Xạ trị ung thư thanh quản: Chi phí như thế nào, tác dụng phụ ra sao?
Xạ trị ung thư thanh quản là một phương pháp rất hay được sử dụng trong điều trị ung thư thanh quản. Thanh quản là cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể do có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thở, nuốt và nói của con người. Nếu chẳng may bị ung thư thanh quản và được chỉ định điều trị xạ trị thì người bệnh cần nắm thật rõ những thông tin về xạ trị ung thư thanh quản. Vậy bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Bệnh nhân ung thư thanh quản sống được bao lâu?
- Ung thư thanh quản có chữa được không, phương pháp điều trị?
Nội dung bài viết
1. Các phương pháp điều trị ung thư thanh quản theo từng giai đoạn
1.1. Đối với ung thư ở giai đoạn T1
Các phương pháp điều trị thường được chỉ định đó là:
- Phẫu thuật: Ở giai đoạn này của bệnh, việc điều trị chủ yếu là bằng phẫu thuật và có thể phẫu thuật với laser CO2. Phẫu thuật được thực hiện dưới soi treo vi phẫu và, thường không phải mở khí quản. Trong trường hợp khối u lan nhiều vào mép trước dây thanh thì người bệnh có thể cần được phẫu thuật bằng phương pháp mở sụn giáp cắt dây thanh hay cắt thanh quản trán bên. Phẫu thuật ở giai đoạn T1 này thì thường không nặng nề, nhất là trong trường hợp được áp dụng phương tiện vi phẫu thuật thanh quản với laser CO2. Người bệnh vẫn có thể giữ được chất lượng giọng khá tốt và tránh được các biến chứng do tia xạ.
- Xạ trị: Thường được chỉ định cho khối u T1b khi các tế bào ung thư lan rộng cả hai dây thanh. Liệu trình tia xạ sẽ mất khoảng 6 tuần, phương pháp này sẽ giúp bảo tồn thanh quản tốt hơn. Nếu như thất bại có thể thì bệnh nhân vẫn có thể thực hiện phẫu thuật. Biến chứng sớm của xạ trị là đó là nuốt đau, phù nề thanh quản. Biến chứng muộn là xơ thanh quản, hoại tử sụn hay suy giáp.
1.2. Đối với ung thư thanh quản ở giai đoạn T2
Ở giai đoạn này người bệnh sẽ được chỉ định 2 phương pháp điều trị, đó là:
- Phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn: Phương pháp phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn sẽ được chỉ định cho các ung thư giai đoạn T2 và một số T3. Phương pháp này giúp có thể lấy hết các tế bào ung thư mà vẫn giữ được chức năng của thanh quản. Hiện nay với những trung tâm có hệ thống chẩn đoán hình ảnh và chẩn đoán giải phẫu bệnh lý tốt thì có thể phẫu thuật bằng laser CO2 trong một số trường hợp khối u T2.
- Xạ trị: Thường chỉ định trong các trường hợp mà có chống chỉ định phẫu thuật hoặc bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật.
1.3. Ung thư giai đoạn muộn T3, T4
Ở 2 giai đoạn này người bệnh có thể được chỉ định điều trị theo các phương pháp sau:
- Phẫu thuật: Việc điều trị ung thư thanh quản giai đoạn muộn T3 và T4 chủ yếu hiện nay ở Việt Nam vẫn là cắt bỏ dây thanh quản toàn bộ kèm nạo vét hạch cổ và phối hợp với xạ trị sau mổ. Liều của tia xạ chiếu vào khối u là 60 – 70Gy, vào hạch cổ là 50Gy nếu hạch âm tính và với liều 60 – 70Gy nếu hạch có di căn. Khó khăn nhất của phương pháp điều trị này đó là sẽ làm người bệnh bị mất thanh quản và từ đó về sau không thể tự nói chuyện được. Tuy nhiên, với sự phát triển vấn đề phục hồi phát âm, người bệnh vẫn có thể lắp van phát âm khí thực quản và tập nói giọng thực quản hay sử dụng thanh quản điện để lấy lại giọng nói.
- Hóa xạ trị: Một xu hướng khác cho điều trị ung thư thanh quản ở giai đoạn muộn là vẫn bảo tồn thanh quản với hóa xạ trị và sử dụng thuốc hóa trị gồm Cisplatin và 5 FU.
