Đi tìm lời đáp: Bệnh xơ gan có chữa được không?

Xơ gan có chữa được không là vấn đề mà chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc. Hiểu được mối quan tâm đó của bạn đọc, qua bài viết hôm nay, GENK STF sẽ đưa ra lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi xơ gan chữa được không.

Xem thêm: 

1. Bệnh xơ gan là gì?

Xơ gan là một bệnh lý tổn thương lan tỏa và không hồi phục.

Xơ gan có chữa được không?

Xơ gan đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan sau đó hình thành nên những mô bất thường ở gan. Các mô xơ bất thường này được tạo ra ngày càng nhiều sẽ gây tổn thương và làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của gan, khiến cơ quan này không còn khả năng phục hồi.

2. Các giai đoạn của bệnh xơ gan

Xơ gan thường trải qua 4 giai đoạn, tương ứng với 4 cấp độ bệnh:

2.1. Xơ gan giai đoạn 1 (F1)

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của xơ gan.

Ở giai đoạn này các nhu mô gan đã bị viêm và tổn thương nhưng chỉ mới ở mức độ nhẹ, do đó giai đoạn này rất khó phát hiện bệnh.

Triệu chứng: Khi bị xơ gan giai đoạn đầu bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng mập mờ như: mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân,… Tuy nhiên các triệu chứng này lại có thể bị nhầm tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường.

 2.2. Xơ gan giai đoạn 2 (F2)

Đây là giai đoạn mà mức độ tổn thương gan ở mức trung bình.

Ở giai đoạn này, các mô sẹo đã xuất hiện nhiều hơn. Đồng thời các tế bào gan cũng bị tổn thương nhiều hơn, cùng với đó áp lực tĩnh mạch cửa cũng tăng dần.

Các tế bào gan không hoạt động dần thế chỗ các tế bào gan khỏe mạnh. Gan bắt đầu có dấu hiệu bị suy giảm chức năng rõ rệt. Hậu quả là nhiều chất độc bị ứ đọng trong gan, không thải được ra ngoài nên gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Triệu chứng: Ở giai đoạn 2 ngoài các triệu chứng đã xuất hiện ở giai đoạn đầu, xơ gan giai đoạn  này còn có triệu chứng điển hình là hiện tượng vàng da, nổi mề đay.

2.3. Xơ gan giai đoạn 3 (F3)

Giai đoạn 3 là giai đoạn mà bệnh đã chuyển nặng hơn. Ở giai đoạn này, các tế bào khỏe mạnh bị suy giảm nghiêm trọng và thay thế bởi các mô sẹo dày đặc, làm chức năng gan bị ảnh hưởng.

Triệu chứng: Các triệu chứng ở giai đoạn này đã rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân bị vàng da, xuất hiện cổ trướng, nôn mửa đôi khi thấy cả máu. Đặc biệt, dịch trong ổ bụng tăng nhiều ở giai đoạn này do đó, khả năng hồi phục và thải độc ra khỏi cơ thể của gan không còn nữa.

2.4. Xơ gan giai đoạn 4 (F4)

Giai đoạn F4 là giai đoạn cuối cùng của xơ gan, các chức năng của gan gần như đã mất hoàn toàn.

Triệu chứng: Diễn biến bệnh càng ngày càng trầm trọng hơn với các biểu hiện như xuất huyết đường tiêu hóa, vàng mắt, vàng da, sưng phù, tinh thần và tính cách thay đổi.

 

Xơ gan có 4 giai đoạn

3. Các biến chứng nguy hiểm của xơ gan

Có thể nói bệnh xơ gan có thể tàn phá tế bào gan rất khủng khiếp.

Nó có thể khiến cho gan suy giảm dần dần chức năng và cuối cùng là mất hoàn toàn chức năng vốn có. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan:

Nhiễm trùng 

Gan giữ chức năng miễn dịch và đào thải các chất độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi gan bị xơ hóa, cơ quan này sẽ không thực hiện được chức năng của nó. Từ đó, có thể khiến cơ thể bị nhiễm trùng, viêm phổi, nhiễm trùng máu.

Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến cho tình trạng bệnh nhân trở nặng hơn và cũng khó điều trị hơn. Đồng thời biến chứng này cũng như thúc đẩy các biến chứng khác xuất hiện như hôn mê gan, suy thận và gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân.

Bệnh não gan (hay còn gọi là hôn mê gan)

Đây là có thể coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan. Nguyên nhân là do chức năng của gan lúc này bị suy giảm không thể tự đào thải được các độc chất trong cơ thể gây tình trạng rối loạn ý thức với các biểu hiện như: ngủ gật, lơ mơ, mất ý thức, tay chân run rẩy,…

Xuất huyết tiêu hóa 

Khi gan bị xơ sẽ khiến cho dòng máu đi qua gan bị cản trở rất nhiều, dẫn đến áp lực tại tĩnh mạch cửa tăng cao, sau đó sẽ dẫn đến bị giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch dạ dày.

Các mạch máu này khi giãn quá mức sẽ bị vỡ. Hậu quả là gây ra triệu chứng nôn ra máu đỏ tươi và đi ngoài phân đen.

Nếu không xử trí tình trạng này kịp thời thì sẽ rất dễ gây tử vong.

Ung thư gan

Những bệnh nhân mắc bệnh xơ gan thường có nguy cơ rất cao dẫn đến tình trạng ung thư gan rồi tử vong. Theo thống kê thì xơ gan chiếm khoảng 80% trường hợp ung thư gan nguyên phát.

Phần lớn, những bệnh nhân mắc ung thư gan sau đó chỉ sống được khoảng từ 3 đến 6 tháng.

 

Xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan

4. Cơ gan có chữa khỏi hoàn toàn được không?

4.1. Đối với xơ gan giai đoạn còn bù

Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn còn bù, thì vẫn còn cơ hội có thể chữa khỏi và phục hồi được chức năng gan. Khi điều trị xơ gan giai đoạn đầu, các bác sĩ cần phải nắm được nguyên nhân bệnh để có thể xây dựng phác đồ điều trị hợp lý giúp ngăn chặn bệnh tiến triển thêm.

  • Nếu như là xơ gan do rượu bia thì tuyệt đối phải cai rượu.
  • Nếu nguyên nhân gây xơ gan là do virus, thì cần phải tích cực điều trị, thăm khám định kỳ. Đồng thời, là sử dụng các biện pháp phòng ngừa xơ gan, ung thư gan.
  • Nếu như là bệnh xơ gan do thuốc gây ra, thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc thay thế sử dụng loại thuốc khác tương tự.

Chỉ có biện pháp tích cực điều trị theo đúng nguyên nhân gây ra bệnh thì việc điều trị xơ gan giai đoạn đầu mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

4.2. Đối với xơ gan giai đoạn cuối

Khi bệnh xơ gan đã vào giai đoạn cuối, các biện pháp điều trị chỉ là điều trị làm giảm biến chứng chứ không thể hồi phục chức năng gan lại được nữa.

Riêng đối với xơ gan có nguyên nhân là do virus thì nếu điều trị ức chế virus thành công thì tình trạng xơ gan có thể ngừng tiến triển hoặc tiến triển rất chậm.

5. Cách phòng xơ gan

5.1. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Virus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xơ gan, trong đó có virus viêm gan B.

Viêm gan B có thể dẫn đến tổn thương các nhu mô gan và có thể dẫn đến xơ gan. Đây cũng là virus có thể làm dẫn đến sẹo, xơ gan ở giai đoạn sau.

Do vậy, tiêm phòng đầy đủ vắc xin viêm gan B sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này.

5.2. Nói không với rượu bia

Theo thống kê thì rượu bia là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây xơ gan sau virus. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 20% những người uống rượu nhiều trong lâu dài sẽ bị xơ gan.

5.3. Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ

Sử dụng trong một thời gian dài một số loại thuốc như chống trầm cảm và một số loại thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ gan.

Do vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

5.4. Duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có một thể trạng tốt có thể chống lại nhiều tác nhân gây bệnh.

5.5. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp bạn phát hiện ra những bất thường trong cơ thể để có biện pháp điều trị hợp lý nếu không may mắc bệnh. Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể trả lời câu hỏi xơ gan có chữa được không. GENK STF mong rằng nhờ đó mà bạn sẽ có những kiến thức nhất định có thể tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI