Cảnh giác: Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B là bệnh lý có tốc độ lây nhiễm nhanh và phổ biến trên toàn cầu. Vì thế rất nhiều người quan tâm đến con đường lây nhiễm và không biết bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

1. Mắc viêm gan B nguy hiểm như nào?

1.1. Dịch tễ viêm gan B ở Việt Nam

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm của hệ tiêu hóa, lây lan với tốc độ rất nhanh do Hepatitis B virus hay còn gọi là HBV gây ra. Hiện tại, Việt Nam đang nằm trong top những quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B cao nhất thế giới. Và số ca mắc đang chiếm khoảng 10-20% tổng dân số cả nước tương đương khoảng 12-16 triệu người.

Số ca mắc viêm gan B có tiến triển biến chứng nặng cũng chiếm số lượng khá cao, có khoảng 5 triệu người bị các biến chứng viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan do viêm gan B gây ra. Và nguy hiểm hơn cả là có đến 90% người bị nhiễm virus viêm gan B nhưng không biết và làm lây lan cho những người xung quanh rất nhanh.

Đặc biệt, những người sống trong cùng 1 gia đình có người thân mắc viêm gan B thì nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Do đó, hiểu biết về con đường lây truyền của bệnh rất quan trọng nhằm giúp bạn tìm ra giải pháp để chủ động phòng ngừa căn bệnh này. 

1.2. Viêm gan B tiến triển như nào?

Viêm gan B có thể không hoạt động, người bệnh không có bất kỳ một biểu hiện triệu chứng nào, nên rất dễ chủ quan với tình trạng bệnh. Khi virus viêm gan B bùng phát hoạt động trở lại sẽ không có một dấu hiệu báo trước nào, nếu người bệnh chủ quan bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và phức tạp.

Khi virus hoạt động mạnh, bệnh sẽ có 2 giai đoạn tiến triển chính là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là tình trạng virus được kiểm soát trở về dưới ngưỡng trong vòng dưới 6 tháng. Ở giai đoạn cấp tính, người bị viêm gan B thường có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, ngứa da, đau tức vùng gan,… 

Ngứa da là một triệu chứng của bệnh viêm gan B

Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn cấp tính, bạn nên tích cực điều trị để bệnh không chuyển thành giai đoạn viêm gan B mạn tính. Viêm gan B mạn tính là tình trạng virus viêm gan B bùng phát tấn công gan kéo dài trên 6 tháng vẫn chưa được kiểm soát. 

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, cơ hội điều trị khỏi khá thấp, đa phần người bệnh viêm gan B mạn tính sẽ phải sống chung với bệnh lý cả đời. Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này là để kiểm soát tốc độ phát triển của virus và phòng tránh biến chứng. Các biến chứng nguy hiểm cũng thường gặp ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính.

1.3. Biến chứng của viêm gan B

Nhiều người cảnh giác lo lắng không biết bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không vì tốc độ lây lan của virus nhanh và biến chứng để lại của bệnh cũng rất nguy hiểm. Một số biến chứng của bệnh viêm gan B bao gồm:

  • Xơ gan: Các tế bào gan lành tính bị virus viêm gan B tấn công dần trở thành những tế bào xơ hóa. Các tế bào xơ hóa càng nhiều tạo thành các mảng xơ gan và làm gan suy giảm dần chức năng. Người bệnh xơ gan sẽ có những biểu hiện triệu chứng như ăn kém, chướng bụng, sút cân, miễn dịch suy giảm, xuất hiện sao mạch trên da, phù nề toàn thân,…
  • Suy gan cấp: là biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong trong thời gian sớm. Do gan là cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể, suy gan có thể dẫn đến các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng, gây ra suy đa tạng. Người bệnh có thể bị hôn mê, suy hô hấp và rất nhanh sau đó dẫn đến tử vong.
  • Ung thư gan là biến chứng nhiều người lo lắng nhất khi bị viêm gan B. Vì những người bị viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 20 lần so với người bình thường. Và những người bị xơ gan do viêm gan B sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao gấp nhiều lần hơn nữa.
  • Não gan là biến chứng hiếm gặp của viêm gan B nhưng độ nguy hiểm của nó bạn cũng không thể coi thường. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh có những biểu hiện thay đổi về mặt tinh thần, nhận thức như lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, dễ bị kích động, dần rơi vào mất nhận thức về không gian và thời gian. Cuối cùng, biến chứng não gan làm người bệnh mê sảng, hôn mê sâu và dẫn đến tử vong. 

2. Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

2.1. Các con đường lây truyền của viêm gan B

Virus viêm gan B có thể lây truyền từ người sang người qua các con đường chính sau:

Đường máu: 

Virus viêm gan B tồn tại trong máu với nồng độ cao, kể cả máu khô ngoài cơ thể virus cũng có thể tồn tại được trong nhiều ngày. Nếu bạn có vết thương hở, kể cả vết xước nhỏ và để vết thương đó tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm virus thì nguy cơ bị lây truyền HBV rất cao. Vì thế, những người làm nhân viên y tế, tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B rất cao.

Một số hành động có thể làm tăng nguy cơ lây truyền viêm gan B qua đường máu bao gồm: sử dụng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng chân, móng tay,… Một số đối tượng có nguy cơ cao nhiễm viêm gan B bao gồm người nghiện hút ma túy, những người thường xuyên phải truyền máu, chạy thận nhân tạo,…

Từ mẹ sang con:

Nếu trong quá trình mang thai người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì con sinh ra cũng có nguy cơ nhiễm viêm gan B rất cao. Vì thế, mẹ bị viêm gan B cần thông báo với bác sĩ tình trạng của bản thân với bác sĩ để có kế hoạch tiêm huyết thanh chủ động cho bé ngay sau sinh, giúp bé tránh được nguy cơ lây nhiễm viêm gan B. 

Đường tình dục:

Virus viêm gan B có thể tồn tại trong dịch đường sinh dục, vì thế hoạt động tình dục không an toàn với người bệnh sẽ là một nguy cơ làm lây nhiễm virus viêm gan B. Quá trình quan hệ tình dục cũng có thể tạo ra những vết xước nhỏ và làm lây lan virus qua đường máu cho bạn tình.

2.2. Đáp án: Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Như những thông tin trên, những người có người thân bị nhiễm virus viêm gan B thì nguy cơ nhiễm HBV cũng cao hơn, tuy nhiên việc ăn uống chung cùng với người bệnh không làm lây nhiễm loại virus này. Các chuyên gia y tế khẳng định virus viêm gan B không bị lây lan qua đường nước bọt. Các hoạt động ăn uống hay ôm, hôn người bệnh không làm lây nhiễm căn bệnh này.

Do đó, các hoạt động ăn uống, chăm sóc người bệnh bạn vẫn có thể hỗ trợ cho người bệnh. Tuy virus viêm gan B không lây qua đường ăn uống, nhưng bạn vẫn cần lưu ý về giữ gìn vệ sinh ăn uống cho bệnh nhân để phòng tránh các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, bệnh viêm gan A có thể lây qua đường tiêu hóa, nếu bệnh nhân bị nhiễm viêm gan A và viêm gan B cùng lúc thì nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm sẽ càng cao hơn.

Virus viêm gan B hoàn toàn không lây qua đường ăn uống

3. Điều trị viêm gan B như nào?

Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm gan B gây ra và giảm nguy cơ lây nhiễm virus cho người khác người bệnh cần điều trị ổn định bệnh lý. Nguyên tắc điều trị bệnh lý như sau:

3.1 Khi nào cần dùng thuốc điều trị viêm gan B?

Không phải tất cả trường hợp nhiễm virus viêm gan B đều phải dùng thuốc điều trị. Các trường hợp phải dùng thuốc điều trị viêm gan B bao gồm: 

  • Có các triệu chứng do virus tấn công tế bào gan như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, có dịch ổ bụng.
  • Có các chỉ số xét nghiệm HBsAg dương tính và HBeAg dương tính.
  • Chỉ số men gan AST, và/hoặc ALT, GGT tăng cao gấp đôi giá trị bình thường trở lên.
  • Chỉ số xét nghiệm định lượng virus viêm gan B là HBV DNA > 2×103 UI/ml.

Những trường hợp dương tính với virus viêm gan B nhưng cơ thể không có bất kỳ triệu chứng gì, các chỉ số xét nghiệm liên quan bình thường sẽ không phải điều trị dùng thuốc đặc trị. Những trường hợp này sẽ được chỉ định theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên, khi có biểu hiện bất thường sẽ điều trị ngay để tránh biến chứng.

3.1 Các thuốc điều trị viêm gan B

Mục tiêu sử dụng thuốc điều trị để ức chế, tiêu diệt virus đồng thời giảm các triệu chứng và biến chứng do viêm gan B gây ra. Các loại thuốc điều trị bệnh lý viêm gan B bao gồm:

  • Thuốc kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus bao gồm Interferon alpha,Peg-interferon alpha.
  • Thuốc kháng virus bao gồm: Tenofovir, Lamivudin, Adefovir

Như vậy, đáp án cho câu hỏi viêm gan B có lây qua đường ăn uống không là không.Bạn nên tiêm phòng vacxin viêm gan B và chủ động các biện pháp phòng ngừa để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

Thông tin liên hệ