[Từ A-Z] Viêm họng xung huyết là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

Viêm họng xung huyết là một trong số các dạng viêm họng thường gặp. Vậy nhưng không phải ai cũng biết về nguyên nhân, triệu chứng hay cách chữa tình trạng này. Do đó, GenK STF sẽ giúp bạn đọc có một cách nhìn toàn diện về viêm họng xung huyết trong bài viết này.

1. Viêm họng xung huyết là gì?

Viêm họng xung huyết hay còn có tên gọi khác là viêm họng cấp tính, là tình trạng niêm mạc ở họng bị các tác nhân như virus, vi khuẩn tấn công. Từ đó gây xung huyết, sưng phù, đau rát ở cổ.

Đây là một bệnh lý ở đường hô hấp rất phổ biến, đối tượng bị bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính. Viêm họng xung huyết có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đồng thời cùng với các bệnh khác như viêm xoang, viêm VA,viêm amidan…

viem-hong-xung-huyet
Viêm họng xung tiết

2. Nguyên nhân gây viêm họng xung huyết

2.1. Nguyên nhân chính

Cũng tương tự như các dạng viêm họng khác, vi khuẩn và virus là những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Các tác nhân này có thể xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau như không khí, đồ ăn hoặc từ các bệnh khác:

  • Virus: Các loại thường gặp trong bệnh viêm họng xung huyết là virus cúm, Adeno, Coxsackie, Parainfluenzae. Bên cạnh đó còn có các virus trong các bệnh liên quan như sởi, thủy đậu, quai bị…
  • Vi khuẩn: H.influenzae, Staphylococcus aureus, Moraxella catarrhalis, liên cầu khuẩn nhóm A, B, C, G và các vi khuẩn kị khí khác. Trong đó, khi bị viêm họng xuất huyết liên cầu khuẩn có thể gây ra các biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

2.2. Các nguyên nhân khác

Ngoài 2 yếu tố chính này thì cũng có thể mắc bệnh do các nguyên nhân như:

  • Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Niêm mạc họng bị tổn thương bởi acid trong dịch dạ dày trào ngược lên.
  • Hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh tấn công.
  • Sống và làm việc thường xuyên trong môi trường độc hại, ô nhiễm, có nhiều khói bụi, rác thải, hóa chất bay hơi.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại khiến cơ thể chưa kịp thích ứng. Đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già.
  • Thói quen ăn uống không tốt: Uống nhiều đồ lạnh, thích ăn đồ ăn cay nóng, có nhiều gia vị sẽ làm tích tụ độc tố và tổn thương niêm mạc họng.
  • Đặc thù nghề nghiệp phải nói to, nói liên tục và nói nhiều như ca sĩ, giáo viên, dẫn chương trình…
  • Vấn đề tâm lý: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi kéo dài cũng như áp lực công việc, cuộc sống lớn cũng có thể gây ra bệnh.

3. Triệu chứng của viêm họng xung huyết như thế nào?

Một số dấu hiệu chung được tìm thấy ở đa số người bị bệnh là:

  • Luôn có cảm thấy nóng rực, đau rát ở cổ họng và vòm họng
  • Cảm giác vướng víu như có gì chắn ngang cổ họng, nhất là khi ăn hay nuốt nước bọt. Đôi khi có cảm giác đau nhói kéo lên tai khi ho, nói chuyện.
  • Sốt cao từ 38 độ trở lên, ớn lạnh, đau đầu, ho kèm theo đờm.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi, thậm chí chảy máu mũi, khó thở.
  • Quan sát, kiểm tra tình trạng hầu họng sẽ thấy niêm mạc họng chuyển sang màu đỏ thay vì hồng nhạt như bình thường kèm theo xuất tiết. Amidan và các lympho sưng đỏ, nổi rõ mao mạch.
  • Hạch ở dưới hàm nổi lên, chạm vào thấy hơi đau.
  • Cơ thể luôn bị ở trạng thái mệt mỏi, ăn không ngon.

