[Giải đáp] Viêm gan B có phải là bệnh truyền nhiễm không?

Viêm gan B là bệnh lý của cơ quan tiêu hóa thường gặp ở nước ta hiện nay. Viêm gan B có phải là bệnh truyền nhiễm không là câu hỏi không phải ai cũng biết câu trả lời. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về viêm gan B và tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

Viêm gan B có phải là bệnh truyền nhiễm không?

Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng gan do virus viêm gan B gây ra. Đây là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Virus viêm gan B rất dễ lây truyền từ người sang người, nhất là những người không được bảo vệ bởi vacxin. Khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao hơn 100 lần so với HIV.

Bình thường, thời gian tồn tại của loại virus này ngoài cơ thể người ít nhất là 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, virus viêm gan B có thể xâm nhập vào cơ thể người khác, nhất là những người không được tiêm vacxin phòng viêm gan B từ trước. Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B nằm trong khoảng 30-180 ngày, trung bình là 75 ngày. Thời điểm có thể phát hiện được virus là sau khoảng 30-60 ngày sau khi phơi nhiễm.

Vì tình chất lây truyền như vậy nên đáp án cho câu hỏi viêm gan B có phải là bệnh truyền nhiễm không là có bạn nhé. Đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tỷ lệ mắc rất cao hiện nay. Theo tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 1,45 triệu người tử vong do virus viêm gan B gây ra. Con số này rất cao, nhiều hơn cả con số tử vong do các bệnh truyền nhiễm khác như lao, sốt rét hay HIV.

Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ mắc cao ở nước ta hiện nay

Các con đường lây truyền của viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, vậy virus viêm gan B có thể lây qua những con đường nào. Viêm gan B có thể lây truyền qua 3 con đường chính sau:

Lây truyền từ mẹ sang con

Quá trình lây nhiễm virus viêm gan B đa số xảy ra trong quá trình chu sinh và những tháng đầu sơ sinh, không lây nhiễm qua đường nhau thai. Đây là con đường lây nhiễm phổ biến thường gặp.

Mức độ lây nhiễm virus viêm gan B phụ thuộc vào nồng độ virus và tình trạng HBeAg của mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nồng độ virus HBV càng cao và HBeAg (+) thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con càng cao. Cụ thể, nếu trẻ không được dự phòng miễn dịch ngay sau khi sinh thì tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B là 95% nếu mẹ có HBeAg (+), tỷ lệ 32% nếu mẹ có HBeAg.

Trong sữa mẹ, virus tồn tại với nồng độ rất thấp, vì thế rất ít khả năng trẻ bị lây nhiễm qua đường sữa mẹ. Nếu có lây nhiễm là do khi bú mẹ trẻ cắn vú mẹ gây trầy xước làm tăng khả năng lây nhiễm.

Lây truyền qua đường máu

Virus HBV tồn tại trong máu với nồng độ rất cao, vì thế lây truyền qua đường máu là con đường lây nhiễm phổ biến của viêm gan B. Nếu máu của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hoặc các vết thương hở, vết trầy xước trên da của bạn thì khả năng bị lây nhiễm rất cao. 

Sử dụng chung bơm kim tiêm dẫn đến lây truyền virus qua đường máu cũng là một con đường lây nhiễm khá phổ biến ở những người hút chích ma túy. 

Nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, phẫu thuật, chăm sóc nha khoa thường xuyên tiếp xúc với máu của người bệnh, cũng là một yếu tố nguy cơ dễ bị lây truyền virus viêm gan B.

Sử dụng chung dao cạo râu, kim xăm, bàn chải đánh răng có nhiễm máu của người bệnh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan B.

Đường tình dục

Quan hệ tình dục với người bệnh viêm gan B mà không sử dụng bao cao su bảo vệ cũng sẽ làm lây nhiễm virus viêm gan B. Virus tồn tại trong dịch tiết như dịch âm đạo, tinh dịch sẽ dễ dàng đi vào máu qua các vết xước nhỏ dẫn đến tình trạng lây truyền viêm gan B. Hình thức lây truyền này thường gặp ở nam giới không được tiêm chủng viêm gan B có quan hệ đồng giới, nhiều bạn tình hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với mại dâm.

Xem thêm >>> [Giải đáp] Xơ gan có phải ung thư gan không?

Một số thắc mắc thường gặp về bệnh viêm gan B

Ngoài câu hỏi viêm gan B có phải là bệnh truyền nhiễm không, còn có nhiều thắc mắc khác về bệnh lý này được nhiều người quan tâm, cụ thể như:

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B?

Một số trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý viêm gan B cao hơn người bình thường, cụ thể:

  • Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân.
  • Những người thường xuyên phải truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu sẽ có nguy cơ mắc viêm gan B cao hơn bình thường.
  • Các bệnh nhân thường xuyên phải chạy thận nhân tạo hoặc phải ghép tạng cũng là yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B.
  • Những đối tượng nghiện hút ma túy, thường xuyên sử dụng bơm kim tiêm dễ có nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B.
  • Những người thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, thường xuyên tiếp xúc với gái mại dâm.
  • Những người có tiền sử gia đình có người mắc viêm gan B cũng sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn người bình thường

Viêm gan B có lây truyền qua đường ăn uống không?

