Viêm phế quản có lây không? Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Viêm phế quản có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Đây là căn bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính. Việc tìm hiểu viêm phế quản có lây không sẽ giúp mọi người biết cách phòng ngừa được tốt và hiệu quả hơn. Do đó, hãy cùng Genk STF giải đáp chi tiết vấn đề này và nắm rõ thêm thông tin về viêm phế quản qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Viêm phế quản là bệnh gì?

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị sưng, viêm. Bệnh phân thành 2 thể là cấp tính và mãn tính theo mức độ phát triển của bệnh. Cụ thể như sau:

  • Viêm phế quản cấp tính: Thể cấp tính nếu được phát hiện, chăm sóc tốt và điều trị đúng cách thì chỉ sau vài ngày, thường là 5 – 7 ngày, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Mặc dù tình trạng viêm sưng ở phế quản đã giảm nhưng các cơ ho vẫn kéo dài lên đến cả tuần.
viem-phe-quan-co-lay-khong-1
Viêm phế quản có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi
  • Viêm phế quản mãn tính: Viêm phế quản xảy ra khi bệnh tái phát lại nhiều lần và tình trạng ho có đờm kéo dài ít nhất 3 tháng. Ở thể mãn tính, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và khó có thể điều trị dứt điểm mà chỉ nhằm giảm triệu chứng cho từng đợt tái phát. Viêm phế quản mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

2. Triệu chứng viêm phế quản

Dù ở thể cấp tính hay mãn tính thì các dấu hiệu điển hình của viêm phế quản bao gồm: 

  • Ho dai dẳng. Tình trạng ho có thể là ho khan hoặc ho có đờm. Màu sắc của đờm có thể là trắng, xanh hoặc màu vàng.
  • Người bệnh khó thở, thở khò khè.
  • Sốt: Có người bị sốt, có người không. Tùy mức độ bệnh mà có thể sốt nhẹ, sốt cao.
  • Các cơn ho kéo dài và thường xuyên khiến người bệnh tức ngực.

3. Viêm phế quản có lây không?

Để xác định viêm phế quản có lây không, chúng ta cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Ở mỗi thể cấp tính hay mãn tính của bệnh viêm phế quản sẽ có những tác nhân khác nhau. Cụ thể như sau:

Viêm phế quản cấp tính có lây không?

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản cấp tính là do vi khuẩn và virus. Thông thường, bệnh sẽ hình thành sau khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Nếu nguyên nhân là do virus thì viêm phế quản dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người khác, nhất là vào lúc mùa lạnh. Lý do là người bệnh dễ dàng tạo ra các giọt bắn mang virus khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Bệnh có thể lây nhiễm cho những người khác trong khoảng vài ngày đến 1 tuần khi cơ thể bị nhiễm virus.

viem-phe-quan-co-lay-khong-2
Nếu nguyên nhân gây viêm phế quản do virus thì bệnh có khả năng lây lan sang người khác

Tuy nhiên, nếu viêm phế quản cấp tiến triển từ hen suyễn hay các đợt cấp của viêm phế quản mạn tình thì không có nguy cơ lây lan. Bởi nguyên nhân gây bệnh ở trường hợp này không phải do virus, vi khuẩn.

Viêm phế quản mãn tính có lây không?

Viêm phế quản mãn tính hầu như không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Lý do là nguyên nhân gây bệnh ở thể này không phải do virus, vi khuẩn mà thường là các yếu tố khác. Có thể kể đến như khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí ô nhiễm, thời gian dài đường thở bị kích thích.

4. Viêm phế quản lây qua đường nào?

Như đã chia sẻ ở trên, viêm phế quản do virus, vi khuẩn gây ra sẽ có nguy cơ lây nhiễm sang người khác. Vậy bệnh lây qua đường nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:

Lây nhiễm trực tiếp

Khi tiếp xúc gần với người bệnh viêm phế quản thì khả năng lây nhiễm bệnh là rất cao. Bởi thông qua nói chuyện hay khi người bệnh ho, hắt hơi… khả năng phát tán virus, vi khuẩn qua các giọt bắn là rất cao. Những vi khuẩn, virus này “bay trong không khí” nên khả năng đến miệng, mắt của người đối diện, xung quanh là rất cao. Vì thế, người khỏe mạnh sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

viem-phe-quan-co-lay-khong-3
Viêm phế quản lây nhiễm trực tiếp qua ho, hắt hơi, nói chuyện

Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ tăng cao hơn nếu những người có hệ miễn dịch kéo, triệu chứng cảm sốt lại tiếp xúc gần với người bị viêm phế quản.

Lây nhiễm gián tiếp

Những người khỏe mạnh nếu sử dụng chung các vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bị viêm phế quản như bát đĩa, thìa, cốc, chén, thau chậu, khăn mặt, bàn chải… sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Lý do là virus có thể tồn tại trên các vật dụng mà người bệnh đã dùng lên đến vài giờ. Do đó, nếu đưa tay chạm vào các đồ vật có chứa virus, vi khuẩn từ người bệnh rồi đưa tay lên mũi, miệng sẽ rất dễ lây nhiễm bệnh.

5. Người bị lây nhiễm viêm phế quản sẽ trải qua những giai đoạn nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân nhiễm trùng mà thời gian người bệnh viêm phế quản lây truyền bệnh cho người khác sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các giai đoạn mà người bị lây nhiễm viêm phế quản trải qua sẽ lần lượt là:

  • Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 1 – 3 ngày khi bạn tiếp xúc với virus gây bệnh. Lúc này, cơ thể chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào.

  • Giai đoạn viêm đường hô hấp trên 

Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này đã xuất hiện, đó là tình trạng hắt hơi, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi, đau nhức… cơ thể. Lúc này, virus trong cơ thể đã bắt đầu sinh trưởng, nhân lên nhanh chóng. Ngay từ giai đoạn này, người bệnh hoàn toàn có thể phát tán virus ra bên ngoài và lây lan cho người khác.

  • Giai đoạn viêm phế quản cấp 

Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ nặng và nghiêm trọng hơn. Người bệnh ho nhiều, khạc ra đờm. Đờm có thể xanh vàng hay trắng đục. 

viem-phe-quan-co-lay-khong-4
Viêm phế quản gây ho khan, ho có đờm

Tình trạng ho kéo dài sẽ khiến người bệnh đau rát họng, thậm chí là ho ra máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp.

  • Giai đoạn hồi phục 

Viêm phế quản cấp nếu được chăm sóc tốt, người bệnh sẽ giảm dần triệu chứng từ 7 – 10 ngày. Lúc này, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý và có biện pháp hỗ trợ hiệu quả để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Từ đó, sẽ đẩy lùi virus, vi khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên, các triệu chứng có thể sẽ nghiêm trọng hơn và bệnh vẫn kéo dài đối với những người có sức đề kháng yếu do hệ miễn dịch suy giảm.

6. Biện pháp phòng ngừa lây lan và mắc bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là căn bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, để phòng ngừa lây lan và mắc viêm phế quản, các bạn hãy tuân thủ một số biện pháp sau:

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Môi trường ô nhiễm là nơi vi khuẩn, virus có cơ hội tồn tại, sinh sôi và phát triển. Do đó, để phòng ngừa bệnh, bạn cần vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng đãng để loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Cách ly với những người mắc bệnh về đường hô hấp

Khi phát hiện có người mắc bệnh về đường hô hấp hay bị nhiễm virus, cảm sốt… thì chúng ta nên hạn chế tiếp xúc. Nếu không cần thiết thì hãy cách ly với những đối tượng này.

Cần dùng riêng đồ dùng, vật dụng cá nhân nếu gia đình có người bị viêm phế quản. Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ các bề mặt hay tiếp xúc như sàn nhà, bàn ghế cũng như nhà vệ sinh, phòng tắm.

Vận động, luyện tập mỗi ngày

Vận động, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nên lựa chọn các bài tập phù hợp và tập luyện vừa sức. Tránh tập luyện cường độ cao quá mức chịu đựng của cơ thể sẽ gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.

viem-phe-quan-co-lay-khong-5
Vận động mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch nhằm phòng ngừa bệnh tật tốt hơn

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống đảm bảo đủ các dưỡng chất và khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh để phòng ngừa bệnh tốt hơn. Do đó, mọi người nên tích cực bổ sung các loại rau củ quả vào thực đơn hàng ngày. Vitamin, khoáng chất và protein là những dưỡng chất thiết yếu có lợi để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng nhằm đẩy lùi tác nhân gây bệnh.

Các thực phẩm không tốt cho sức khỏe cần tránh sử dụng như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ…

Hình thành thói quen tốt

Để bảo vệ tốt cho bản thân trước căn bệnh viêm phế quản, mọi người nên hình thành những thói quen tốt cho mình. Đó là:

  • Chú ý vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên để đẩy lùi vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay sát khuẩn tay sạch sẽ, nhất là khi đi ra ngoài về, sau khi vệ sinh, trước khi ăn.
  • Mỗi khi ra ngoài, tại nơi công cộng hãy đeo khẩu trang.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi trời trở lạnh và vào thời điểm giao mùa.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, lông động vật, mạt bụi…
  • Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm là giải pháp hữu ích nhằm bảo vệ cơ thể trước bệnh cúm, virus cúm. Nhờ đó, giảm nguy cơ bị viêm phế quản.

Viêm phế quản có lây không đã được giải đáp chi tiết trên đây. Genk STF hi vọng các bạn sẽ trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức hữu ích để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh viêm phế quản một cách hiệu quả.

XEM VIDEO: LỜI NHẮN NHỦ CỦA NGƯỜI CON LÀ BÁC SỸ TRONG GIA ĐÌNH CÓ CẢ HAI BỐ MẸ UNG THƯ

https://www.youtube.com/watch?v=pBrRbNcq8yA
Thông tin liên hệ