Tìm hiểu về bệnh Viêm cầu thận

Viêm cầu thận là gì? Là một loại bệnh thận gây thiệt hại khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa của thận. Còn được gọi là bệnh cầu thận, viêm cầu thận có thể là cấp tính, một cuộc tấn công bất ngờ của viêm hoặc mãn tính đến dần dần.

Viêm cầu thận - Tìm hiểu về bệnh Viêm cầu thận
Viêm cầu thận – Tìm hiểu về bệnh Viêm cầu thận

Các triệu chứng bệnh viêm cầu thận

Các triệu chứng của viêm cầu thận có thể phụ thuộc vào dạng cấp tính hay mãn tính và các nguyên nhân khác nhau. Dấu hiệu đầu tiên có thể đến từ các triệu chứng hoặc từ kết quả của xét nghiệm nước tiểu thường xuyên. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mầu nước tiểu Cola hoặc pha loãng, mầu trà từ các tế bào máu đỏ (tiểu máu).
  • Bọt nước tiểu do (đạm) dư thừa protein.
  • Tăng huyết áp.
  • Tích nước (phù) rõ ở mặt, tay, chân và bụng.
  • Mệt mỏi, thiếu máu hoặc suy thận.
  • Thường xuyên đi tiểu ít hơn bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận

  • Yếu tố di truyền
  • Do nhiễm trùng: bệnh phát triển nếu người bệnh có hệ thống miễn dịch yếu, đang bị các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, …
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng có liên quan đến viêm cầu thận.
  • Triệu chứng thường gặp của viêm cầu thận:
  • Mệt mỏi, kèm theo cơ thể có thể bị sốt nhẹ.
  • Gây rối loạn tiêu hóa khiến chán ăn, bỏ bữa, …
  • Vùng thắt lưng có thể bị đau.
  • Màu nước tiểu thay đổi: có thể màu hồng hoặc màu xá xị do có sự hiện diện của hồng cầu. Nước tiểu có bọt.
  • Bị phù nề ở mặt, tay, chân, …
  • Bị tăng huyết áp.

Viêm cầu thận có ảnh hưởng rất lớn đến thận. Nếu như tình trạng viêm cầu thận trong thời gian dài mà không có cách điều trị kịp thời. Kéo theo hậu quả bệnh nhân bị các bệnh như suy thận, thận hư phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Cách phòng ngừa bệnh viêm cầu thận

  • Không hút thuốc lá.
  • Cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ để không mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Chế độ ăn uống khoa học. Làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu bằng cách giảm lượng tiêu thụ protein và kali. Ăn nhạt, hạn chế muối giúp giảm thiểu tăng huyết áp, phù nề.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Giữ cân nặng hợp lý, tránh tình trạng cơ thể thừa cân, béo phì.
  • Bệnh có thể lây lan nên để người bệnh ở nhà nghỉ ngơi, tránh những chỗ đông người.

Phương pháp điều trị bệnh viêm cầu thận

Phát hiện bệnh chủ yếu thông qua xét nghiệm nước tiểu. Nếu nước tiểu có đạm là biểu hiện của bệnh viêm cầu thận cấp. Khi phát hiện ra hiện tượng trên các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm sinh thiết để xác định mức độ cũng như tổn thương ở cầu thận để tìm ra các phương pháp điều trị viêm cầu thận tốt nhất cho bạn.

– Viêm cầu thận cấp là căn bệnh tự miễn nên việc điều trị cũng chủ yếu sử dụng thuốc miễn dịch. Bệnh nhân hầu như là phải sử dụng thuốc miễn dịch suốt đời. Căn bệnh này là không thể chữa khỏi dứt điểm được. Các phương pháp chữa bệnh chỉ giúp người bệnh có thể hạn chế và kiểm soát các triệu chứng viêm nhiễm, ổn định huyết áp và ổn định nhịp tim…

– Khi người bệnh có dấu hiệu viêm nhiễm do vi khuẩn thì các loại thuốc như Cephalosporin và Penicillin, ampicillin cần thiết phải được sử dụng. Cần dùng tới một số loại kháng sinh thích hợp tránh gây độc cho thận, người bệnh sử dụng thuốc kéo dài từ 7-14 ngày.

– Chứng tăng huyết áp của bệnh viêm cầu thận thì chúng ta cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh huyết áp mới có thể trở lại bình thường.Bệnh nhân đều có thể dùng được các nhóm thuốc giúp hạ áp.

– Tùy theo tình trạng của người bệnh, người bệnh sẽ được cân nhắc sử dụng các loại thuốc khác như thuốc tác dụng trung ương, thuốc phong tỏa hạch giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi…

– Trong TH bệnh nhân đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu gây biến chứng phù hoặc suy thận cấp thì phải điều trị tăng nước tiểu bằng cách tiêm thuốc lợi tiểu furosemid 2mg/kg vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi và ăn nhạt khi có triệu chứng này.

– Thuốc trợ tim cũng được sử dụng một cách thận trọng nhằm ổn định nhịp tim cho người bệnh.

– Điều trị dứt điểm các bệnh gây viêm cầu thận: lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường.. .

– Trong quá trình điều trị bệnh thì người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn ít muối và uống ít nước và hạn chế chất đạm để hạn chế phù nề, cao huyết áp . Bổ sung các loại thức ăn giàu kali như đậu nành, rau dền, bắp cải, thịt bò…

Việc điều trị bệnh viêm cầu thận còn tương đối khó khăn, khi có bất kì triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh bạn nên đi khám kịp thời nhằm tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra cần có những biện pháp dự phòng thích hợp để không làm bệnh phát triển nặng thêm.

Thông tin liên hệ