Sở dĩ có thắc mắc như vậy bởi vì có một số loại viêm gan lây qua đường ăn uống như viêm gan A, viêm gan E. Vì thế, nhiều người có tâm lý e ngại khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan nói chung và viêm gan B nói riêng. 

Tuy nhiên, theo các con đường lây truyền của viêm gan B kể trên thì bệnh lý viêm gan B không lây qua đường ăn uống bạn nhé. Vì thế, người nhà vẫn ăn uống sinh hoạt với bệnh nhân bình thường, chỉ cần lưu ý về các nguy cơ tiếp xúc với máu của bệnh nhân.

Các triệu chứng nhận biết sớm viêm gan B là gì?

Viêm gan B thường tiến triển âm thầm nên các triệu chứng thường không rõ ràng, hoặc nhiều người lầm tưởng đó chỉ là những triệu chứng thông thường của rối loạn tiêu hóa. Bạn cần chú ý một số triệu chứng giúp nhận biết sớm viêm gan B như sau:

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi dù không phải làm công việc nặng thường xuyên.
  • Ăn kém, thường xuyên cảm thấy ăn không ngon miệng, không muốn ăn, đặc biệt sợ các thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Bụng thường xuyên cảm thấy căng chướng, đầy hơi mặc dù ăn không nhiều.
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu như nước vối, đi ngoài phân bạc màu là triệu chứng thường gặp trong các đợt viêm gan nặng.
  • Đau tức vùng hạ sườn phải là vị trí của gan.
  • Một số bệnh nhân có hiện tượng sốt về chiều, thường xuyên bị ngứa da dù không mắc các bệnh về da liễu.

Bị viêm gan B có nguy hiểm không?

Sau thời gian ủ bệnh, virus viêm gan B sẽ bám vào các tế bào gan để phát triển, nhân lên vì thế chúng gây phá hủy các tế bào gan, dần dần gây ra nhiều triệu chứng bệnh. Một số ít trường hợp, cơ thể có miễn dịch tốt để chống lại sự phát triển tăng sinh của virus viêm gan B. Còn lại đa phần các trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm chức năng gan do tế bào gan bị phá hủy dẫn đến suy giảm các hoạt động của gan như thải độc, chuyển hóa dinh dưỡng, chuyển hóa chất.
  • Gan nhiễm mỡ: Hoạt động chuyển hóa chất béo ở gan bị suy giảm làm cho chất béo bị tích tụ lại tại gan gây biến chứng gan nhiễm mỡ.
  • Xơ gan: Các tế bào gan bị phát hủy nhiều, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, biến chứng này có thể xảy ra sau 20 năm khi nhiễm virus hoặc có thể xảy ra sớm hơn.
  • Ung thư gan là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm gan B. Biến chứng này thường xảy ra khi đã có biến chứng xơ gan rồi dần chuyển thành ung thư gan.

Xem thêm >>> Ung thư gan có lây qua đường máu không?

Phòng ngừa viêm gan B như nào?

Tiêm phòng vacxin giúp chủ động phòng ngừa viêm gan B hiệu quả

Đây là biện pháp phòng ngừa chính có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa sớm viêm gan B. Theo tổ chức y tế khuyến cáo, việc tiêm phòng ngừa vacxin viêm gan B nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, việc tiêm phòng cần được thực hiện sớm ngay trong vòng 24h đầu sau sinh, và các mũi nhắc lại tiếp theo thực hiện theo phác đồ của bộ y tế.

Tiêm phòng vacxin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay

Tiêm phòng vacxin sớm ở trẻ em tạo ra kháng thể bảo vệ đạt tỷ lệ đến 95%. Bên cạnh đó, hiệu quả bảo vệ của kháng thể có thể kéo dài đến 20 năm. Một số người có thể đạt được hiệu quả bảo vệ đến suốt đời nếu đạt được nồng độ kháng thể là 1000 IU/L sau chích ngừa.

Các trường hợp được khuyến cáo nên tiêm vacxin bao gồm tất cả những người chưa có kháng thể chống lại virus viêm gan B, các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao và những người có ý định di chuyển đến những vùng dân cư có tỷ lệ mắc viêm gan B cao.

Các biện pháp phòng ngừa khác

Chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường miễn dịch để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hạn chế sử dụng rượu bia, sử dụng thuốc điều trị đúng chỉ định để bảo vệ chức năng gan.

Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, tránh xa các tệ nạn ma túy, mại dâm để phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan B.

Tránh tiếp xúc với máu, dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B, nếu bắt buộc phải tiếp xúc cần đảm bảo cơ thể không có vết xước, vết thương hở và sử dụng các dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang,…

Không sử dụng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng để tránh lây nhiễm virus viêm gan B qua đường máu.

Nếu làm các thủ thuật xăm mình, châm cứu, xỏ khuyên tai nên lựa chọn thực hiện ở các cơ sở uy tín, đảm bảo dụng cụ được sát trùng cẩn thận.

Như vậy, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đã hiểu được viêm gan B có phải là bệnh truyền nhiễm không là có và đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bạn cần chủ động các biện pháp phòng ngừa sớm, đặc biệt là tiêm phòng vacxin viêm gan B để bảo vệ bạn và gia đình khỏi các nguy cơ lây nhiễm.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