Giải đáp: Vướng ở cổ họng nhưng không đau có sao không?

Vướng ở cổ họng nhưng không đau có thể xuất hiện một cách đột ngột. Vậy điều này là do đâu? Có phải vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng không? Hãy cùng GenK STF tìm hiểu về tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau qua bài viết này nhé!

Xem thêm:

1. Vướng ở cổ họng nhưng không đau là gì?

Đó là cảm giác cổ họng như bị vướng nghẹn gì đó, khiến cho khó nuốt thức ăn. Tùy từng trường hợp, sẽ có cảm giác trong cổ họng như có vật chặn khác nhau là hạt cát, sợi tóc, xương cá hay thậm chí cả khối u. Tuy không gây đau nhưng lại gây ngứa, nóng rát, khô căng, châm chích ở cổ họng.

vuong-co-hong-nhung-khong-dau-2
Vướng cổ họng nhưng không đau là gì?

2. Cảm giác vướng ở cổ họng mà không đau cảnh báo vấn đề gì – Nguyên nhân gây ra

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra cảm giác này. Dưới đây là 10 nguyên nhân thường gặp:

2.1. Tâm lý

Căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, stress kéo dài và các yếu tố tâm lý tiêu cực khác có thể dẫn đến tình trạng cổ họng có cảm giác bị vướng, không đau. Qua các nghiên cứu cho thấy rằng, tình trạng này sẽ mất đi khi các vấn đề về tâm lý được khắc phục.

2.2. Viêm họng, viêm Amidan, viêm họng hạt

Khi bị các vi khuẩn, virus tấn công quá nhiều khiến cho niêm mạc họng, các lympho và amidan bị tổn thương và sưng tấy lên dẫn đến thu hẹp không gian của họng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cảm giác nuốt bị vướng. Điều trị khỏi các bệnh này bằng thuốc hoặc đôi khi là cắt amidan thì sẽ làm cảm giác này biến mất.

2.3. Chảy dịch mũi sau

Khi dịch nhầy ở mũi và xoang quá nhiều gây dư thừa thì có thể sẽ chảy xuống và tích tụ ở phía sau cổ họng. Do đó làm cho cổ họng trở nên nhạy cảm và cảm thấy vướng.

Dị ứng và viêm xoang mãn tính là các nguyên nhân phổ biến gây chảy dịch mũi sau. Bên cạnh đó, khi bị các bệnh này còn làm cổ họng bị sưng tấy nên càng làm tăng cảm giác vướng ở cổ.

2.4. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Acid trong dịch trào ngược từ dạ dày lên thực quản và cổ họng làm tổn thương niêm mạc ở các vùng này. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ làm cho cổ họng trở nên sưng tấy, cảm thấy vướng víu khó chịu ở đây.

2.5. Bệnh hen suyễn

Làm một bệnh do đường hô hấp bị viêm và thu hẹp lại khiến cho không cung cấp đủ không khí cho phổi để thở. Khi lên cơn hen sẽ xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, đau thắt ngực, nghẹn ở họng.

vuong-co-hong-nhung-khong-dau
Hen suyễn là một trong các nguyên nhân

2.6. Vùng hầu họng có dị vật

Các dị vật ở đây có thể là xương cá, viên thuốc, hạt lạc, xúc xích bị mắc lại ở cổ họng và gây ra cảm giác vướng nghẹn. Do đó, sau khi loại bỏ dị vật đi thì tình trạng này cũng sẽ khỏi. Cần lưu ý là với những dị vật lớn thì nên đến các cơ sở y tế để lấy ra, không nên cố móc họng hoặc thực hiện các thao tác khác có thể gây ra xước, tổn thương họng.

2.7. Bệnh lý về khối u

Một số khối u vùng hầu họng, thực quản, cổ gây nên tình trạng nuốt vướng do làm hẹp không gian ở các cơ quan này. Các khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính gặp trong một số bệnh như ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư thanh quản.

