Viêm gan B lây qua đường nào? – Giải đáp từ chuyên gia
Viêm gan B lây qua đường nào chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, bởi đây là căn bệnh vô cùng phổ biến. Sau đây, hãy cùng với các chuyên gia của GENK STF đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi viêm gan B lây qua đường nào này nhé!
Nội dung bài viết
1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan virus B là một bệnh lý đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Bệnh có nguyên nhân là do virus viêm gan B (HBV) gây ra. B
Viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ truyền sang con. Nếu như người mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng truyền bệnh cho đứa bé là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.
Bệnh viêm gan B có thể diễn biến cấp tính, trong đó có hơn 90% các trường hợp bệnh nhân khỏi hoàn toàn, gần 10% bệnh nhân bị diễn biến sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
2. Triệu chứng điển hình của người bị viêm gan B
Khi ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân hầu như không có triệu chứng gì đặc trưng.
Triệu chứng điển hình của các bệnh lý về gan như: vàng da, vàng mắt, chán ăn, đau hạ sườn phải, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu… chỉ xuất hiện khi bệnh đã có biến chứng nặng.
Vì thế, trước khi có biến chứng bệnh nhân thường rất khó phát hiện ra bệnh .
Để có thể phát hiện sớm bản thân có nhiễm virus viêm gan B hay không, thì các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn.
3. Viêm gan B có lây không? Khả năng lây nhiễm như thế nào?
Virus viêm gan B là virus mà vẫn có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất trong 7 ngày.
Trong khoảng thời gian này, virus vẫn có thể gây bệnh nếu xâm nhập được vào cơ thể của người mà chưa được tiêm vắc-xin.
Theo nghiên cứu thì thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày và vẫn có thể dao động trong khoảng từ 30 đến 180 ngày.
Virus viêm gan B có thể được phát hiện trong vòng 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm bệnh và có thể tồn tại và phát triển trong cơ thể người bệnh thành viêm gan B.
Virus viêm gan B rất dễ lây lan và khả năng lây nhiễm còn cao hơn HIV gấp 100 lần.
4. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Sau đây hãy cùng đi tìm hiểu xem bệnh viêm gan B lây như thế nào?
Các con đường lây nhiễm viêm gan B:
4.1. Lây truyền từ mẹ sang con
Nếu người mẹ nhiễm virus viêm gan B mà mang thai thì khả năng đứa trẻ bị mắc bệnh cũng rất cao.
Nếu như không có các biện pháp phòng tránh hay bảo vệ trẻ sau sinh thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là 90%.
Do vậy, cần phải tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ngay sau khi sinh trong 24h đầu tiên sẽ giảm khả năng trẻ bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
4.2. Lây truyền qua đường tình dục
Một trong các nguyên nhân gây viêm gan B khá là phổ biến hiện nay là quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B.
Chính vì vậy, khi vợ hoặc chồng bị mắc bệnh viêm gan B thì cần phải đi khám và tiêm phòng ngừa kịp thời tránh lây nhiễm viêm gan B.
Cùng với đó, việc quan hệ tình dục bừa bãi mà không sử dụng biện pháp an toàn cũng là nguyên nhân lây nhiễm viêm gan từ người bệnh sang người lành.
4.3. Lây truyền qua đường máu
Việc sử dụng chung kim tiêm hay mắc một số bệnh mà phải truyền máu nhiều thì bạn rất dễ mắc viêm gan B.
Chính vì vậy, trước khi truyền máu thì cần phải kiểm tra kỹ xem máu được truyền cho bệnh nhân có “an toàn’ hay không. Đồng thời không nên sử dụng chung bơm kim tiêm giữa các bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo.
4.4. Một số nguyên nhân khác
Xăm người, châm cứu hay xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể làm lây truyền virus siêu vi B.
Bên cạnh đó cũng không nên dùng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng với nhiều khác vì đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
5. Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống, giao tiếp hay nước bọt không?
Theo các nghiên cứu thì cho đến nay vẫn chưa có một chứng minh cho thấy bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua đường ăn uống, giao tiếp hay qua đường nước bọt.
Nếu như bạn đang phải chung sống với người mang mầm bệnh viêm gan B thì cũng không nên quá kỳ thi và lảng tránh.
Như vậy sẽ khiến người bệnh mặc cảm vì bệnh viêm gan B không lây qua tiếp xúc thông thường.
Khi đã có những kiến thức về các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân, cũng như con đường lây truyền thì bạn vẫn có thể sống chung với người mắc viêm gan B.
6. Cách phòng tránh bệnh viêm gan B
Một số biện pháp giúp phòng tránh viêm gan B:
- Cần phải tiêm phòng vacxin viêm gan B với những đối tượng mà chưa có miễn dịch với viêm gan B.
Tiêm vacxin có thể coi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em, hiệu quả có thể đạt đến 95%.
Vì vậy, bạn nên tiêm phòng vacxin viêm gan B càng sớm càng tốt và tiêm đủ 3 mũi theo thời gian quy định.
- Đối với các trường hợp người mẹ mắc bệnh viêm gan B thì ngay sau khi sinh, em bé cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống lại virus viêm gan B. Để vacxin mang lại hiệu quả tốt nhất thì nên tiêm cho trẻ trong vòng 24h sau sinh.
- Đối với những người bị mắc bệnh viêm gan B mãn tính cần phải đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để khám định kỳ khoảng 3 đến 6 tháng 1 lần để theo dõi sự tiến triển bệnh.
- Đối với những cặp vợ chồng thì trước khi kết hôn nên đến bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm HBsAg.
7. Những lưu ý cho bệnh nhân bị mắc viêm gan B
Khi không may mắc phải bệnh viêm gan B, bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sau đây:
- Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/1 lần để có thể theo dõi tiến triển bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp nhất.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia và đặc biệt là rượu. Vì đó là nguyên nhân hàng đầu có thể khiến bệnh viêm gan B tiến triển nặng hơn.
- Bệnh nhân bị viêm gan B không nên tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng xấu đến bệnh tình.
- Bệnh nhân viêm gan B cần xây dựng có lối sống khoa học để làm giảm áp lực lên lá gan: Tốt nhất là nên cân bằng hợp lý thời gian làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi và thư giãn. Lời khuyên là người bị viêm gan B không nên ăn quá no trong 1 bữa cũng như không ăn khuya và phải thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Những người bị bệnh viêm gan B nên có chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là rau xanh, trái cây, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng,…
- Bệnh nhân viêm gan B cần kiêng sử dụng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Trên đây là những thông tin để giải đáp cho bạn câu hỏi “Viêm gan B lây qua đường nào?”. GENK STF mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh căn bệnh này.
XEM VIDEO: Chia sẻ từ người chồng của bệnh nhân ưng thư giai đoạn cuối
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị