Viêm gan B uống thuốc gì tốt nhất hiện nay? Điều trị viêm gan B bằng thuốc nam như thế nào?

Chắc hẳn rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sẽ có chung thắc mắc “Viêm gan B uống thuốc gì tốt nhất?”. Hãy cùng GENK STF theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi “Viêm gan B uống thuốc gì tốt nhất?” bạn nhé.

1. Phương pháp điều trị thuốc cho bệnh nhân viêm gan B

Việc điều trị viêm gan B cấp tính chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng để cơ thể người bệnh có thể tự chống lại nhiễm trùng.

Còn đối với điều trị viêm gan B mạn tính thì có thể bao gồm: 

  • Điều trị triệu chứng 
  • Thuốc kháng virus
  • Chống nhiễm trùng 
  • Ghép gan khi có thể

Hầu hết những bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B mãn tính thì cần phải điều trị trong suốt quãng đời còn lại. Việc điều trị giúp làm giảm nguy cơ dẫn đến các biến nguy hiểm và ngăn chặn việc truyền bệnh cho người khác.

viem-gan-b-uong-thuoc-gi-tot-nhat
Viêm gan B uống thuốc gì tốt nhất?

2. Viêm gan B khi nào phải uống thuốc?

Bệnh nhân viêm gan B được chia ra 4 trường hợp:

  • Trường hợp 1:

Người bệnh có kết quả xét nghiệm kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) tức đã bị nhiễm virus và có kháng nguyên nội sinh chứng tỏ virus đang sản sinh HBeAg (+). Nếu như xét nghiệm men gan ALT tăng gấp 2 lần trở lên cần phải dùng thuốc điều trị.

  • Trường hợp 2:

Bệnh nhân có kết quả HBsAg (+) nhưng khi xét nghiệm HBeAg (-) có nghĩa là virus không sinh sôi. Đồng thời các dấu hiệu lâm sàng cũng không rõ rệt thì bệnh nhân không phải dùng thuốc.

  • Trường hợp 3:

Trong trường hợp người bệnh có xét nghiệm HBsAg (+) và HBeAg (+) nhưng không có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt thì có nghĩa là người dung nạp được miễn dịch và cũng chưa phải sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thì cần phải gặp bác sĩ ngay để được chỉ định dùng thuốc điều trị kịp thời.

  • Trường hợp 4:

Bệnh nhân có kết quả HBsAg (+) và HBeAg (-) nhưng không có dấu hiệu virus sinh sôi đồng thời có xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì đây là tình trạng bệnh nhân từng bị viêm gan B mạn tính, virus đã từng hoạt động âm thầm nhưng lại ngừng kích hoạt.

Trong trường hợp này, bệnh nhân cũng chưa cần dùng thuốc bởi đây là trường hợp viêm gan B không hoạt tính. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần thăm khám thường xuyên và theo dõi các triệu chứng bất thường để có thể được can thiệp kịp thời.

3. Viêm gan B uống thuốc gì tốt nhất?

3.1. Thuốc điều trị phơi nhiễm

Bất cứ ai ở độ tuổi nào đã từng tiếp xúc với virus viêm gan B thì đều cần phải điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm bao gồm:

  • Tiêm vắc-xin viêm gan B (HBV) 
  • Immunoglobulin viêm gan B (HBIG)

Đối với đối tượng là nhân viên y tế thì sẽ cho điều trị dự phòng sau khi tiếp xúc và trước khi phát triển thành nhiễm trùng cấp tính.

Việc điều trị dự phòng này sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn nếu nhiễm trùng đã phát triển. Tuy nhiên, nó có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng cấp tính cho người bệnh.

3.2. Thuốc điều trị viêm gan B cho người lớn

3.2.1. Interferons điều hòa miễn dịch

Pegylated Interferon (Pegasys)
  • Tiêm 1 lần/tuần thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm
  • Loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như triệu chứng giống cúm và trầm cảm.
Interferon Alpha (Intron A)
  • Thuốc này có thể tiêm nhiều lần một tuần thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, nhưng cũng điều trị có thể lâu hơn.
  • Thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như triệu chứng giống cảm cúm, trầm cảm và đau đầu.
  • Đây là một loại thuốc đã lâu và giờ không được sử dụng thường xuyên nữa.

3.2.2. Thuốc kháng virus

  • Tenofovir disoproxil (Viread): uống 1 viên/ngày sử dụng trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ;
  • Tenofovir alafenamide (Vemlidy): uống 1 viên/ngày sử dụng trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ;
  • Entecavir (Baraclude): uống 1 viên/ngày sử dụng trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ;
  • Telbivudine (Tyzeka hoặc Sebivo): uống 1 viên/ngày sử dụng trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Đây được coi là một lựa chọn điều trị dòng thứ 2;
  • Adefovir Dipivoxil (Hepsera): uống 1 viên/ngày sử dụng trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Thuốc này được coi là một lựa chọn điều trị bậc 2 và bệnh nhân phải được theo dõi chức năng thận thường xuyên;
  • Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix hoặc Heptadin): uống 1 viên/ngày sử dụng trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Loại thuốc này đã cũ, đã giảm hiệu quả, vì hầu hết mọi người đều bị kháng thuốc trong vòng một hoặc hai năm sau điều trị.

3.3. Thuốc điều trị viêm gan B cho trẻ nhỏ

Trẻ em khi nhiễm viêm gan B thì cần phải được theo dõi và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi. 

Việc theo dõi và thăm khám cho trẻ nên được thực hiện ít nhất 6 tháng một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc dành cho trẻ em bị viêm gan B là:

  • Entecavir (Baraclude): uống 1 viên/ngày sử dụng trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Thuốc này dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Tenofovir disoproxil (Viread): uống 1 viên/ngày sử dụng trong ít nhất một năm hoặc có thể lâu hơn, ít tác dụng phụ. Thuốc dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
  • Peginterferon alfa-2a (Pegasys): tiêm 1 lần/tuần và thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như triệu chứng giống cảm cúm và trầm cảm.
  • Interferon alpha (Intron A): có thể tiêm nhiều lần một tuần thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, nhưng cũng có thể điều trị có thể lâu hơn.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như triệu chứng cảm cúm, trầm cảm và đau đầu. Và đây là một loại thuốc cũ không còn được sử dụng thường xuyên nữa.

  • Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix, Heptadin): uống 1 viên/ngà và sử dụng trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, thuốc có ít tác dụng phụ. 

Đây là loại thuốc cũ, ít hiệu quả hơn, và hầu hết mọi người đều bị kháng thuốc trong vòng một hoặc hai năm.

Không phải là tất cả mọi đứa trẻ bị viêm gan B mãn tính đều cần phải được điều trị. Trẻ em cần được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ nhi chuyên khoa gan để có thể được thăm khám thường xuyên và được chỉ định điều trị trong trường hợp cần thiết.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B

luu-y-khi-dung-thuoc-viem-gan-b
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm gan B

Một số bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính không bị tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng và vẫn có thể sống bình thường mà không cần điều trị. Nhưng một số các trường hợp bệnh nhân khác có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Nếu như điều này xảy ra thì có thể bệnh nhân cần phải ghép gan.

Không phải tất cả những người bị viêm gan B đều được điều trị giống nhau bởi vì thuốc kháng virus rất tốn kém và có thể không hiệu quả như nhau với tất cả mọi người.

Các chuyên gia về gan khuyến cáo chỉ dùng thuốc kháng virus nếu bệnh nhân có nồng độ cao virus viêm gan B đồng thời có nồng độ cao men gan trong máu trong ít nhất 6 tháng hoặc nếu bị bệnh gan.

Một số loại thuốc kháng virus có tác dụng ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của virus viêm gan B có thể có tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Và một số khác có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi trong khi đang điều trị.

Bệnh nhân có thể không cần phải dùng thuốc kháng virus nếu có nồng độ men gan bình thường hoặc chỉ cao hơn một chút so với mức bình thường trong máu. Đồng thời sinh thiết gan không cho thấy có dấu hiệu tổn thương gan.

Những bệnh nhân đã từng cấy ghép nội tạng hay uống quá nhiều rượu hoặc tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định có thể không thể dùng được một số loại thuốc kháng virus.

Bệnh nhân khi đã điều trị bằng thuốc có thể sẽ cần phải dùng thuốc trong nhiều năm nữa. Vì vậy, cần phải thăm khám và làm xét nghiệm máu thường xuyên để tìm hiểu xem gan hoạt động có tốt không.

5. Điều trị viêm gan B bằng thuốc nam

5.1. Một số bài thuốc nam điều trị viêm gan B

thuoc-nam-chua-viem-gan-b
Điều trị viêm gan B bằng thuốc nam

Để điều trị bệnh viêm gan B được hiệu quả, thì bệnh nhân cần phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau sẽ đem lại kết quả tốt nhất. 

Việc điều trị viêm gan B bằng thuốc nam ngoài hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả thì những thảo dược thiên nhiên nên cũng có công dụng làm hạn chế tình trạng ngộ độc thuốc và hạn chế các phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Tây.

Top 4 bài thuốc nam chữa viêm gan B hiệu quả:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu: Nhân trần 16g, diệp hạ châu 16g, thổ phục linh 12g, hậu phác 8g, vỏ bưởi khô 16g.

Cách dùng: Hàng ngày dùng bài thuốc này sắc lên để lấy nước uống, 1 lần sắc thuốc có thể chia ra để uống 2 lần trong ngày.

Công dụng: Điều trị viêm gan B và giải độc gan.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: Nhân trần 16g, diệp hạ châu 16g, thổ phục linh 12g, hậu phác 8g, vỏ bưởi khô 16g, lá rau má 12g, quả dành dành 12g, rễ cây đinh lăng 12g, vỏ đại 8g.

Cách dùng: Mỗi ngày cũng sắc 1 lần và chia ra uống thành 2 lần.

Công dụng: Điều trị suy nhược cơ thể, mất ngủ, nóng trong người ở những bệnh nhân viêm gan B.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu: Diệp hạ châu khô 12g và cam thảo 12.

Cách dùng: Có thể pha các nguyên liệu trên như pha nước trà và dùng uống hàng ngày.

Công dụng: Điều trị các tổn thương ở gan do bia, rượu, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu: Hậu phác, bán liên chỉ, thanh bì, thổ phục linh, trần bì, đương quy, chỉ sác, đan sâm, kê nội kim, mỗi loại 10g. Cùng vào đó là đẳng sâm, xích thược, bạch thược, bạch linh, bạch truật, nhân trần, mỗi vị 15g, bản lăm căn 6g.

Cách dùng: Một thang thuốc sẽ sắc với 3 bát nước và đun đến khi chỉ còn 1 bát thuốc. Sau đó, sắc thêm lần thứ 2 chỉ đổ 2 bát nước và chỉ sắc lấy 1 bát thuốc. Chia ra uống 2 lần một ngày.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị chứng vàng da, đi tiểu vàng, ợ chua, chướng bụng, đau tức vùng gan.

5.2. Những lưu ý khi chữa viêm gan B bằng thuốc nam

Khi lựa chọn chữa viêm gan B bằng thuốc nam, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần hiểu rõ giai đoạn bệnh của bản thân để có biện pháp điều trị đúng cách và hiệu quả. Không nên tự ý uống thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Trong quá trình chữa viêm gan B bằng thuốc nam bệnh nhân cần hết sức kiên trì, tuân thủ đúng thời gian và liều lượng uống thuốc mà bác sĩ hướng dẫn.
  • Nếu người bệnh xuất hiện những biểu hiện lạ của cơ thể trong quá trình điều trị thì cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
  • Nếu như sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không thấy có tiến triển tốt, thì cần phải gặp bác sĩ để tìm phương pháp chữa bệnh khác hiệu quả hơn.
  • Nên kết hợp giữa việc dùng thuốc nam và thuốc Tây để có thể đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Trên đây là những thông tin mà GENK STF cung cấp nhằm giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề “Viêm gan B uống thuốc gì tốt nhất?”. Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin trên có thể trang bị cho bạn thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân.

XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả


Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7