Ung thư vú giai đoạn đầu có thể chữa khỏi không?

Hầu hết các chị em ai cũng có thể mắc căn bệnh ung thư vú nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe, lối sống kém lành mạnh. Rất nhiều người khi nghe tới ung thư vú giai đoạn đầu thường bất an, lo lắng liệu bệnh có chữa khỏi không. Để tầm soát và phòng ngừa bệnh ngay từ sớm, bạn nên làm gì?

1. Tìm hiểu về ung thư vú giai đoạn đầu

Ở mỗi giai đoạn, ung thư vú có những biểu hiện và để lại di chứng khác nhau. Trong đó, khi bệnh ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện, diễn tiến từ từ và không có bất thường. 

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc ung thư vú

1.1. Thay đổi của vùng vú khi ung thư ở giai đoạn đầu

Ung thư vú giai đoạn đầu là lúc hai hoặc một bên vú của phụ nữ bắt đầu có khối u với kích thước nhỏ hơn 2cm. Khối u rất khó phát hiện do chúng chưa lan rộng sang các hạch bạch huyết cũng như vị trí xung quanh. 

Ở thời điểm này, các tế bào ung thư phát triển và xâm nhập vào mô ở lớp niêm mạc ngoài của tiểu thùy hoặc ống dẫn sữa. 

1.2. Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú giai đoạn đầu

Mặc dù khó phát hiện bằng mắt thường nhưng các chị em có thể cảm nhận những dấu hiệu thay đổi của vùng vú. Bao gồm các triệu chứng phổ biến sau: 

1.2.1. Đau tức ngực và tuyến vú

Thường phụ nữ hay đau tức ngực khi đang mang thai và trong ngày “đèn đỏ”. Thế nhưng khi cơn đau này xuất hiện bất thường, kéo dài và tăng dần theo thời gian thì bạn nên đi khám để kiểm tra bệnh. 

1.2.2. Hai bên vú to bất thường

Nếu bạn quan sát thay một hoặc hai bên vú to bất thường, không tương xứng hoặc có cảm giác cương cứng thì hãy cẩn thận. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú sớm. 

Cần đi khám sàng lọc ung thư khi thấy hai bên vú to bất thường

1.2.3. Tuyến vú có cục u kích thước nhỏ

Khi hết kinh trong chu kỳ, bạn nên tự kiểm tra vú bằng cách sờ nắn để tìm các khối u lạ bất thường. Một cục u dù nhỏ, không đau cũng không nên lơ là mà bỏ qua. 

1.2.4. Vùng da vú thay đổi

Vùng da dưới vú có sự thay đổi lạ như: Ngứa, đỏ, sần da cam, thâm sạm,… khi thấy những dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên thăm khám ngay để xác định nguy cơ ung thư. 

1.2.5. Vú chảy dịch lạ

Bình thường vú chỉ tiết dịch khi bạn đang mang thai và cho con bú. Nếu thấy núm vú chảy dịch có màu lạ và mùi hôi, chắc chắn là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe vòng một, cảnh báo ung thư sớm. 

2. Ung thư vú ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi không?

Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu ngày càng tăng cao ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Do đó, khi nhắc tới căn bệnh này ai cũng lo lắng, liệu bệnh có chữa khỏi không?

Trường hợp bệnh nhân khám sàng lọc và phát hiện khối u nhỏ trong tuyến vú và được điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Nhất là khi ung thư vú ở giai đoạn mới chớm, lúc này các tế bào ung thư chưa di căn và xâm lấn sang cơ quan khác. 

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh ung thư vú ngày càng được cải tiến và nâng cao như: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, kết hợp các liệu pháp sinh học, liệu pháp nội tiết tố. Áp dụng đúng hướng điều trị sẽ đảm bảo tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân. 

Sau khi trải qua quá trình điều trị đúng hướng, người bệnh có sự cải thiện đáng kể và có khả năng kéo dài tuổi thọ lên tới 20 năm, thậm chí có thể sống như người bình thường. 

Ung thư vú giai đoạn đầu có thể chữa khỏi nếu được sàng lọc và điều trị sớm
Ung thư vú giai đoạn đầu có thể chữa khỏi nếu được sàng lọc và điều trị sớm

Do đó, để phát hiện ung thư từ sớm và điều trị kịp thời, các chị em nên quan tâm, hiểu cơ thể của mình. Luôn luôn kiểm tra vú sau mỗi kỳ kinh, bởi đây là thời điểm vú mềm mại nên dễ sờ nắn được khối u nhỏ. 

Đặc biệt, nếu trong gia đình bạn có bà, mẹ hoặc chị gái, em gái,… từng mắc bệnh thì hãy thăm khám sàng lọc ung thư định kỳ mỗi năm. 

3. Hướng dẫn cách tự khám và thời điểm nên sàng lọc ung thư vú

Nếu bạn lo lắng không biết bản thân có mắc phải căn bệnh này hay không hoặc ngại đến bệnh viện khi chưa thấy dấu hiệu bất thường thì hãy tự khám vú tại nhà. 

3.1. Cách tự khám vú tại nhà bằng tay

Khám vú bằng tay vô cùng đơn giản và nhanh chóng, giúp bạn phát hiện khối u và các dấu hiệu bất thường ở hai bên vú. 

3.1.1. Quan sát vú

Đầu tiên, bạn để hai tay xuôi xuống, đứng trước gương và quan sát xem vú có thay đổi gì hay không. Chẳng hạn như: Dày lên, lõm da, lõm núm, u cục và thay đổi màu sắc da. 

Tiếp đến, bạn đưa hai tay ra phía sau gáy và quan sát lại một lượt các dấu hiệu trên. Để làm rõ các khối u và thay đổi ở vú, bạn chống tay lên hông rồi lần lượt cử động cơ ngực bằng cách nâng/hạ vai. 

3.1.2. Sờ nắn

Bạn dùng ngón tay nắm vào núm vú rồi nắn nhẹ xem có chảy dịch lạ hay không. Sau đó, đưa tay phải ra sau gáy, tay trái nắn vú phải và xoay vòng liên tục theo chiều xoắn ốc. Lặp lại với tay bên phải để kiểm tra vú trái. 

Tiếp đến, bạn kiểm tra vùng lõm ở vú và hố nách để phát hiện các cục u nhỏ. Nếu không có bất thường thì chúc mừng bạn, để an tâm hơn bạn có thể đến bệnh viện thăm khám sàng lọc. 

3.2. Thời điểm nên đi khám sàng lọc ung thư vú

Khám sàng lọc ung thư vú ở giai đoạn đầu vô cùng cần thiết, quyết định tới sức khỏe của mỗi người. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi sau nên đến bệnh viện thăm khám đều đặn mỗi năm: 

Độ tuổi cần đến bệnh viện khám sàng lọc ung thư vú
  • Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên cần kiểm tra các bất thường ở vú và sàng lọc ung thư định kỳ mỗi năm một lần. 
  • Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên kiểm tra ung thư vú bằng phương pháp chụp X-quang tuyến vú. 
  • Với phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao, tiền sử gia đình nên tầm soát ung thư vú bằng phương pháp chụp MRI từ độ tuổi 30 trở đi. 

4. Người bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu cần chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Khi phát hiện mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu, thay vì bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống. Tốt nhất, bạn nên thay đổi chế độ chăm sóc sức khỏe để tăng cao khả năng điều trị bệnh thành công. 

4.1. Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vú

Trong giai đoạn đang điều trị bệnh, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Bằng cách ăn thức ăn dễ tiêu hóa: Cháo, súp, trái cây tươi, rau củ sạch,…

Người bệnh ung thư cần có chế độ dinh dưỡng khoa học

Sau khi trải qua ca phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, cơ thể của bạn cần được bổ sung thêm đạm (thịt gà, thịt heo, các loại cá). Tránh xa thịt đỏ, thức ăn nhanh, thịt nguội, đồ đóng hộp,…

Bên cạnh đó, nên ăn nhiều ngũ cốc và uống thực phẩm chức năng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

4.2. Ngăn bệnh ung thư tái phát

  • Ăn uống hợp lý, mỗi bữa nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. 
  • Sống lành mạnh, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng và stress. 
  • Tập thể dục thường xuyên để nhanh chóng lấy lại sức, giảm mệt mỏi, cải thiện sức lực cho cơ thể. 

Như vậy, căn bệnh ung thư vú giai đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm và được áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Để ngăn ngừa căn bệnh này, các chị em nên học cách tự khám vú tại nhà và sàng lọc ung thư định kỳ mỗi năm. 

Thông tin liên hệ