- Xạ trị: Phương pháp này đơn thuần chỉ áp dụng cho những trường hợp mà các tế bào ung thư đã lan rộng, không còn khả năng phẫu thuật, hay những trường hợp bị tái phát tại chỗ, di căn xa.
Xem thêm >>> Nguyên nhân ung thư thanh quản do Uống rượu và hút thuốc lá?
2. Tìm hiểu về xạ trị ung thư thanh quản
Xạ trị ung thư thanh quản là phương pháp sử dụng các tia bức xạ có năng lượng cao bắn phá các tế bào ung thư ác tính để điều trị ung thư thanh quản. Bác sĩ sẽ thường tiến hành xạ trị đồng thời với những phương pháp điều trị khác như hóa trị hay phẫu thuật. Một đợt điều trị xạ trị thường kéo dài 5 ngày 1 tuần trong 5 đến 8 tuần.
Ung thư thanh quản có thể được điều trị bằng xạ trị đơn thuần hay kết hợp phẫu thuật hoặc truyền hóa chất:
- Xạ trị đơn thuần: Để điều trị cho các khối u nhỏ hay các bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật.
- Xạ trị kết hợp phẫu thuật: Xạ trị sẽ được sử dụng để cô lập khối u trước phẫu thuật hay để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Với những khối u mà bị tái phát sau phẫu thuật sẽ thường được điều trị tia xạ.
- Xạ trị kết hợp hoá chất: Xạ trị có thể điều trị trước trong hay sau điều trị hoá chất.
3. Chi phí điều trị xạ trị ung thư thanh quản là bao nhiêu tiền?
Xạ trị ung thư bao nhiêu tiền là mối quan tâm lớn của hầu hết bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Việc xác định chi phí xạ trị ung thư thanh quản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giai đoạn phát hiện ra bệnh, tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân nên do đó rất khó để có thể đưa ra một con số cụ thể về chi phí xạ trị ung thư thanh quản.
Ở các bệnh viện khác nhau thì cũng có thể có hệ thống máy móc và trang bị khác nhau dẫn đến có sự khác nhau trong chi phí điều trị, tuy nhiên về cơ bản chi phí xạ trị ung thư thanh quản khá cao. Nếu như bệnh được phát hiện sớm thì người bệnh có thể giảm được tương đối chi phí xạ trị. Đặc biệt khi người bệnh cũng có bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế thì sẽ giảm được chi phí điều trị khá nhiều lên đến 50%.
4. Các loại xạ trị ung thư thanh quản
Xạ trị ung thư thanh quản có tác dụng giúp thu nhỏ khối u, loại bỏ tế bào ung thư cũng như hỗ trợ các phương pháp điều trị khác. Có 2 loại xạ trị ung thư thanh quản, đó là:
- Xạ trị bên ngoài: là sử dụng các tia bức xạ từ bên ngoài cơ thể, phương pháp này được tiến hành vài tuần, 5 ngày/tuần
- Xạ trị áp sát: phương pháp này sử dụng ống nội soi dẫn vào cổ họng bệnh nhân để dẫn chất phóng xạ đến vị trí khối u. Đây là biện pháp thường sử dụng ở giai đoạn ung thư phát triển nhằm thu nhỏ kích thước khối u cũng như giúp việc phát âm và nuốt thức ăn của người bệnh dễ dàng hơn. Đây là biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư thanh quản.
Xem thêm >>> Xạ trị ung thư vòm họng là gì? Các tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng
5. Những lưu ý trong quá trình xạ trị ung thư thanh quản
Một số lưu ý trong quá trình xạ trị ung thư thanh quản mà người bệnh cần lưu ý:
- Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản như uống rượu, hút thuốc hay làm các công việc thường tiếp xúc với các loại hóa chất như acid sulfuric, niken, amiang. Do đó những người bệnh điều trị ung thư thanh quản cần phải hạn chế những yếu tố nguy cơ này để tăng hiệu quả điều trị.
