Ung thư tuyến nước bọt là gì? Xạ trị ung thư tuyến nước bọt như thế nào?

Ung thư tuyến nước bọt và xạ trị ung thư tuyến nước bọt như thế nào là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Ung thư tuyến nước bọt là loại khối ung thư khá hiếm gặp có ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng. Giống như phần lớn các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến nước bọt có thể điều trị bằng hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật. Vậy để hiểu rõ hơn về xạ trị ung thư tuyến nước bọt thì bạn hãy tìm đọc qua bài viết dưới đây của GENK STF nhé.

Xem thêm:

1. Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Trước khi tìm hiểu về ung thư tuyến nước bọt thì chúng ta cần đi tìm hiểu rõ tuyến nước bọt là gì? Tuyến nước bọt là tên gọi chung của tất cả các tuyến ngoại tiết trong cơ thể có chức năng tiết nước bọt. Các tuyến này phân bố ở vùng khoang miệng và vùng cổ họng. Tuyến nước bọt bao gồm 3 cặp tuyến lớn nằm dưới lưỡi, ở mang tai và dưới hàm cùng với hàng trăm tuyến nhỏ khác phân bố trong khoang miệng và cổ họng.

ung-thu-tuyen-nuoc-bot
Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Vậy thì ung thư tuyến nước bọt là gì? Ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi tình trạng các tế bào trong tuyến nước bọt tăng sinh mất kiểm soát tạo thành khối u ác tính và có khả năng di căn.

2. Các triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt

Các tuyến nước bọt chính nằm ở mỗi bên của khuôn mặt và ở dưới lưỡi. Khi bị ung thư tuyến nước bọt thì một số dây thần kinh quan trọng và các cấu trúc khác chạy qua hay gần tuyến nước bọt và có thể bị ảnh hưởng bởi các khối u của tuyến nước bọt.

Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến nước bọt, bao gồm có:

  • Xuất hiện cục hay sưng trong miệng, má, hàm hoặc cổ
  • Đau ở miệng, má, hàm, tai hay cổ mà không đỡ
  • Có khác biệt giữa kích thước hay hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hay của cổ trước khi có khối u
  • Tê ở một phần khuôn mặt
  • Có yếu các cơ ở 1 bên mặt
  • Khó mở miệng rộng hơn
  • Xuất hiện dịch bất thường chảy ra từ tai
  • Khó nuốt

Một số các dấu hiệu và triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các khối u tuyến nước bọt lành tính (mà không phải ung thư) hay do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề nào trong số này thì điều quan trọng của người bệnh là phải gặp bác sĩ sớm nhất có thể để tìm và điều trị nguyên nhân nếu có.

3. Các biện pháp chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến nước bọt

Nếu người bệnh có các dấu hiệu hay triệu chứng có thể do khối u tuyến nước bọt gây ra thì bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để tìm hiểu xem nó có phải là ung thư hay do bệnh khác. Nếu xác định là ung thư thì 1 số xét nghiệm khác có thể được thực hiện để xác định xem nó đã lan rộng chưa. Dưới đây là một số biện pháp chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến nước bọt thường được áp dụng:

3.1. Tiền sử bệnh tật

Thông thường trước khi tiến hành làm các thăm khám khác, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật của người bệnh bao gồm các triệu chứng hiện tại và các yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư tuyến nước bọt cũng như hỏi về sức khỏe chung của người bệnh.

Trong quá trình kiểm tra thể chất, các bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận miệng và các khu vực ở hai bên mặt, quanh tai và quanh hàm. Bác sĩ sẽ sờ để tìm kiếm các hạch bạch huyết mở rộng (cục dưới da) ở cổ, bởi vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư lan rộng.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phản ứng tê hay yếu trên khuôn mặt của người bệnh (điều này sẽ có thể xảy ra khi ung thư lan vào dây thần kinh).

Nếu như kết quả kiểm tra này là bất thường, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các chẩn đoán hình ảnh hay kiểm tra tai mũi họng.

3.2. Chẩn đoán hình ảnh

Các chẩn đoán hình ảnh như sử dụng tia X, từ trường hay các hạt phóng xạ có thể tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể của người bệnh. Các chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện với một số mục đích như để phát hiện vị trí có xuất hiện ung thư, ung thư có thể lan rộng đến đâu và đánh giá xem điều trị có hiệu quả hay không.

3.3. Chụp X-quang

Nếu có khối u hay có hiện tượng sưng ở hàm, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hàm và răng để tìm khối u. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, thì bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang ngực để xem liệu ung thư đã lan đến phổi hay chưa. Điều này cũng giúp bác sĩ đánh giá được chức năng tim và phổi của bệnh nhân.

3.4. Chụp cắt lớp vi tính (CT hay CAT)

Chụp CT sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết của cơ thể người bệnh. Không giống như chụp X-quang thông thường, phương pháp chụp CT có thể hiển thị chi tiết trong các mô mềm với kích thước, hình dạng cũng như vị trí của khối u và từ đó có thể giúp tìm thấy các hạch bạch huyết phì đại có thể chứa tế bào ung thư. Nếu cần thiết, chụp CT cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm khối u ở các bộ phận khác của cơ thể.

3.5. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Giống như chụp CT, chụp MRI aex tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm trong cơ thể. Tuy nhiên quét MRI sử dụng sóng radio thay vì tia X. Năng lượng từ sóng vô tuyến sẽ được hấp thụ và sau đó được giải phóng tạo nên hình ảnh các mô cơ thể và một số bệnh nhất định. Và các hình ảnh sẽ được hiển thị rất chi tiết của các bộ phận của cơ thể trên máy tính. Chụp MRI có thể giúp xác định vị trí và vị trí chính xác của khối u, đồng thời sẽ giúp bác sĩ thấy bất kỳ hạch bạch huyết nào bị phì đại hay nếu các cơ quan khác có những điểm đáng ngờ, có thể là do sự lây lan của ung thư.

3.5. Sinh thiết

Các triệu chứng và kết quả kiểm tra hay xét nghiệm hình ảnh có thể là căn cứ để bạn biết có bị ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên chẩn đoán ung thư chính xác nhất sẽ được thực hiện bằng cách lấy các tế bào từ khu vực bất thường và quan sát chúng dưới kính hiển vi để xác định chắc chắn đó có phải là tế bào ung thư hay không .

4. Các biện pháp điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt phổ biến hiện nay

4.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên ung thư có thể cắt bỏ được hay không phụ thuộc phần lớn vào mức độ phát triển của các tế bào ung thư trong các cấu trúc lân cận. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Nếu như được điều trị bởi một bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ung thư tuyến nước bọt thì đây là cơ hội tốt nhất để loại bỏ hoàn toàn bệnh ung thư. Trong hầu hết các trường hợp ung thư tuyến nước bọt, các tế bào ung thư và một số hoặc tất cả các tuyến nước bọt xung quanh sẽ được loại bỏ. Mô mềm gần đó cũng sẽ có thể được lấy ra. Mục tiêu là sẽ không có tế bào ung thư ở các cạnh bên của khối u được loại bỏ. Nếu ung thư hoạt động mạnh thì khả năng phát triển và lan rộng nhanh chóng hay nếu như nó đã lan đến các hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết từ cùng một bên cổ sẽ có thể được bóc tách.

4.2. Xạ trị ung thư tuyến nước bọt

xa-tri-ung-thu-tuyen-nuoc-bot
Xạ trị ung thư tuyến nước bọt như thế nào?

Xạ trị ung thư tuyến nước bọt là phương pháp sử dụng tia X hoặc hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hay làm chậm sự phát triển của chúng.

Liệu pháp xạ trị có thể được chỉ định trong những trường hợp như:

  • Là phương pháp điều trị chính (một mình hay kết hợp với hóa trị liệu) đối với một số bệnh ung thư tuyến nước bọt mà không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật vì kích thước hay vì vị trí của khối u hoặc trong trường hợp người bệnh không muốn phẫu thuật vì lý do cá nhân.
  • Sau khi phẫu thuật (một mình hay kết hợp với hóa trị liệu) để cố gắng tiêu diệt nốt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể bị bỏ lại để giúp làm giảm nguy cơ ung thư phát triển trở lại.
  • Ở những người bị ung thư tuyến nước bọt tiến triển thì xạ trị để làm giảm với các triệu chứng như đau, chảy máu hoặc khó nuốt

4.3. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc chống ung thư được truyền vào tĩnh mạch hoặc bằng đường uống. Những loại thuốc sau khi vào máu sẽ đi đến tất cả các khu vực của cơ thể,. Chính vì vậy phương pháp điều trị này hữu ích đối với các bệnh ung thư đã di căn ra khỏi đầu và cổ. Hóa trị liệu thường ít được sử dụng để điều trị ung thư tuyến nước bọt.

Đối với những người bị ung thư tuyến nước bọt, điều trị bằng hóa trị thường được sử dụng khi ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa hay trong trường hợp không thể kiểm soát được bằng phẫu thuật và xạ trị. Hóa chất sau khi được truyền vào cơ thể sẽ có chức năng thu nhỏ các khối u, tuy nhiên nó không có khả năng chữa khỏi loại ung thư này. Một số loại thuốc hóa học còn giúp làm cho các tế bào ung thư dễ dàng bị tiêu diệt bởi bức xạ. Những loại thuốc này còn có thể được dùng cùng với xạ trị (gọi là hóa trị liệu) để ngăn chặn các tế bào ung thư nước bọt có nguy cơ cao quay trở lại sau phẫu thuật.

5. Phòng ngừa bệnh lý ung thư tuyến nước bọt

Người khỏe mạnh nên tránh một số yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa được bệnh ung thư tuyến nước bọt như thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức và chế độ ăn uống không lành mạnh… có thể làm giảm khả năng phát triển ung thư tuyến nước bọt, tuy nhiên kết quả thì hiện này chưa khẳng định chắc chắn điều này. Theo các chuyên gia khẳng định rằng khi thực hiện các điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác cũng như nhiều bệnh khác.

Đối với một số người làm việc trong một số ngành công nghiệp có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân có thể giúp giảm nguy cơ.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh ung thư tuyến nước bọt và phương pháp xạ trị ung thư tuyến nước bọt. Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh khá hiếm gặp tuy nhiên mỗi người nên chủ động phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7