởng đến chức năng gan, chúng còn xâm lấn, di căn sang cả các cơ quan khác.

Xơ gan là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan, vì thế nếu phát hiện bệnh xơ gan mà không có hướng can thiệp điều trị sớm thì có thể nhanh chóng phát triển thành ung thư gan.

Như vậy đáp án cho câu hỏi xơ gan có phải ung thư gan không là không phải bạn nhé. Tuy nhiên, người bệnh xơ gan cần lưu ý điều trị để tránh nguy cơ phát triển thành ung thư gan.

Làm sao để phát hiện sớm xơ gan?

Với các thông tin trên, chúng ta đã biết 80% ung thư gan phát triển từ xơ gan, vì thế cần phát hiện và điều trị xơ gan sớm để tránh nguy cơ chuyển thành ung thư gan.

Phát hiện sớm dựa vào dấu hiệu nhận biết

Bạn cần quan sát và theo dõi các triệu chứng của cơ thể, nếu có những dấu hiệu sau thì nên đi khám kiểm tra sớm để biết mình có bị xơ gan không:

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, làm việc không được năng suất, hiệu quả.
  • Thường xuyên cảm thấy chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. 
  • Dễ bị bầm máu ở chân, bụng hoặc có triệu chứng vàng da, niêm mạc mắt.
  • Quan sát ở vùng ngực, lưng, cổ thấy có hình ảnh các đám mao mạch hình hoa thị gọi là sao mạch.
  • Lòng bàn tay đỏ hoặc móng tay trắng.
  • Một số triệu chứng khác như suy giảm trí nhớ, nữ giới mất kinh nguyệt, nam giới mất khả năng quan hệ tình dục.
  • Các triệu chứng ở giai đoạn xơ gan mất bù sẽ rõ ràng hơn như nôn ra máu, chảy máu chân răng, chảy máu cam, sờ thấy gan cứng chắc, lá lách to, da vàng, bụng chướng to, phù chân,… Ở giai đoạn xơ gan mất bù, dù không biến chứng chuyển thành ung thư gan thì cũng gây tỷ lệ tử vong rất cao.

Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng trên cần theo dõi và quan sát mức độ nặng lên của các triệu chứng, tốt nhất đi kiểm tra thăm khám nếu triệu chứng kéo dài và xuất hiện với tần suất lặp lại thường xuyên.

Xem ngay >>> Cách chữa ung thư gan bằng lá đu đủ có hiệu quả không?

Phát hiện sớm từ các yếu tố nguy cơ

Nếu bạn nằm trong nhóm có yếu tố nguy cơ cao như: có bệnh viêm gan virus B, C; gan nhiễm mỡ, tiểu đường tuýp 2, thường xuyên sử dụng rượu bia với số lượng nhiều thì cần theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm các nguy cơ. Phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn xơ gan còn bù sẽ có nhiều khả năng can thiệp điều trị và giúp giảm thiểu nguy cơ chuyển thành ung thư gan.

Các phương pháp chẩn đoán xơ gan

Sau khi hỏi bệnh và thăm khám về các triệu chứng lâm sàng, nếu nghi ngờ có xơ gan bác sĩ sẽ đưa ra một số chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu để đưa ra chẩn đoán xác định. Một số phương pháp giúp chẩn đoán xơ gan bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để  đánh giá chỉ số men gan, nồng độ bilirubin trong máu, chức năng thận và kiểm tra xem có nhiễm virus viêm gan không.
  • Siêu âm ổ bụng để đánh giá tổng quát về hình ảnh của gan, tầm soát sớm xem có u gan không.
  • Siêu âm đàn hồi giúp đánh giá mức độ xơ hóa của gan.
  • Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ gan để đánh giá gan có những tổn thương gì.
  • Sinh thiết gan bằng kim nhỏ tiến hành lấy mẫu mô ở gan soi dưới kính hiển vi để kiểm tra mức độ hư hại, xơ hóa của gan.

Điều trị xơ gan như nào?

Ngay khi phát hiện bệnh lý xơ gan, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh lý sớm, giúp hạn chế biến chứng xơ gan chuyển hóa thành ung thư gan.

Điều trị nguyên nhân

Sử dụng thuốc ức chế virus áp dụng với bệnh nhân xơ gan do viêm gan B, C, giúp làm giảm thiểu hoạt động của virus gây tổn thương tế bào gan.

Cai rượu với bệnh nhân nghiện rượu. Vì bệnh nhân đã lạm dụng rượu bia trong một thời gian dài, sẽ rất khó khăn để bệnh nhân cai rượu ngay, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về liệu trình điều trị cụ thể để cai rượu.

Giảm cân áp dụng với những bệnh nhân có tình trạng béo phì, gan nhiễm mỡ.

Sử dụng một số loại thuốc khác để kiểm soát nguyên nhân và triệu chứng của bệnh xơ gan như thuốc điều trị xơ gan ứ mật, thuốc làm giảm các triệu chứng do xơ gan gây ra.

Điều trị biến chứng

Với người bệnh có cổ trướng và phù, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc lợi tiểu, truyền albumin để làm giảm các triệu chứng. Trường hợp người bệnh có tràn dịch màng bụng nặng, bác sĩ sẽ tiến hành làm thủ thuật dẫn lưu dịch ổ bụng ra ngoài hoặc áp dụng kỹ thuật thông nối tĩnh mạch cửa của gan và tĩnh mạch chủ trên để làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa.

Nếu có tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, người bệnh sẽ sử dụng một số loại thuốc huyết áp bác sĩ chỉ định để kiểm soát tình trạng này. Nếu có hình ảnh giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày trên nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý thắt tĩnh mạch thực quản giãn.

Nếu có nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để kiểm soát.

Nếu gặp tình trạng bệnh não gan, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc để giảm tình trạng tích tụ chất độc trong máu.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đưa ra lịch kiểm tra định kỳ để kiểm soát nguy cơ chuyển biến thành ung thư gan.

Ghép gan

Trong trường hợp người bệnh đã ở giai đoạn xơ gan mất bù, gan bị tổn thương nặng thì thay gan là phương pháp điều trị duy nhất dành cho người bệnh. 

Với những thông tin bài viết cung cấp thì đáp án cho câu hỏi xơ gan có phải ung thư gan không là không phải bạn nhé. Tuy nhiên xơ gan là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư gan vì thế cần lưu ý theo dõi phát hiện xơ gan sớm để điều trị, tránh nguy cơ biến chứng chuyển thành ung thư gan.

Xem ngay >>> Người bị ung thư gan nên uống sữa gì sau điều trị?

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