2.8. Rối loạn co thắt bất thường ở cơ thực quản trên

Cơ thắt thực quản trên có chức năng là ngăn ngừa không cho không khí đi vào thực quản và thức ăn không đi vào đường hô hấp. Vì vậy, khi cơ này bị rối loạn có thể dẫn tới cảm giác vướng ở cổ.

2.9.Viêm phổi, viêm phế quản

Khi bị mắc các bệnh này sẽ làm viêm và thu hẹp đường thở, từ đó gây ra vướng nghẹn ở cổ họng. Đối tượng thường bị tình trạng này là ở trẻ, người già và những người có sức khỏe kém.

2.10. Bệnh lý về tuyến giáp

Các nghiên cứu cho thấy ở một số bệnh nhân bị bệnh về tuyến giáp hoặc sau khi cắt tuyến giáp có thể gây ra tình trạng vướng ở cổ, khó nuốt. Một số người bệnh có bất thường về tuyến giáp cũng có triệu chứng về nuốt vướng trong cổ họng. Nhưng cho đến hiện này vẫn chưa tìm ra nguyên do gây nên tình trạng này.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như do: căng cơ, thoái hóa khớp thái dương hàm, tiểu đường, tác dụng phụ của xạ trị…

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau cùng với cảm giác vướng ở cổ không đau thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Cảm giác vướng nghẹn, khó nuốt tăng lên.
  • Đau ở vùng hầu họng, đau tăng lên khi nuốt đồ ăn và uống nước.
  • Bị khàn giọng, mất tiếng.
  • Xuất hiện hạch hoặc các khối u ở cổ, họng, hàm.
  • Sốt cao và các triệu chứng khác của nhiễm trùng như mệt mỏi, đau rát…
  • Yếu cơ, đặc biệt là yếu phần cơ ở cổ họng.
  • Giảm cân đột ngột mà không phải do ăn kiêng.

4. Chẩn đoán bệnh

Để có thể tìm ra được nguyên nhân gây cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau có thể sẽ cần thực hiện:

  • Hỏi khám lâm sàng: Khai thác tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, dùng thuốc và trạng thái của người bệnh.
  • Khám tai mũi họng ở những người bệnh có dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp.
  • Các kiểm tra như nội soi dạ dày, siêu âm tuyến giáp, chụp cộng hưởng từ và các kỹ thuật khác để xác định chính xác bệnh gây ra cảm giác này.
  • Kiểm tra tâm lý với những bệnh nhân nghi ngờ là do các yếu tố tâm lý gây ra.

5. Phải làm gì khi bị vướng cổ họng không đau?

Không có phương pháp điều trị nào có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp bị vướng ở cổ họng không đau. Muốn giải quyết được tình trạng này phải điều trị triệt để căn nguyên các bệnh gây ra như:

  • Loại bỏ dị vật ra khỏi cổ họng.
  • Điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng hạt bằng thuốc. Trường hợp cần thiết có thể thực hiện các tiểu phẫu cắt amidan, cắt hạt bằng laser…
  • Liệu pháp điều trị tâm lý với những người mắc bệnh tâm lý như trầm cảm hoặc bị lo âu, áp lực kéo dài…
  • Với những trường hợp bị bệnh nguy hiểm như ung thư thực phẩm, ung thư vòm họng thì cần có phác đồ điều trị kịp thời bằng thuốc, phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Mục đích không chỉ để giải quyết tình trạng vướng ở cổ mà còn phòng ngừa nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, nên kết hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ tại nhà:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để giảm khô họng và đau rát.
  • Tránh xa khói thuốc lá, rượu bia và các đồ có chất kích thích khác.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
  • Bên cạnh đó có thể dùng một số mẹo như uống trà gừng mật ong, nhai lá bạc hà tươi để giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên lựa chọn những đồ ăn mềm, dễ nuốt.
vuong-co-hong-nhung-khong-dau-1
Không nên hút thuốc lá

Như vậy, có thể thấy vướng ở cổ họng nhưng không đau có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Do đó khi bạn xuất hiện dấu hiệu này thì nên chú ý theo dõi và đi khám khi cần thiết. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: GENK STF – FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO BẢO VỆ GIA ĐÌNH BẠN

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7