- Bệnh nhân cần trao đổi cụ thể rõ ràng với bác sĩ về tình hình bản thân để được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất
- Sau xạ trị một số bệnh nhân được đặt sonde dạ dày và hầu hết đều có thể quay lại chế độ ăn bình thường sau đó
- Trong trường hợp xạ trị áp sát thì người bệnh có thể cần cách ly để tránh ảnh hưởng tia xạ đến người khác
- Nói không với thuốc lá khi đang xạ trị thanh quản
6. Các tác dụng phụ của xạ trị ung thư thanh quản và cách khắc phục
6.1. Các tác dụng phụ của xạ trị ung thư thanh quản
Một số tác dụng phụ phổ biến khi tiến hành xạ trị ung thư thanh quản, đó là:
- Vùng da bị chiếu xạ bị phồng rộp, cháy, mẩn đỏ: các triệu chứng có thể xuất hiện sau 2 tuần điều trị bằng xạ trị.
- Buồn nôn và nôn.
- Cơ thể bị mệt mỏi: đây là triệu chứng rất phổ biến ở hầu hết các trường hợp đang điều trị ung thư nói chung và những mệt mỏi kèm theo đấy là tâm lý lo lắng buồn rầu của bệnh nhân sẽ càng khiến cho tình trạng của người bệnh bị nặng hơn và có thể dẫn đến trầm cảm.
- Bị khô miệng, đau vướng khi nuốt: những cơn đau họng sẽ khiến người bệnh khó khăn trong việc thở nhai và nuốt từ đó khiến bệnh nhân đau đớn. Ngoài ra xạ trị còn ảnh hưởng rất lớn đến tuyến nước bọt làm bệnh nhân chán ăn, miệng khô…
6.2. Cách khắc phục khi gặp phải các tác dụng phụ
Để khắc phục những tác dụng phụ này của xạ trị ung thư thanh quản thì người bệnh có thể tiến hành các biện pháp sau:
- Nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được chỉ định các biện pháp hạn chế tác dụng phụ của xạ trị ung thư thanh quản một cách rõ ràng và cụ thể
- Tránh sự tác động của ánh sáng mặt trời lên làn da để giúp hạn chế những chuyển biến xấu của bệnh, có thể sử dụng các loại kem bôi làm dịu da để làm giảm đau rát
- Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng và sinh hoạt điều độ
- Ăn những thức ăn mềm và dễ nuốt
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin khoáng chất thiết yếu, các loại trái cây tươi… cũng như các loại thực phẩm chức năng hỗ trị điều trị ung thư trong đó điển hình như sản phẩm Genk STF.
Xem ngay >>> Hình ảnh ung thư vòm họng có mức độ nguy hiểm cao
7. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước, trong và sau các đợt trị xạ trị ung thư thanh quản?
Bệnh nhân cần giữ gìn sức khỏe một cách đảm bảo nhất trong toàn bộ quá trình điều trị bệnh ung thư thanh quản như:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu trái cây, ngũ cốc, rau xanh… cũng như các loại chất đạm, calo cho cơ thể
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc và không làm việc quá sức để hạn chế stress
- Tập luyện các bài thể dục thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân
- Bệnh nhân ung thư thanh quản điều trị bằng phương pháp xạ trị có thể sẽ cần sử dụng liệu pháp mở khí quản do đó sau khi điều trị sẽ cần được hỗ trợ chăm sóc sau mở thanh quản để bệnh nhân sẽ học được cách làm sạch ống mở khí quản.
- Trong trường hợp mà không khí quá khô và lạnh về mùa đông, phổi và đường dẫn khí của bệnh nhân sẽ tiết nhiều dịch hơn, vùng da xung quanh mở khí quản có thể bị đau. Do đó, người bệnh cần chăm sóc vùng da xung quanh lỗ mở khí quản và sử dụng máy điều hoà độ ẩm ở nhà và nơi làm việc để có thể làm giảm được các triệu chứng này.
- Bệnh nhân có sử dụng ống mở khí quản thì có thể làm hầu hết tất cả mọi công việc đã từng làm trước đó, tuy nhiên khi thực hiện các công việc nặng sẽ khó khăn hơn bình thường nên người bệnh sẽ dần làm quen với điều này.
Trên đây là những thông tin xoay quanh phương pháp xạ trị ung thư thanh quản. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho người bệnh và những gia đình có bệnh nhân ung thư thanh quản hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị