Viêm màng phổi là gì? – Dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Viêm màng phổi là bệnh lý về hô hấp, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị đúng cách và tích cực ngay từ giai đoạn sớm. Do đó, chúng ta cần nắm rõ được những thông tin về viêm màng phổi để có kế hoạch phòng ngừa, điều trị từ sớm nhằm đạt hiệu quả cao. Hãy cùng Genk STF khám phá rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Viêm màng phổi là gì?

Khoang màng phổi nằm ở giữa lớp lót bên trong của thành ngực và lớp bao phủ lá phổi. Để giúp phổi và thành ngực di chuyển nhẹ nhàng mỗi khi hít thở thì bên trong khoang màng phổi có chứa một ít dịch.

Viêm màng phổi là tình trạng viêm ở lớp màng bao quanh phổi và gây ra cho người bệnh những cơn đau nhói ở ngực. Khi người bệnh ho hoặc hít thở sâu, cơn đau nhói ở ngực sẽ tăng lên vì lúc này, hai lá màng phổi vị viêm cọ xát lên nhau.

viem-mang-phoi
Hình ảnh màng phổi bị viêm

Bệnh được chia làm 2 loại dựa vào triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Cụ thê như sau:

  • Viêm màng phổi nguyên phát: Bệnh khởi phát tại chính mô của màng phổi. Nguyên nhân có thể do tổn thương nào đó gây ra hoặc do một chứng nhiễm trùng.
  • Viêm màng phổi thứ phát: Hiểu đơn giản, bệnh viêm màng phổi do một căn bệnh khác lây lan sang, thường là bệnh phổi hoặc một bệnh lý nào đó ở ngực như viêm phổi hoặc khối u.

2. Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Viêm màng phổi có thể xuất phát từ 1 trong những nguyên nhân phổ biến dưới đây:

Nhiễm virus, vi khuẩn

Tỷ lệ mắc viêm màng phổi cao nhất là do virus, vi khuẩn. Các phản ứng ở phổi sẽ diễn ra khi cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm…, gây ra tình trạng sưng và đau ở phổi. Nguyên nhân gây bệnh này không quá nghiêm trọng và người bệnh sẽ có các triệu chứng giống như ho, cảm cúm, cảm lạnh hoặc sốt.

Do bệnh lý từ phổi

Có nhiều bệnh lý từ phổi khiến màng phổi bị viêm như tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, viêm phổi, ung thư phổi, chấn thương ở ngực. Đối với nguyên nhân này, bệnh có mức độ nghiêm trọng hơn, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp và nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. 

Do bệnh lý khác

Viêm màng phổi cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý khác nhưng ít gặp hơn. Có thể kể đến như viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, bệnh tim mạch, tiểu đường…

3. Dấu hiệu viêm màng phổi

Nếu để ý kỹ, bạn sẽ sớm nhận ra màng phổi bị viêm thông qua các triệu chứng dưới đây:

  • Người bệnh bị sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh.
  • Khi thở, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau, tức ngực.
  • Bệnh nhân ho khan trong thời gian dài.
dau-hieu-viem-mang-phoi
Viêm màng phổi gây ho khan kéo dài
  • Mỗi lần thở, người bệnh nghe có tiếng khò khè, nặng nhọc.
  • Người bệnh mệt mỏi, làn da xanh xao, thiếu sức sống.
  • Người mắc có cảm giác phần ngực năng hơn bình thường và bị kéo xuống.
  • Ngay khi ho, hắt hơi và hít thở sâu, người bệnh có cảm giác tức ngực râm ran.

Bệnh nếu được can thiệp kịp thời sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám nếu có biểu hiện đau ngực kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Các cơn đau ngực không thuyên giảm hoặc sau vài ngày mà không biến mất.
  • Đau ngực diễn tiến chậm, kéo dài lên đến nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
  • Người bệnh ho ra máu.
  • Bệnh nhân khó thở hoặc thở nhanh.

4. Viêm màng phổi có lây không?

Viêm màng phổi là căn bệnh phổ biến nên bệnh viêm màng phổi có lây không được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, một trong những dạng điển hình của viêm phổi là viêm màng phổi. Nếu nguyên nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm thì bệnh sẽ có khả năng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh theo một trong hai con đường sau:

  • Con đường lây truyền có thể là trực tiếp khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ làm cho các giọt bắn chứa tác nhân gây bệnh lơ lửng trong không khí. Lúc này, người khỏe mạnh mà tiếp xúc với giọt bắn này sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền bằng con đường gián tiếp. Đó là việc dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, cốc, chén, thìa, bát đĩa, thau chậu…
viem-mang-phoi-co-lay-khong
Viêm màng phổi do virus gây ra sẽ có nguy cơ lây lan sang người khác

Do đó, để hạn chế lây bệnh, người khỏe mạnh nên cách ly đối với người bị bệnh. Đồng thời, dùng riêng các đồ dùng, vật dụng cá nhân với người bệnh.

5. Viêm màng phổi có nguy hiểm không?

Bệnh viêm màng phổi có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Bệnh nếu để lâu không được điều trị hoặc chữa trị không đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại. Có thể kể đến như: 

  • Tràn khí màng phổi, có thể gây vỡ vào phổi.
  • Tràn dịch ra màng ngoài tim.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Áp xe phổi.
  • Rò dịch ra thành ngực.
  • Nhiễm trùng máu.

Những biến chứng kể trên đều rất nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Do đó, người bệnh cần sớm đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra hướng điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

6. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán bệnh, ngoài hỏi thăm người khám về các triệu chứng đang gặp phải, tiền sử bệnh tật, bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm các xét nghiệm để kết luận chính xác mức độ viêm màng phổi. Các xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm:

  • Chụp X-quang phổi: Hình ảnh trên phim chụp là cơ sở để bác sĩ đánh giá những bất thương và tổn thương ở màng phổi.
  • Chụp CT phổi: Xét nghiệm hình ảnh này sẽ thể hiện những tổn thương chi tiết hơn so với chụp X-quang.
  • Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ biết được bệnh có phải do nhiễm trùng hay không. Nếu có nhiễm trùng thì xảy ra ở màng phổi hay cả cơ quan khác ngoài phổi.
chan-doan-viem-mang-phoi
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán viêm màng phổi
  • Siêu âm: Bác sĩ sử dụng sóng âm thanh tần số cao chiếu qua vùng ngực. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát được cấu trúc bên trong phổi để đánh giá xem tại màng phổi có tổn thương bất thường nào không.
  • Điện tâm đồ: Phương pháp này được chỉ định nếu bác sĩ có nghi ngờ cơn đau tức ngực do bệnh lý tim mạch. Từ đó, xác định chính xác được đâu là nguyên nhân gây đau tức ngực nhằm có hướng điều trị phù hợp.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cần thiết, việc lấy dịch và mô từ trong khoang màng phổi sẽ được bác sĩ chỉ định để làm xét nghiệm. Cụ thể như sau:

  • Chọc dịch màng phổi: Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ thành ngực sau khi đánh dấu vị trí có tích tụ dịch dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Tiếp đến, bác sĩ sẽ lấy chất lỏng trong khoang màng phổi bằng cách đưa kim xuyên thành ngực vào khoang. Chất lỏng này sẽ được đem đi làm xét nghiệm.
  • Nội soi lồng ngực qua màng phổi: Trường hợp nghi ngờ ung thư hoặc lao gây ra viêm màng phổi, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi lồng ngực qua màng phổi. Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ nhỏ trên thành ngực rồi đưa một camera nhỏ vào qua vết mổ này. Vì thế, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để sinh thiết hoặc tìm kiếm hình ảnh bất thường có trong phổi.

7. Điều trị viêm màng phổi như thế nào?

Bác sĩ sẽ căn cứ chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và khoa học. Cụ thể như sau:

Viêm màng phổi uống thuốc gì?

  • Nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh đồ để tiêu diệt. Tùy từng loại vi khuẩn mà sẽ có loại kháng sinh tương ứng để điều trị.
dieu-tri-viem-mang-phoi
Thuốc kháng sinh được chỉ định khi vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh
  • Nếu nguyên nhân là do virus thì nguyên tắc điều trị sẽ là làm giảm các triệu chứng. Theo đó, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) sẽ được sử dụng để điều trị để giảm các đau ngực do viêm màng phổi. Loại thuốc phổ biến thường dùng là ibuprofen. Nếu NSAID không phù hợp hoặc không hiệu quả, bác sĩ sẽ thay thế bằng loại thuốc giảm đau khác như codeine hoặc paracetamol.

Bệnh viêm màng phổi có thể phục hồi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Còn nếu để lâu, bệnh sẽ khó điều trị hơn và còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh

Để hỗ trợ việc điều trị bệnh được tốt hơn, các bạn hãy thực hiện những biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác để mang lại hiệu quả cao, tránh các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi nằm nên nghiêng về phía ngực bị đau sẽ giảm cơn đau khá tốt.
  • Bệnh nhân cần hạn chế vận động mạnh để không làm các cơn đau ngực tăng lên.
  • Chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ dưỡng chất. Đồng thời, tránh xa các chất gây kích thích màng phổi như rượu bia, thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí…

Kết luận

Viêm màng phổi là căn bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Genk STF hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhằm nhận biết bệnh ngay từ sớm và đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được điều trị tích cực, cho hiệu quả cao.

XEM VIDEO: VTV2 – HTCB SỐ 9: CÂU CHUYỆN CÔ GIÁO 5 NĂM CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ PHỔI


Thông tin liên hệ