Viêm tụy mạn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm tụy mạn tính là tình trạng này chức năng tụy bị suy giảm kéo dài do tổn thương tụy. Viêm tụy mạn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hôm nay hãy cùng GENK STF cùng tìm hiểu xem viêm tụy mạn là bệnh gì và viêm tụy mạn có chữa được không?

viem-tuy-man-là-gi
Viêm tụy mạn là gì?

Xem thêm:

1. Viêm tụy mạn là gì?

Viêm tụy mạn tính là tình trạng viêm tại các tế bào ở nhu mô tuyến tụy, dẫn tới sự phá huỷ ngày càng nặng nhu mô tuỵ, dẫn đến hậu quả làm suy giảm hoặc làm mất chức năng tụy.

2. Nguyên nhân viêm tụy mạn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gây ra tình trạng viêm tụy mạn như sau:

  • Do điều trị viêm tụy cấp không dứt điểm làm cho tình trạng viêm tụy kéo dài gây tổn thương nhu mô tuỵ.
  • Nghiện rượu

Khoảng 80-90% các trường hợp viêm tụy có nguyên nhân bắt nguồn từ uống nhiều rượu bia. Uống nhiều đồ uống có cồn sẽ làm tổn thương các tế bào tuyến tụy gây ra xơ hóa dẫn đến tình trạng viêm tụy mạn tính.

  • Sỏi tụy

Sỏi tụy là nguyên nhân chiếm khoảng gần 90% các trường hợp viêm tuỵ tiến triển thành viêm tụy mạn tính.

  • Rối loạn chuyển hóa

Ở những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa sẽ thiếu hụt α1 antitrypsin dẫn đến sự suy giảm của tuyến tụy nên bị viêm tụy mãn tính.

  • Người suy dinh dưỡng

Theo một số các nghiên cứu thì những người người bị suy dinh dưỡng có nguy cơ viêm tụy chuyển thành viêm tụy mạn cao hơn.

  • Ăn uống thực phẩm có chứa quá nhiều sắt

Những người mà trong khẩu phần ăn có nhiều thực phẩm chứa sắt có nguy cơ mắc bệnh viêm tụy mãn tính cao hơn những người khác.

  • Yếu tố di truyền

Trẻ em cũng đã có thể bị di truyền viêm tuỵ khi trong gia đình có người mắc bệnh. Bệnh thường khởi phát từ khi còn nhỏ nhưng rất khó phát hiện trong một khoảng thời gian.

  • Xơ nang phổi

Xơ nang phổi cũng là một nguyên nhân gây ra viêm tuỵ mạn.

  • Một số trường hợp khác: Khoảng 10-20% trường hợp viêm tụy còn lại là do các nguyên nhân khác như thuốc, tiếp xúc với một số hóa chất độc hại, tổn thương do tai nạn xe hoặc do chấn thương vùng bụng,..

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì vẫn có khoảng 40% trường hợp viêm tụy mạn không biết rõ nguyên nhân.

3. Triệu chứng bệnh viêm tụy mạn

Các triệu chứng viêm tụy mạn thường gặp:

3.1. Đau bụng

Theo thống kê, đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất trong đa số các trường hợp viêm tụy mạn tính.

dau-bung-la-trieu-chung-viem-tuy-man
Đau bụng là triệu chứng viêm tụy man

Những cơn đau xuất phát từ vùng trên rốn lan sang phải, sang trái và sau đó lan ra sau lưng. Đau không xuất hiện thường xuyên, có khi vài ngày hoặc có khi kéo dài lâu hơn rồi triệu chứng biến mất lại trong một thời gian khá lâu, thậm chí có khoảng vài tháng.

3.2. Suy dinh dưỡng

Viêm tụy mạn gây đau nhiều và thành kéo dài thành mãn tính. Do vậy, bệnh nhân không ăn được nhiều thức ăn. Thêm vào đó do viêm tụy mạn tính nên các men tiêu hóa của tuyến tụy tiết ra không đủ dẫn đến việc hấp thu chất dinh dưỡng bị hạn chế vì vậy bệnh nhân dễ bị sút cân, ngay cả khi ăn uống vẫn ngon miệng và chế độ ăn vẫn bình thường.

3.3. Tiêu phân mỡ

Viêm tụy mạn gây ra tình trạng thiếu men tụy. Do đó phân thường có chất nhầy mỡ như chất nhầy mũi, mùi khó chịu và phân lỏng khó để thải ra hết.

3.4 Vàng da

Vàng da do viêm tụy mạn gây ra tình trạng vàng da nhẹ và trong một khoảng thời gian ngắn. Triệu chứng vàng da có thể xuất hiện sau cơn đau vài giờ và thường không đi kèm sốt.

Ngoài các triệu chứng kể trên còn xuất hiện thêm các triệu chứng về loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn xảy ra khi có cơn đau.

4. Biến chứng viêm tụy mạn

Viêm tụy mạn có thể gây ra một số các biến chứng sau:

Nếu không được điều trị, bệnh tiến triển nặng dần, viêm tụy mạn có thể gây ra một số các biến chứng sau trong 10 năm đầu:

  • U nang
  • Chảy máu tiêu hóa
  • Vàng da ứ mật
  • Đái tháo đường
  • Hội chứng hấp thu kém
  • Tràn dịch thanh mạc, phế mạc trái, màng bụng và một số ít trường hợp ở cả màng tim
  • Thậm chí 3% số trường hợp viêm tụy mạn có thể gây ra ung thư tụy.

5. Chẩn đoán viêm tụy mạn

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

  • Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng vùng thượng vị lan ra sau lưng.
  • Rối loạn tiêu hóa thường gặp: phân lỏng có váng mỡ.
  • Suy dinh dưỡng: Gầy, sút cân nhanh.
  • Đái tháo đường
  • Các triệu chứng: nôn và buồn nôn
  • Có thể sờ thấy khối u trên rốn khi khám bụng.

5.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Thăm dò chức năng tụy ngoại tiết xem có bị rối loạn hay không, trong một số trường hợp bị rối loạn chức năng nội tiết.
  • Các xét nghiệm sinh hóa đánh giá chức năng ngoại tiết của tụy.
  • Xét nghiệm máu: protid huyết thanh thường giảm, đặc biệt albumin huyết thanh.
  • Các xét nghiệm khảo sát sự dò enzyme do mô tụy viêm, nếu tụy bị xơ hóa nhiều thì nồng độ 2 enzyme amylase và lipase trong máu không tăng.
  • Xét nghiệm calci máu thường giảm, có rối loạn mỡ máu
  • Xét nghiệm phân: để đánh giá mức độ nhầy mỡ của phân.

5.3. Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang, siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI là các phương để đánh giá tình trạng cấu trúc tụy, ống tụy và các mô xung quanh để chẩn đoán viêm tụy mạn.

6. Điều trị viêm tụy mạn

viem-tuy-man-song-duoc-bao-lau
Viêm tụy mạn sống được bao lâu?

6.1. Điều trị nội khoa

Khi có đợt cấp của viêm tụy mạn thì các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị như viêm tụy cấp.

Chế độ ăn uống

  • Không sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn.
  • Khẩu phần ăn chia thành nhiều bữa, hạn chế dầu mỡ và protein trong bữa ăn.
  • Cần hạn chế đường đối với bệnh nhân bị đái tháo đường.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), sắt, vitamin B12, acid Folic.

Chế độ dùng thuốc

  • Điều trị giảm đau: Tùy theo mức độ đau để dùng các thuốc theo từng mức độ: Đầu tiên dùng nhóm: Acetaminophen hoặc Ibuprofen, Mobic hay Feldene dạng tiêm. Nếu không hiệu quả có thể dùng nhóm Narcotic Meperidine (Demerol).
  • Điều trị bổ sung men tụy: Một số chế phẩm: Panthicone F 3-6 viên/ngày hoặc Pancreas 25mg: 1-2 viên/ngày hoặc Creon 20 dùng 3 viên/ngày.
  • Thuốc ức chế bài tiết dịch vị: Dùng Omeprazole 20 – 40mg/ngày.
  • Bổ sung thêm các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
  • Dùng Insulin khi bệnh nhân bị đái tháo đường: điều trị dò liều theo nồng độ đường máu.

6.2. Điều trị can thiệp

  • Nang giả tụy: Chọc hút, dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm.
  • Trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn ống tụy: Điều trị bằng cách dùng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng – đặt Stent khi ống tụy hẹp.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp không có điều kiện nội soi mật tụy ngược dòng hoặc thất bại.

7. Phòng ngừa viêm tụy mạn

  •  Đối với những người đã mắc bệnh cần tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn như bia, rượu để phòng ngừa những cơn viêm tụy tái phát và ngăn chặn những biến chứng do viêm tụy mạn có thể xảy ra.
  • Ngoài ra, trong bữa ăn hàng ngày cần chọn những loại thực phẩm dễ tiêu, ít chất béo đặc biệt là mỡ động vật.
  • Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần lưu ý bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước.

    che-do-an-uong-cua-nguoi-viem-tuy-man
    Viêm tụy mạn nên ăn nhiều rau xanh

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tụy mạn mà GENK STF cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính bạn và người thân của bạn.

BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7