Viêm gan B tiêm mấy mũi vacxin là đủ? Tiêm vacxin viêm gan B khi nào là tốt nhất?

Viêm gan B tiêm mấy mũi vacxin là đủ có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Hôm nay, GENK STF sẽ giải đáp thắc mắc này, cũng như cung cấp các thông tin chi tiết về tiêm phòng viêm gan B cho bạn đọc.

1. Viêm gan B lây truyền qua những đường nào?

Viêm gan B là một căn bệnh có tốc độ lây truyền tương đối nhanh.

Mặc dù cùng có phương thức truyền bệnh giống với virus HIV nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan B lại cao gấp từ 50 đến 100 lần HIV.

Những con đường lây truyền viêm gan B bao gồm:

Lây nhiễm từ mẹ sang con

Khi người mẹ bị viêm gan B mà mang thai thì có khả năng thai nhi cũng bị mắc bệnh.

Tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con tăng dần theo tuổi của thai và cao nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ và đặc biệt trong quá trình sinh nở.

Do đó, để bảo vệ cho cả mẹ và em bé, thì trước khi có kế hoạch mang thai, người mẹ nên chủ động đi tiêm vacxin viêm gan B.

co-bau-tiem-viem-gan-b-duoc-khong
Có bầu tiêm viêm gan B được không?

Lây truyền qua đường tình dục

Giống như virus HIV, virus viêm gan B cũng có thể tồn tại trong tinh dịch của nam giới hay dịch âm đạo của nữ giới và có thể dễ dàng lây lan qua hoạt động tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn.

Do đó, để bảo vệ cho cả mẹ và con, thì ngay từ khi có kế hoạch mang thai thì phụ nữ nên có chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan B từ trước.

Lây truyền qua đường máu

Việc dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu, tiếp xúc với các vết xước, vết thương hở,… với bệnh nhân bị viêm gan B thì nguy cơ lây bệnh là rất cao.

2. Bị nhiễm virus viêm gan B có nguy hiểm không?

Theo như thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có số người nhiễm viêm gan B nhiều nhất thế giới với tỷ lệ từ 10 đến 15%.

Virus viêm gan B gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cấu trúc cũng như chức năng của gan bệnh nhân. Đây là căn bệnh có các triệu chứng không điển hình nên rất dễ bị nhầm với nhiều bệnh lý khác nên nó được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”.

Do đó, đến khi phát hiện, đa số bệnh nhân viêm gan B đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, bị suy giảm sức khỏe trầm trọng và tăng nguy cơ tử vong do các biến chứng.

3. Viêm gan B tiêm mấy mũi vacxin là đủ?

3.1. Lộ trình tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ em

Trường hợp người mẹ không nhiễm viêm gan B

Sau khi trẻ được sinh ra thì trong vòng 24h đầu, trẻ sẽ được tiêm liều sơ sinh hoặc sẽ được sớm nhất có thể nếu trẻ như không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh vì một lý do nào đó.

Từ các liều thứ 2, 3 và 4 thì có thể tiêm với vắc-xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B (như vắc-xin 6 in 1 hoặc vắc-xin 5 in 1) bắt đầu tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi và khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng.

Liều cuối cùng nhắc lại là khi trẻ 18 tháng tuổi với vắc-xin 6 trong 1 và theo khuyến cáo nên hoàn thành tiêm trước 24 tháng tuổi.

tiem-viem-b-có-tiem-6in1-duoc-khong
Cha mẹ nên sắp xếp để trẻ hoàn thành tiêm trước 24 tháng tuổi

Trường hợp người mẹ bị nhiễm viêm gan B

Trong giai đoạn người mẹ mang thai, virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con với tỉ lệ tương đối thấp, thường không quá 2%.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ của người mẹ thì khả năng lây nhiễm sang con là rất cao.

Do đó, theo khuyến cáo nếu như người mẹ bị viêm gan B, cần tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh và tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo cho trẻ tránh bị lây bệnh.

Thời điểm tiêm càng trễ thì hiệu lực bảo vệ của vắc-xin càng giảm:

  • Tiêm vắc-xin trong 24 giờ đầu sau sinh thì sẽ phòng được từ 85 đến 90% sự lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con
  • Tiêm vắc-xin vào ngày hôm sau (sau 48 giờ kể từ sinh), hiệu lực của vắc-xin sẽ giảm từ 50 đến 57% mỗi ngày.

Trình tự tiêm phòng viêm gan B cho trẻ khi người mẹ mang virus viêm gan B có thể theo 2 phác đồ như sau:

Phác đồ 1: 0-1-2-12
  • Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Đồng thời cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
  • Liều thứ 2 tiêm khi trẻ được đủ 1 tháng tuổi.
  • Liều thứ 3 được tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.
  • Liều thứ 4 tiêm cách liều thứ 3 khoảng 12 tháng.
quen-tiem-mui-3-viem-gan-b
Trẻ có mẹ bị viêm gan B càng nên tiêm phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm
Phác đồ 2: 0-1-6-18
  • Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu và tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
  • Liều thứ 2 sẽ được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
  • Liều thứ 3 tiêm khi trẻ được đủ 6 tháng tuổi.
  • Liều thứ 4 được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Sau tiêm đủ 4 liều vacxin thì sau ít nhất 1 tháng có thể đưa trẻ đi xét nghiệm HBsAg và HBsAb để xác định trẻ có bị nhiễm viêm gan B không và hiện có thể trẻ đã có đủ kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa.

Lưu ý do vắc-xin viêm gan B không tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời vì lượng kháng thể có trong cơ thể sẽ giảm dần theo thời gian nên khi trẻ 5 tuổi cần cho trẻ xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HBsAb).

Nếu như nồng độ kháng thể HBsAb

3.2. Lộ trình tiêm vắc-xin viêm gan B cho người lớn

Các xét nghiệm cần làm trước khi tiêm:

Người lớn cần làm các xét nghiệm sau trước khi tiêm: xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết mình đã bị nhiễm virus viêm gan B hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa.

  • Nếu như kết quả xét nghiệm HBsAg là dương tính thì nghĩa là bạn đã nhiễm virus viêm gan B, do đó, việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả.
  • Còn nếu kết quả HBsAb dương tính có nghĩa là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, do đó không cần thiết phải tiêm vắc-xin nữa.
  • Nếu cả hai xét nghiệm trên đều tính, tức là bạn chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc-xin để phòng bệnh.

Phác đồ tiêm:

  • Phác đồ 0-1-6: có nghĩa là mũi thứ 2 sẽ cách liều đầu tiên 1 tháng và liều thứ 3 cách mũi thứ 2 là 5 tháng (cách mũi đầu 6 tháng nếu như tiêm đúng lịch).
  • Phác đồ 0-1-2-12 tức là tiêm 3 liều đầu liên tiếp cách nhau 1 tháng và mũi thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.
  • Nên xét nghiệm HbsAb sau mỗi 5 năm vì có thể lượng kháng thể sẽ giảm đi và nhắc lại 1 liều vắc-xin nếu xét nghiệm cho kết quả HBsAb

4. Viêm gan B tiêm vị trí nào?

Xác định vị trí tiêm phù hợp sẽ giúp phát huy tác dụng của thuốc và giúp giảm đau cho cơ thể người bệnh.

Mũi tiêm vắc xin viêm gan B không được thực hiện ở đường tĩnh mạch hoặc trong da.

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thường được chỉ định tiêm vào vùng trước bên đùi.

Còn đối với người lớn thì sẽ được tiêm vào vùng cơ delta.

Với những người bệnh mà dễ bị chảy máu thì vắc xin viêm gan B sẽ được tiêm theo đường dưới da.

5. Biến chứng sau khi tiêm vacxin viêm gan B

Vắc-xin viêm gan B là loại vacxin an toàn và có rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận được một số trường hợp hi hữu có thể xảy ra các phản ứng nặng.

Thông thường, sau khi tiêm phòng viêm gan B sẽ chỉ bị đau, đỏ da, sưng phồng tại vị trí tiêm.

Các phản ứng nặng hơn có thể xuất hiện như khó thở, tụt huyết áp, sốt cao,… Dù rất hiếm xảy ra, nhưng nếu gặp phải các triệu chứng trên thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể theo dõi và điều trị kịp thời.

6. Những ai nên tiêm phòng viêm gan B?

tiem-phong-viem-gan-b-cho-tre-4-tuoi
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ 4 tuổi

Rất nhiều người thắc mắc “Bệnh nhân bị viêm gan B có tiêm phòng được không?”. Thì theo khuyến cáo thì những bệnh nhân đã bị viêm gan B hay những người mà trong cơ thể đã có kháng thể chống virus viêm gan B thì không cần phải tiêm vacxin nữa.

Những đối tượng nên tiêm phòng vacxin viêm gan B gồm có:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi.
  • Người có vợ hoặc chồng hoặc bạn tình bị nhiễm viêm gan B.
  • Người có quan hệ tình dục đồng giới.
  • Người mà phải dùng chung kim tiêm, ống chích hoặc các vật dụng tiêm chích khác.
  • Những người mà thường xuyên phải tiếp xúc với người bị nhiễm siêu vi gan B.
  • Nhân viên y tế hay những người chăm sóc sức khỏe mà thường xuyên phải tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của người khác.
  • Những người mắc bệnh gan mãn tính, bệnh thận, nhiễm HIV,…
  • Những người hay đi du lịch tới các quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao.

7. Các biện pháp phòng ngừa viêm gan B khác

Tiêm vắc-xin viêm gan B là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng bệnh hiện nay. Tuy nhiên, kể cả sau khi đã tiêm đủ số liều vacxin thì chúng ta cũng không nên chủ quan, cần phải kết hợp thêm các phương pháp khác để tăng cường hiệu quả phòng bệnh như:

  • Không được dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các dụng cụ khác có thể tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người khác.
  • Quan hệ tình dục an toàn có sử dụng bao cao su, không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Băng ngay khi bị các vết xước hay vết thương hở.
  • Tránh làm việc quá căng thẳng mệt mỏi vì có thể làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan.
  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.

Hạn chế ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo, giảm muối trong nấu ăn.

  • Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi, thanh lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Kiêng rượu, bia, thuốc lá.
  • Hàng ngày nên ngủ trước 11h đêm để gan có thời gian nghỉ ngơi.

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi “Viêm gan B tiêm mấy mũi là đủ?”. GENK STF hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chủ động đi tiêm vacxin để bảo vệ sức khỏe cho bạn và bé yêu của bạn.

XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả


Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7