4. Viêm họng xung huyết có gây nguy hiểm hay biến chứng không?

Viêm họng xung huyết được xếp vào dạng nặng của viêm họng cấp tính. Nếu không được điều trị hoặc điều trị sau thì bệnh có thể nặng thêm và gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

● Biến chứng tại chỗ: Thường gặp là tình trạng viêm tấy hoặc áp xe xảy ra ở trong họng, thành họng. Mặc dù hiếm gặp nhưng viêm hoại thư vùng cổ nếu xảy ra sẽ là một biến chứng rất khó điều trị, nguy cơ gây ra tử vong cao.

● Biến chứng gần: Viêm họng xuất tiết kéo dài có thể gây ra viêm ở các cơ quan lân cận như phế quản, phổi, xoang, viêm tai giữa…

● Biến chứng xa: Như đã nói, nếu viêm họng do liên cầu tan huyết thì có thể dẫn tới viêm cầu thận cấp, viêm màng tim, viêm khớp, nhiễm trùng máu…

5. Điều trị viêm họng xung huyết

5.1. Điều trị bằng tây y

Trước hết muốn điều trị viêm họng xung huyết thì phải xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đó các bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc hoặc áp dụng các thủ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Với trường hợp do virus thì chủ yếu là sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng cho người bệnh như thuốc long đờm, giảm đau, hạ sốt, kháng histamin. Còn nếu do nhiễm vi khuẩn thì bên cạnh các thuốc này, các bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh theo liều lượng và thời gian dùng thích hợp để loại bỏ triệt để nguyên nhân.

Ngoài ra, ở viêm họng xuất tiết do các bệnh khác ví dụ là trào ngược dạ dày thì sẽ được kê đơn các thuốc chữa bệnh này như thuốc trung hòa acid, ức chế bơm proton….

5.2.Dùng mẹo dân gian chữa viêm họng xuất tiết tại nhà

Các mẹo dân gian được nhiều người ưa chuộng do đơn giản, dễ làm tại nhà mà gần như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên những mẹo này chỉ có hiệu quả ở thời kỳ viêm họng xuất tiết còn nhẹ, mới bị và chủ yếu là làm giảm bớt triệu chứng.

  • Mật ong: Là nguyên liệu có ở đa số các căn bếp của gia đình. Nó không chỉ có vị ngọt nhẹ giúp cải thiện vị giác của người bệnh mà còn có khả năng kháng khuẩn, kháng virus. Khi dùng mật ong pha với nước ấm hoặc trà để uống mỗi ngày sẽ có giúp làm ấm cổ họng, xoa dịu cơn đau rát, làm loãng và long đờm. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác như nghệ, gừng, tỏi, chanh đào để chữa các bệnh viêm họng. Lưu ý là cách này không áp dụng được cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Ngải cứu: Do có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt nên có được dùng trong chữa các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp, trong đó có viêm họng xung huyết. Cách làm thì rất đơn giản: Rửa sạch một nắm nhỏ lá ngải cứu non, rồi dùng để nhai sống 2-3 lần/ngày, kiên trì khoảng 5 ngày để thấy hiệu quả.
  • Rau diếp cá: Theo Đông y, diếp cá có tính hàn, không gây độc và có khả năng thanh nhiệt, trừ đờm, giảm sưng nề, ho khan. Dùng lá diếp cá đã rửa sạch, để ráo rồi mang đi giã hoặc xay nhuyễn, lọc bỏ bã, lấy nước cốt pha thêm một ít nước ấm cho loãng rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần.
  • Trà gừng: Cho một vài lát gừng thái mỏng đã được rửa sạch cho vào hãm với nước nóng trong khoảng 10 phút rồi dùng để uống nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên cách này không nên dùng với người có tiền sử huyết áp thấp.
  • Lá hẹ: Hẹ rửa sạch, lấy một nắm nhỏ đem đi cắt nhỏ, cho vào bát cùng với đường phèn (1-2 thìa) rồi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Dùng phần nước cốt để uống 2-3 lần/ngày.
viem-hong-xung-huyet-1
Dùng hẹ chữa viêm họng xung huyết

5.3. Các bài thuốc đông ý chữa viêm họng xuất tiết

Một số bài thuốc đông y mà các thầy thuốc y học cổ truyền, thầy lang có thể dùng là:

  • Bài thuốc số 1: Thường được dùng cho những người bị sốt từ vừa đến cao, cổ họng đau, nóng rát. Bao gồm: Sa sâm thiên 15g, hoàng cầm và tang bạch bì mỗi loại 12g; hoa phấn, cát cánh và cam thảo mỗi loại 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc số 2: Phù hợp với bệnh nhân bị niêm mạc họng sưng tấy, đỏ nề. Bài thuốc gồm có hà thủ ô 12g; ké đầu ngựa, hoa ngũ sắc (mỗi loại 10g); bạch đồng nữ và dây vằng mỗi loại 8g. Sắc cùng với 1 lít nước rồi uống sau khi ăn khoảng nửa tiếng.

6.Những lưu ý khi điều trị viêm họng xuất huyết

6.1. Cách chăm sóc và sinh hoạt khi bị bệnh

Bên cạnh việc điều trị bằng các thuốc hay mẹo, thì chế độ sinh hoạt và cách chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khỏi bệnh. Do đó người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Không tự ý dùng thuốc hay lạm dụng kể cả đông y hay tây y để chữa bệnh, phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Súc họng với nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày để giảm bớt các triệu chứng kết hợp với đánh răng sau các bữa ăn.
  • Vận động nhẹ nhàng, tránh nằm ì một chỗ, thư giãn cả thể chất và tinh thần để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
  • Mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi, khói thuốc lá, rác, hóa chất.

6.2. Viêm họng xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

  • Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm, ấm dễ ăn như các loại cháo, súp hoặc hoa quả, rau xanh để tăng cường sức đề kháng.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nên uống nước ấm, trà thảo mộc hay các nước ép trái cây như cam, chanh, sữa.
  • Kiêng ăn đồ đóng hộp, đồ chế biến sẵn do có chứa nhiều phẩm màu, chất bảo quản không tốt cho cổ họng.
  • Không ăn đồ có nhiều gia vị cay nồng như ớt, tiêu, hồi, quế hay thực phẩm quá nóng/ lạnh.
  • Tránh xa các đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, cafe.
viem-hong-xung-huyet-2
Ăn đồ bổ dưỡng, mềm dễ nuốt

7. Phòng ngừa bệnh viêm họng xung huyết

Thay vì tìm cách chữa bệnh, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Một số gợi ý có thể giúp ngăn ngừa viêm họng xuất tiết là:

  • Điều đầu tiên, vừa có thể giúp chữa bệnh vừa có thể phòng ngừa được là giữ vệ sinh răng miệng và cá nhân sạch mỗi ngày. Nó sẽ giúp hạn chế cơ hội xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, virus vào cơ thể gây bệnh.
  • Uống đủ nước, giữ ấm cơ thể nhất là vào những lúc thời tiết khô hanh, chuyển lạnh.
  • Tránh ngồi thẳng chiều gió của điều hòa hoặc quạt ngay sau khi tắm. Khi dùng điều hòa không nên để nhiệt độ quá thấp và luôn chú ý giữ độ ẩm cho không khí.
  • Có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng kết hợp với tập luyện thể dục thể thao vừa phải.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng hay khi ở gần người đang hoặc mới khỏi bệnh.
  • Lựa chọn môi trường sống và làm việc trong lành cũng như thường xuyên vệ sinh nhà cửa, loại bỏ bụi bặm, rác thải.

Bài viết về chủ đề viêm họng xung huyết của GenK STF tới đây là kết thúc, xin trân thành cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm và theo dõi.

XEM VIDEO: CÙNG GENK STF – FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO TRÂN QUÝ CUỘC SỐNG NÀY

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7