Mách bạn: Ung thư vú có ăn được thịt gà không?

Ung thư vú có ăn được thịt gà không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Vì đây là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình và thịt gà thường được đánh giá là an toàn hơn thịt đỏ. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa thịt gà và bệnh ung thư vú trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Lợi ích và nguy cơ khi bệnh nhân ung thư vú sử dụng thịt gà

Lợi ích dinh dưỡng của thịt gà

Thịt gà được xếp vào loại thịt trắng, cung cấp hàm lượng lớn protein cho cơ thể. Protein trong thịt gà sẽ giúp cho cơ bắp được hoạt động tối ưu và giúp khung xương chắc khỏe, hạn chế được nguy cơ giòn xương, loãng xương. Ngoài ra thịt gà có chứa choline và vitamin B12, đây là 2 dưỡng chất giúp bạn tăng cường trí nhớ và cải thiện các chức năng của não bộ.

Trong thành phần của thịt gà có chứa tryptophan là một loại axit amin có tác dụng kích hoạt làm tăng nồng độ serotonin. Trong khi đó, serotonin có vai trò rất quan trọng giúp cải thiện tâm trạng, giúp tinh thần của chúng ta được phấn chấn, vui vẻ hơn. Do vậy, sử dụng thịt gà còn giúp bệnh nhân ung thư vú có tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm.

Thịt gà rất giàu khoáng chất, trong đó photpho và selen đều mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Photpho là thành phần giúp xương và răng chắc khỏe và giúp gan thận duy trì hoạt động tốt hơn. Hàm lượng selen có trong thịt gà khá lớn, giúp làm chậm lại tốc độ lão hóa của cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất và làm tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.

Vitamin B6 có trong thịt gà giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, làm các tế bào khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, thịt gà còn chứa nhiều thành phần giúp cải thiện thị lực rất tốt như retinol, alpha và beta carotene, lycopene.

Nguy cơ tác hại của thịt gà với bệnh ung thư vú

Thịt gà là loại thịt trắng nhiều nạc và ít chất béo, do đó nhiều người có suy nghĩ ăn thịt gà sẽ rất tốt cho bệnh nhân ung thư nói chung và với bệnh ung thư vú cũng vậy. Tuy nhiên có một số nghiên cứu của Đại học Cambridge nước Anh chỉ ra sử dụng thịt trắng là gà hoặc cá cũng có thể là yếu tố làm tế bào ung thư vú phát triển mạnh hơn.

Cụ thể, theo nghiên cứu nói trên, thành phần asparagine là một loại axit amin có trong thịt gà chính là thủ phạm có liên quan đến sự phát triển di căn của tế bào ung thư vú. Các nghiên cứu sâu hơn cho rằng những người có gen ít sản sinh asparagine sẽ có tỷ lệ kéo dài sự sống tốt hơn khi mắc các bệnh lý ung thư vùng đầu cổ, ung thư vú và ung thư thận. Đặc biệt ở nhóm bệnh nhân này tỷ lệ ung thư vú di căn ít hơn.

Thịt gà có chứa asparagine được cho là có liên quan đến sự di căn của tế bào ung thư vú

Với nghiên cứu trên động vật cho thấy những con chuột theo chế độ ăn giảm asparagine thì tình trạng phát triển và di căn của khối u cũng giảm đi. Đây là một kết quả rất quan trọng và có ý nghĩa với bệnh nhân ung thư vú. Vì đa phần bệnh nhân ung thư vú tử vong là do khối u xâm lấn di căn đến gan, xương, não, phổi quá nhanh.

Không chỉ có mặt trong thịt gà, asparagine còn là thành phần có mặt trong nhiều thực phẩm quen thuộc như thịt bò, cá, hải sản, măng tây. Và mối liên quan giữa asparagine với sự phát triển của ung thư vú là chìa khóa quan trọng giúp các nhà khoa học tìm ra cách cải thiện tăng thời gian sống cho bệnh nhân ung vú bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Giải đáp: Ung thư vú có ăn được thịt gà không?

Như vậy, với những thông tin bên trên thì chúng ta thấy sử dụng thịt gà có rất nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn mối nguy cơ có thể làm tế bào ung thư phát triển, di căn mạnh mẽ hơn. Chính vì thế, rất nhiều bệnh nhân hoang mang không biết bị ung thư vú có ăn được thịt gà không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân ung thư vú không nên quá lo lắng mà cắt bỏ những loại thực phẩm có chứa asparagine trong khẩu phần ăn, trong đó có thịt gà hay thịt bò, cá. Vì tế bào ung thư vú phát triển mạnh tiêu hao rất nhiều năng lượng, đồng thời tác dụng phụ của điều trị rất nhiều nên bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để chống chọi lại.

Vẫn chưa có kết luận nào được đưa ra khẳng định chắc chắn bệnh nhân ung thư vú phải kiêng ăn thịt gà, bò, cá, măng tây hay sữa. Vì thế, bạn vẫn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ các nhóm chất. Vì hiện nay con số bệnh nhân ung thư nói chung tử vong do suy kiệt và tử vong do tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị do không đủ sức là rất lớn.

Nếu bạn vẫn còn đang lo sợ về nguy cơ của các thực phẩm chứa asparagine tác động xấu đến bệnh ung thư vú và muốn cắt giảm chúng ra khỏi khẩu phần ăn thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Vì tình trạng ung thư vú di căn hay tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt trong điều trị đều nguy hiểm như nhau.

Bệnh nhân ung thư vú nên ăn những thực phẩm gì?

Thực phẩm bổ sung chất xơ

Cơ thể sẽ được bổ sung nguồn chất xơ phong phú nếu bạn tăng cường sử dụng các loại ngũ cốc, rau củ, hoa quả và các loại đậu. Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu, hệ tim mạch và sức khỏe đường ruột. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng nhiều chất xơ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh lý ung thư vú và giúp chống sự hình thành các khối u bất thường.

Thực phẩm giàu vitamin D

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn thiếu hụt vitamin D làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. Bổ sung đầy đủ vitamin D hàng ngày góp phần vào việc làm chậm lại tốc độ phát triển của khối u. Vitamin D có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm như sò, sữa, sữa chua, nước cam để tăng cường lượng vitamin D cho cơ thể.

Thực phẩm chứa các hợp chất thực vật flavonoids, carotenoids, phenolic

Flavonoid có trong các loại thực vật cũng mang lại tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Do đó, thực phẩm có chứa flavonoid là loại thực phẩm mà bệnh nhân ung thư vú nên dùng. Đặc biệt với phụ nữ mắc ung thư vú đã mãn kinh nên sử dụng thêm các loại thực phẩm có chứa Flavonol và flavones. Các loại thực phẩm có chứa flavonoid bạn nên sử dụng bao gồm hành tây, mùi tây, cần tây, bông cải xanh, trà hoa cúc.

Những thực phẩm có chứa hợp chất carotenoids cũng được khuyến cáo cho bệnh nhân ung thư vú nên tăng cường sử dụng. Các loại thực phẩm đó là những loại củ quả có màu vàng cam hoặc loại rau lá màu xanh đậm như cà rốt, bí ngô, khoai lang, dưa vàng, rau bina, cải kale, bông cải xanh.

Hợp chất thực vật phenolic có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú tái phát và làm chậm lại tốc độ phát triển của tế bào ung thư vú. Những loại thực phẩm có chứa phenolic bạn nên tăng cường bổ sung bao gồm tỏi, trà xanh, hạt lanh, bông cải xanh, bắp cải, cà chua, cà tím, dưa chuột, dưa hấu.

Các loại hạt nguyên chất

Sử dụng thêm các loại hạt chưa qua chế biến như lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo giúp bạn giảm được nguy cơ tái phát sau điều trị ung thư vú. Do những loại hạt nguyên chất này có chứa hợp chất phytochemical giúp giảm lại tốc độ phát triển ngăn ngừa nguy cơ quay trở lại của tế bào ung thư vú.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã có được đáp án cho câu hỏi ung thư vú có ăn được thịt gà không. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm những loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ tốt hơn trong việc phòng ngừa tái phát, di căn sau điều trị ung thư vú.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