Ung thư vú giai đoạn 2 là gì, dấu hiệu và cách điều trị
Ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bệnh có bốn giai đoạn với mức độ nguy hiểm và tỷ lệ sống sót khác nhau. Vậy ung thư vú giai đoạn 2 có những dấu hiệu như thế nào? Bài viết sau đây của GENK STF sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Xem thêm:
- Câu chuyện về người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Nguyên nhân gây ung thư vú phổ biến ở chị em phụ nữ
- 5 Cách phòng ngừa ung thư vú hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Ung thư vú giai đoạn 2
Ung thư vú giai đoạn hai là tình trạng cơ thể xuất hiện khối u ở vùng vú. Lúc này, khối u đã lan hoặc chưa di chuyển tới hạch bạch huyết. Tuy nhiên, các khối u vẫn chưa lan tới các ra các cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn này, ung thư được chia thành hai nhánh nhỏ gồm:
1.1. Giai đoạn IIA
Đây là giai đoạn ung thư vú bắt đầu xâm lấn với những tình trạng cụ thể:
- Hai bên vú không tìm thấy khối u nhưng ung thư có thể tìm thấy ở 1 vị trí trong 3 hạch huyết (vị trí nằm dưới cánh tay) hoặc trong hạch bạch huyết gần xương ức.
- Khối u có kích thước nhỏ hơn 2cm, lan tới khoảng giữa một và ba hạch bạch huyết nằm ở vị trí gần vú.
- Khối u có kích thước lớn từ 2 – 5cm và trong tình trạng lan sang các hạch bạch huyết.
1.2. Giai đoạn IIB
Đây là giai đoạn ung thư xâm lấn nhanh và khối u phát triển mạnh với những tình trạng cụ thể:
- Khối u có kích thước lớn hơn 2cm và nhỏ hơn 5cm cùng với nhóm nhỏ tế bào ung thư (kích thước lớn hơn 0.2mm, nhỏ hơn 2mm), được tìm thấy ở vị trí các hạch bạch huyết.
- Khối u có kích thước lớn hơn 2cm và nhỏ hơn 5cm đã lan sang một đến ba hạch bạch huyết ở nách hoặc ở gần xương ức.
- Khối u có kích thước lớn hơn 5cm, chưa lan sang các hạch bạch huyết ở nách.
2. Dấu hiệu của bệnh ung thư vú giai đoạn 2
Khi mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 2, người bệnh sẽ cảm nhận cơ thể có những dấu hiệu phổ biến sau:
2.1. Đau tức ở vùng ngực
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 2. Người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ, đau kéo dài thành đợt hoặc đôi khi cơn đau ngắt quãng không rõ ràng.
Khi cơn đau tức ngực xuất hiện, người bệnh còn cảm thấy triệu chứng nóng rát ở vị trí đau, gây khó chịu khi vận động và sinh hoạt hàng ngày.
2.2. Thay đổi vùng da
Làn da ở vùng ngực, dưới hai cánh tay có màu sắc thay đổi. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà da có thể màu đỏ hoặc tím.
2.3. Sưng và nổi hạch ở ngực
Bình thường người bệnh cảm thấy ngực sưng tức gây đau. Khi sờ tay vào sẽ thấy nổi hạch cứng có kích thước to như trái chanh.
2.4. Ngứa ở ngực
Khi mắc bệnh ung thư vú, các triệu chứng đau thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy ở xung quanh vùng ngực.
2.5. Đau lưng, vai hoặc gáy
Đây là dấu hiệu thường dễ nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác. Ung thư vú không chỉ đau ở vị trí ngực, dưới cánh tay mà còn làm cho người bệnh bị đau lưng, đau nhức vai hoặc gáy.
3. Các phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn 2
Người mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 2 sau khi thăm khám sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị tùy vào từng giai đoạn, mức độ và thể trạng. Bao gồm:
3.1. Điều trị bằng phẫu thuật
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn đối với bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn 2. Các khối u nhỏ sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nhằm bảo tồn vú. Đồng thời ngăn chặn khối u phát triển và lan sang vị trí khác.
Đối với khối u lớn có thể bắt buộc cắt bỏ vú kết hợp loại bỏ các hạch bạch huyết. Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh an tâm có thể tái tạo làm vú mới.
3.2. Xạ trị
Phương pháp này thường áp dụng sau phẫu thuật cắt bướu. Xạ trị có tác dụng tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư có nguy cơ bị bỏ sót sau phẫu thuật.
3.3. Hóa trị
Hóa trị giúp tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư vú còn sót lại trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể áp dụng trước khi tiến hành phẫu thuật cắt nhỏ khối u.
Tùy vào loại điều trị và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ truyền chất lỏng chứa hóa chất qua đường tĩnh mạch hoặc uống thuốc hóa trị.
3.4. Liệu pháp hormone
Giúp bệnh nhân ung thư dương tính với thụ thể hormone. Có nghĩa là ung thư cần hormone để phát triển, cho nên sử dụng liệu pháp này ngăn ngừa khối u tiếp nhận hormon.
Các loại thuốc dùng trong liệu pháp hormone: Anastrozole, tamoxifen, exemestane, letrozole.
3.5. Liệu pháp sinh học
Đây là phương pháp mới nhất được áp dụng trong thời gian gần đây. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc có tác dụng ngăn chặn protein, cản trở ung thư phát triển. Liệu pháp sinh học cũng có thể làm cho quá trình hóa trị đạt được kết quả tối ưu nhất.
3.6. Thử nghiệm lâm sàng
Bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn hai có thể điều trị bằng thử nghiệm lâm sàng. Cho phép bác sĩ điều trị bằng phương pháp mới, dùng thuốc mới hay kết hợp các liệu pháp với nhau.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể cân nhắc cắt bỏ buồng trứng để giảm lượng hormone kích thích, ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
4. Tỷ lệ sống sót và chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc ung thư vú ở giai đoạn 2
Ung thư vú ở giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm của ung thư. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi và đạt được hiệu quả lâu dài nếu lựa chọn đúng phương pháp.
4.1. Tỷ lệ sống sót
Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, bệnh nhân ung thư vú có cơ hội sống sót sau 5 năm (chiếm 93%) và khả năng điều trị thành công rất cao. Thậm chí có người sống tới 10 năm nếu biết cách chăm sóc sức khỏe và duy trì cuộc sống lành mạnh sau phẫu thuật.
Vì vậy, khi bạn thấy vùng vú xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau nhức, ngứa ngáy, thay đổi da vùng ngực,… Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám hoặc tầm soát ung thư khi trong gia đình có người từng mắc bệnh để có cơ hội chữa khỏi.
4.2. Chế độ chăm sóc cho người bệnh ung thư vú ở giai đoạn 2
Ung thư để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Sau khi phẫu thuật, điều trị ung thư, người bệnh cần:
- Luyện tập đều đặn: Bạn có thể chọn lựa các bài tập nhẹ, thiền, yoga, đi bộ,… để nâng cao sức khỏe, tăng tính dẻo dai cũng như ổn định tinh thần sau điều trị.
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh ung thư vú cần ăn bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm chứa protein có chức năng cải thiện hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cần kiêng: Thức ăn nhanh, đồ chiên xào, món ăn nêm quá mặn, đồ uống có cồn và chất kích thích.
- Chăm sóc tâm lý: Sau khi trải qua cú sốc lớn, người bệnh cần được động viên, an ủi để họ vượt qua rào cản, thích ứng với cuộc sống mới tốt hơn.
- Thường xuyên quan sát hạch bạch huyết: Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ hạch nhưng người bệnh cũng cần chú ý vị trí từng hạch xem chúng có bị tụ dịch, sưng hay có dấu hiệu lạ hay không.
Như vậy, bệnh ung thư vú giai đoạn 2 hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Mỗi người phụ nữ cần cập nhật các thông tin về bệnh để phòng ngừa và chăm sóc cơ thể tốt hơn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Ý kiến đánh giá của chuyên gia PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh về Fucoidan sulfate hóa cao
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị