Viêm phế quản phổi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phế quản phổi là căn bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Bệnh nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy bệnh có triệu chứng ra sao, nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào. Các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Genk STF để hiểu rõ hơn về viêm phế quản phổi nhằm nhằm bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe cả gia đình.

1. Viêm phế quản phổi là gì?

Để hiểu viêm phế quản phổi là gì, trước hết chúng ta cần hiểu thế là là phế quản. Phế quản là những đường dẫn khí lớn, được phân tách thành nhiều ống khí nhỏ, được gọi là tiểu phế quản, kéo dài từ đường khí quản đến phổi. Chính những tiểu phế quản này sẽ tạo nên phổi. Những túi khí nhỏ ở cuối các tiểu phế quản có tên gọi là phế nang. Phế nang làm nhiệm vụ trao đổi carbon dioxide từ máu và oxy từ phổi.

Viêm phế quản phổi là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phế quản và phế nang phổi

Viêm phế quản phổi là một dạng viêm phổi, xảy ra khi các phế nang chứa nhiều mủ cùng lượng chất dịch khác. Điều này làm cho việc trao đổi khí của phổi gặp khó khăn. Vì thế, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về vấn đề hô hấp. 

2. Viêm phế quản phổi xảy ra ở những đối tượng nào? Triệu chứng ra sao?

Viêm phế quản phổi xảy ra ở bất cứ ai, kể cả người lớn, trẻ em. Thế nhưng, viêm phế quản phổi ở trẻ em là phổ biến hơn cả. Đây cũng là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Vì thế, khi phát hiện những dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Triệu chứng của viêm phế quản phổi ở người lớn và trẻ em đều sẽ từ nhẹ đến nặng. Do đó, triệu chứng có thể chia làm 2 giai đoạn cụ thể sau:

Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng của bệnh sẽ diễn biến theo từng giai đoạn nhỏ hơn. Đó là:

  • Ủ bệnh từ từ

Ở giai đoạn ủ bệnh, triệu chứng điển hình lúc này là hắt hơi, ngạt mũi, ho khan, sốt nhẹ. Đây là những triệu chứng tương tự như cảm cúm, viêm đường hô hấp nên người bệnh thường xem nhẹ nên không điều trị ngay từ lúc này. Hoặc nếu có điều trị hay chữa sai cách theo hướng cảm cúm, viêm đường hô hấp nên không đạt hiệu quả.

  • Khởi phát đột ngột

Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng có thể khởi phát đột ngột như: chán ăn, khó thở, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, đổ mồ hôi, ho ra dịch nhầy, thậm chí là cơ thể bị tím tái. Để tránh bệnh chuyển biến xấu, khi phát hiện những triệu chứng này, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám để được điều trị kịp thời.

Giai đoạn toàn phát

Nếu ở giai đoạn khởi phát mà người bệnh không được phát hiện để điều trị sớm thì sẽ phát triển sang giai đoạn toàn phát. Các triệu chứng lúc này ngày càng nghiêm trong hơn, bao gồm:

  • Sốt cao lên đến 40 độ C, sốt li bì, co giật, thậm chí là hôn mê.
  • Ho dữ dội và liên tục, thậm chí là ho ra máu.
  • Các cơn ho nhiều gây đau ngực.
  • Chảy nước mũi vàng.
  • Người bệnh có thể run, ớn lạnh.
  • Cơ thể mệt mỏi, đuối sức.
  • Người bệnh buồn nôn, ói mửa.

Ngoài các triệu chứng kể trên, ở trẻ em sẽ xuất hiện thêm những dấu hiệu khác như bỏ ăn, nôn trớ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

3. Viêm phế quản phổi do nguyên nhân nào?

Viêm phế quản phổi có nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi. Một số khuẩn phổ biến gây bệnh là Haemophilus influenzae loại B (Hib), Streptococcus pneumoniae… Vi khuẩn ban đầu thường sẽ tấn công vào phế quản, phế nang và tại đây chúng bắt đầu phát triển. Những loại vi khuẩn này sẽ tấn công lại các tế bào bạch cầu do hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra và gây viêm. Vì thế, lúc này, triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện.

Vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản phổi

Ngoài vi khuẩn, virus và nấm cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản phổi. Tuy nhiên, những nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất ít so với vi khuẩn.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, bao gồm:

  • Những người có hệ miễn dịch kém là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi; người già trên 65 tuổi.
  • Những người nghiện rượu bia, thuốc lá.
  • Những đối tượng gần đây bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh.
  • Những người gần đây mới bị chấn thương hoặc phẫu thuật.
  • Một số bệnh lý về phổi làm gia tăng nguy cơ viêm phế quản phổi là xơ nang, giãn phế quản, hen suyễn.
  • Cơ thể mắc một số bệnh lý khác làm cho hệ miễn dịch bị tổn hại như gan, suy tim, tiểu đường…
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu do mắc bệnh tự miễn dịch hay HIV.
  • Sử dụng thuốc hóa trị, dùng steroid lâu dài hoặc uống thuốc chống thải ghép làm cho hệ thống miễn dịch bị ức chế.

4. Viêm phế quản phổi đã có bội nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Viêm phế quản phổi bội nhiễm là tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần hoặc tại vị trí bị viêm nhiễm đã từng có nhiễm trùng trước đó. Hiểu đơn giản, ngoài viêm nhiễm phế quản phổi, cơ thể người bệnh còn bị tấn công bởi một số loại virus, vi khuẩn khác. Những virus, vi khuẩn này có nguy cơ gây bệnh tại đường hô hấp nhưng ở những vị trí khác.

Do đó, khi viêm phế quản phổi đã có bội nhiễm thì mức độ nguy hiểm càng trầm trọng hơn. Các biến chứng của bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất đáng lo ngại. Bao gồm: 

  • Suy hô hấp: Nếu sự trao đổi thiết yếu bị suy giảm giữa oxy và carbon dioxide trong phổi thì người bệnh sẽ bị suy hô hấp. Lúc này, bệnh nhân sẽ cần sự hỗ trợ của máy thở.
Viêm phế quản bội nhiễm có thể gây biến chứng suy hô hấp
  • Hội chứng suy hô hấp cấp nặng ở người lớn (ARDS): Hội chứng này rất nguy hiểm vì đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu): Biến chứng dẫn đến suy đa dạng và nguy hiểm hơn là có thể gây tử vong ở người bệnh.
  • Áp xe phổi: Hình thành bên trong phổi với những túi chứa mủ.

5. Chẩn đoán viêm phế quản phổi bằng phương pháp nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác về bệnh. Việc khám lâm sàng bằng cách kiểm tra thể chất, tiền sử bệnh lý cũng như hỏi thăm người bệnh về các triệu chứng gần đây và hiện tại đang phải đối mặt.

Để đưa ra kết luận chính xác có bị viêm phế quản phổi hay không, bác sĩ sẽ thực hiện khám cận lâm sàng bằng những chỉ định cần thiết. Một số chỉ định thường được áp dụng bao gồm: 

  • Chụp X-quang ngực hoặc CTscan: Thông qua hình ảnh xét nghiệm, bác sĩ sẽ nhận định được bên trong phổi có dấu hiệu nhiễm trùng hay tổn thương gì không.
Hình ảnh chụp X-quang ngực sẽ giúp bác sĩ phát hiện có tổn thương ở phổi hay không
  • Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu nhằm đánh giá số lượng bạch cầu có tăng hay giảm không để căn cứ về sự xuất hiện của virus trong cơ thể.
  • Nội soi phế quản: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ bên trong phổi xem có tổn thương hay bất thường gì không.
  • Nuôi cấy đờm: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ nhận định dịch đờm của người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
  • Đo oxy xung (Pulse oximetry): Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được lượng oxy chảy trong máu là bao nhiêu.
  • Khí máu động mạch: Bác sĩ sẽ căn cứ vào xét nghiệm này để xác định được trong máu của người bệnh có nồng độ oxy là bao nhiêu.

Trên cơ sở chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được mức độ bệnh, đánh giá nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị phù hợp.

6. Điều trị viêm phế quản phổi bằng cách nào?

Viêm phế quản phổi cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm khi bệnh tiến triển. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh, loại nhiễm trùng để có hướng điều trị phù hợp. Nếu được điều trị tích cực và không có vấn đề khác về sức khỏe, sau khoảng 1 – 3 tuần,người bệnh sẽ phục hồi.

  • Điều trị viêm phế quản phổi do vi khuẩn

Đối với nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, việc dùng kháng sinh là rất cần thiết nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong phổi. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng, liệu trình, thời điểm sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm đạt hiệu quả cao. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc giữa chừng hay thêm, giảm liều lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị.

Thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị viêm phế quản phổi do virus
  • Điều trị viêm phế quản phổi do virus

Đối với nguyên nhân gây bệnh do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không được chỉ định bởi không mang lại hiệu quả. Lúc này, căn cứ vào triệu chứng hoặc loại virus tấn công mà bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị triệu chứng hoặc thuốc kháng virus. Sau khoảng 1 – 3 tuần điều trị, chứng bệnh do virus sẽ hết.

  • Điều trị viêm phế quản do nấm

Nguyên nhân gây bệnh do nấm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống nấm để tiêu diệt tác nhân gây hại. Đồng thời, việc kết hợp với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

7. Phòng ngừa viêm phế quản phổi như thế nào?

Viêm phế quản phổi là căn bệnh nguy hiểm nên việc phòng ngừa là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cả nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa các bạn nên thực hiện ngay từ hôm nay:

  • Phòng ngừa lây nhiễm: Luôn đeo khẩu trang đúng cách mỗi khi ra ngoài để hạn chế lây nhiễm nếu không may tiếp xúc với người bệnh. Nên hạn chế đến những nơi đông người khi không cần thiết như trường học, bệnh viện… Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh là chăn màn, bát đĩa, bàn chải, khăn mặt…
  • Hình thành thói quen rửa tay: Rửa tay thường xuyên và cẩn thận bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn ở tay. Đặc biệt là rửa tay trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh xa thuốc lá: Hút thuốc lá hay hít khói thuốc lá đều không tốt cho hệ hô hấp, phổi cũng như viêm phế quản. Do đó, các bạn cần nói không với thuốc lá và khói thuốc lá.
  • Chăm sóc và rèn luyện sức khỏe: Hãy lên kế hoạch ăn uống lành mạnh với đầy dủ các nhóm chất thiết yếu. Đặc biệt, tăng cường nhiều rau xanh, trái cây để cải thiện sức đề kháng. Kết hợp với đó là việc tập luyện thể dục mỗi ngày với những bài tập phù hợp nhằm nâng cao hệ miễn dịch.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng: Cần giữ gìn môi trường sống, làm việc được sạch sẽ, khô thoáng. Chú ý vệ sinh các bề mặt như sàn nhà, đồ chơi,… để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc… gây hại.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về viêm phế quản phổi – căn bệnh nguy hiểm và gây tỷ lệ tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi do nhiễm trùng. Genk STF hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích nhằm giúp các bạn có thêm kiến thức trong việc phát hiện sớm bệnh nhằm điều trị hiệu quả, cũng như nằm lòng các biện pháp đơn giản để phòng bệnh được tốt hơn.

XEM VIDEO: “VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 7: CÔ NGUYỄN THỊ LAN VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG-GHV”

https://www.youtube.com/watch?v=fbsIzPKPJp4