Viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn?
Viêm dạ dày và loét dạ dày là 2 bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin chi tiết về viêm dạ dày và loét dạ dày trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bạn cần nắm rõ
- Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế
Nội dung bài viết
Viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Viêm dạ dày là tình trạng viêm, phù nề ở vùng niêm mạc dạ dày, đặc trưng bởi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau thượng vị, đầy hơi, khó tiêu,… Tình trạng viêm có thể khu trú ở một vùng niêm mạc dạ dày như viêm tâm vị, viêm hang vị hoặc có thể thấy tình trạng viêm ở toàn bộ dạ dày.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày như:
- Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus và các độc tố của chúng như tụ cầu, E Coli, vi khuẩn Hp,…
- Thường xuyên ăn các đồ ăn gây kích ứng niêm mạc dạ dày như đồ quá lạnh hoặc quá nóng, đồ ăn quá cứng, đồ ăn chua, cay,…
- Thói quen ăn uống vội vàng, không nhai kỹ, thường xuyên ăn quá bữa, không đúng giờ.
- Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia và chất kích thích như cafe, thuốc lá.
- Cơ thể bị nhiễm các chất ăn mòn như kim loại nặng (đồng, kẽm) thuỷ ngân, kiềm, axit sulfuric, axit chlorhydric, nitrat bạc.
- Sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ cũng có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày, đặc biệt là các loại thuốc aspirin, natrisalicylat, sulfamid, cortancyl, phenylbutazon, reserpine, digitalis, KCl…
- Ngoài ra, tình trạng viêm dạ dày có thể gặp sau khi mắc các bệnh lý như cúm, sởi, thương hàn, bạch hầu, viêm phổi, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành, ure máu cao, tăng đường máu,…
Các triệu chứng của viêm dạ dày sẽ tùy thuộc vào thể lâm sàng mà người bệnh mắc phải. Cụ thể viêm dạ dày cấp tính sẽ có các thể sau:
- Viêm loét dạ dày: Là tình trạng xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Hình ảnh tổn thương là tình trạng phù nề xung huyết, có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc dạ dày. Ở thể bệnh này, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như đau tức thượng vị, hoặc cảm giác nóng rát thượng vị, kèm theo buồn nôn và choáng váng.
- Viêm dạ dày thể xuất huyết: Hình ảnh tổn thương là những chấm hoặc những mảng xuất huyết dưới niêm mạc. Hoặc có thể hình ảnh tổn thương là những vết xước chảy máu do vỡ mạch máu dưới niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày thể xuất huyết thường xảy ra do nguyên nhân lạm dụng rượu bia, lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid. Biểu hiện lâm sàng có thể là tình trạng đau, choáng do chảy máu, mức độ triệu chứng tùy thuộc vào tình trạng xuất huyết nhiều hay ít.
- Viêm dạ dày thể ăn mòn: Là tình trạng xảy ra do các chất kích ứng tác động liên tiếp đến bề mặt dạ dày, gây ra tình trạng phù nề, nặng hơn là hoại tử niêm mạc dạ dày. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau thượng vị ngay sau khi tiếp xúc với chất kích ứng, tiếp đến là triệu chứng buồn nôn và nôn, nặng có thể nôn ra máu và có thể gặp tình trạng sốc.
- Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Là tình trạng xảy ra do nguyên nhân vi khuẩn tấn công. Ở thể bệnh này dạ dày bị viêm tấy, dịch viêm sẽ làm mưng mủ các vách niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến hậu quả đục thủng và gây viêm phúc mạc.
Viêm dạ dày mạn tính là do tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày kéo dài, do bị kích thích bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tình trạng viêm kéo dài dẫn đến niêm mạc bị bào mòn, có thể dẫn đến tình trạng loạn sản tế bào niêm mạc dạ dày, lâu dần có nguy cơ chuyển thành ung thư. Một số triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính bao gồm đau bụng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, chán ăn, sụt cân,…
Xem thêm >>> ung thư dạ dày có bị rụng tóc không?
Loét dạ dày là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, dần dần tạo thành một ổ khuyết ăn sâu qua hết lớp niêm mạc đến lớp cơ dạ dày, có thể tạo thành sẹo ở lớp dưới niêm mạc hoặc ăn mòn xuống cả lớp cơ.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng loét dạ dày bao gồm:
- Dạ dày tăng tiết axit và pepsin dịch vị gây phá hủy niêm mạc dạ dày dẫn đến hình thành ổ loét. Bình thường niêm mạc dạ dày sẽ được bảo vệ bởi một lớp màng nhầy giúp bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của axit dịch vị. Một số người lớp nhầy bảo vệ niêm mạc được tạo ra ít hơn, hoặc axit tiết ra quá nhiều dẫn đến niêm mạc không được bảo vệ gây ra tình trạng loét dạ dày.
- Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hình thành các ổ loét dạ dày. Khi vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, chúng sẽ tấn công vào lớp nhầy bảo vệ dạ dày, làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc.
- Lạm dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau, dẫn đến ức chế tổng hợp prostaglandin (là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày) gây ra tình trạng loét dạ dày.
- Một số nguyên nhân khác như sử dụng rượu bia, thuốc lá hay căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày.
Các triệu chứng của loét dạ dày bao gồm:
- Đau tức thượng vị thường xảy ra lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 2-3 giờ. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, một số người có thể gặp hiện tượng đau lan ra sau lưng.
- Thường xuyên cảm thấy đầy bụng, chậm tiêu kèm theo các triệu chứng nôn, buồn nôn. Các triệu chứng này kéo dài có thể gây ra tình trạng chán ăn, gầy sút cân.
- Ợ hơi, ợ chua kèm theo nóng rát thượng vị.
Viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn?
Viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn? Rất khó để đưa ra được câu trả lời bệnh lý nào nặng hơn, vì tính chất nguy hiểm và biến chứng của cả 2 bệnh lý này đều là như nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm viêm dạ dày và loét dạ dày đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày là biến chứng thường gặp của viêm loét dạ dày. Các tác nhân như sử dụng rượu bia kéo dài, lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm, ăn nhiều đồ cay nóng có thể làm các ổ viêm, ổ loét bị sung huyết chảy máu. Người bệnh bị xuất huyết dạ dày có thể gặp các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen,… Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Thủng dạ dày là biến chứng thường gặp xếp sau biến chứng xuất huyết dạ dày. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng dữ dội đột ngột, chạm vào thành bụng cảm giác đau tăng như dao đâm, bụng căng cứng như gỗ.Tình trạng này nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến sốc toàn thân, trụy mạch và tử vong.
- Hẹp môn vị là biến chứng thường gặp khi ổ viêm, ổ loét gần vị trí môn vị. Hẹp môn vị sẽ gây ra hậu quả thức ăn lưu thông từ dạ dày xuống tá tràng bị đình trệ, dẫn đến thức ăn sẽ bị ứ đọng nhiều ở dạ dày, làm dạ dày giãn to. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như nặng bụng sau ăn, nôn ra thức ăn từ trước do lượng thức ăn này không được tiêu hóa, lâu ngày cơ thể sẽ gầy mòn và suy kiệt.
- Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm, nặng nề nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên các triệu chứng giai đoạn đầu của ung thư thường không có gì đặc biệt, vì thế nhiều người bệnh chỉ nghĩ là đang bị viêm loét dạ dày thông thường. Lâu dần, các triệu chứng rõ ràng hơn thì bệnh đã chuyển qua giai đoạn muộn, các biện pháp điều trị can thiệp sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày có uống được sâm không?
Các phương pháp giúp hạn chế biến chứng của viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng
Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ
Để giúp phòng ngừa các biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, điều đầu tiên là bạn phải tuân thủ theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra để bệnh được kiểm soát một cách tốt nhất. Người bệnh sẽ được kê một số loại thuốc để điều trị bao gồm:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp giảm sự tấn công của axit dịch vị đến niêm mạc.
- Thuốc giảm tiết axit.
- Kháng sinh diệt khuẩn Hp nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp.
Việc điều trị bằng thuốc đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể mất thời gian từ 8-12 tuần. Vì thế, người bệnh cần kiên trì tuân thủ sử dụng đúng về liều lượng và thời gian sử dụng để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Sau khi sử dụng hết đơn thuốc, bạn nên đi tái khám lại để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị để có hướng theo dõi hay cần điều trị tiếp.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật nếu có các biến chứng hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư hóa.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống cũng góp phần rất quan trọng trong việc điều trị viêm loét dạ dày.
Một số thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn bao gồm:
- Sữa và trứng giúp trung hòa bớt lượng axit dư thừa trong dịch vị. Đồng thời, sử dụng 2 loại thực phẩm này sẽ giúp tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn.
- Các thực phẩm cung cấp nguồn đạm như thịt nạc, cá, đậu,… giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh hơn sau các đợt điều trị. Lưu ý, những loại thực phẩm này nên được chế biến dưới dạng hấp, luộc để cơ thể người bệnh dễ hấp thu hơn.
- Rau củ và hoa quả giúp cung cấp chất xơ tốt cho tiêu hóa, đồng thời chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa tế bào giúp các tổn thương viêm loét nhanh hồi phục hơn.
- Các loại tinh bột giúp cơ thể được cung cấp đủ nguồn carbohydrate thiết yếu cho cơ thể.Người bệnh nên ăn các loại như cơm, cháo, bánh mỳ, khoai lang luộc chín,…
- Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu gạo lứt,…
Một số loại thực phẩm, đồ uống người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh như:
- Các loại đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích
- Các đồ ăn cứng sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày như sụn, các loại quả xanh, cứng,…
- Các gia vị dễ gây kích ứng cho dạ dày như dấm, tương ớt, tiêu,… người bệnh cũng nên tránh.
- Các loại đồ uống có cồn, nước ngọt có gas người bệnh cũng nên tuyệt đối tránh.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?
Thay đổi lối sống lành mạnh hơn
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn, giúp kiểm soát tốt bệnh viêm loét dạ dày, phòng ngừa các biến chứng. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Duy trì mức cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu có tình trạng béo phì để giảm tải áp lực lên dạ dày.
- Bỏ hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích khác như cafe.
- Rèn luyện thói quen ăn ngủ đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ giúp bệnh nhanh chóng ổn định hơn.
- Tập luyện thể dục, thể thao với cường độ vừa phải, giúp nâng cao đề kháng, tăng cường chuyển hóa chất trong cơ thể.
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc tìm ra đáp án cho câu hỏi viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn. Cả 2 loại bệnh này đều có tính chất nguy hiểm và biến chứng như nhau. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: