Ung thư vòm họng giai đoạn cuối: vùng di căn và tiên lượng sống

Ngày nay, ung thư vòm họng chiếm tỉ lệ khá cao. Với những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối, tiên lượng sống dành cho người bệnh rất thấp. Các khối u không chỉ phát triển mạnh tại vòm họng mà có thể đã di căn tới một số cơ quan khác trong cơ thể. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu một số thông tin cơ bản về giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư nguy hiểm này.

1. Định nghĩa ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Phần vòm mũi họng có hàng triệu tế bào lót. Ung thư vòm họng là căn bệnh xuất phát do những tế bào biểu mô này phát triển không kiểm soát. Chúng không phân chia như quy luật thông thường, vì vậy mà các khối u xuất hiện.

ung-thu-vom-hong-giai-doan_1
Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh nặng nhất, nguy hiểm nhất với tính mạng người bệnh. Các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển và lây lan sang những bộ phận khác. Do đó, khả năng kiểm soát bệnh rất khó khăn, thời gian sống của bệnh nhân cũng không còn nhiều.

2. Những bộ phận bị ảnh hưởng bởi ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Theo các chuyên gia, sự di căn của ung thư vòm họng không giống với các loại ung thư khác, có thể lây sang nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Còn ung thư vòm họng khi di căn thì chỉ đi tới những bộ phận ở gần khu vực đầu và cổ. Trong đó có khoang mũi, khoang tai, hạch cổ, não bộ.

Một số những biểu hiện khi ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối di căn tới các cơ quan đó là:

Tới khoang tai

Khi các tế bào ung thư di chuyển và phá hủy các tế bảo biểu mô ở tai, nó sẽ gây ra một số hiện tượng như ù tai, đau tai, giảm thị lực. Nguyên nhân là do các khối u phát triển và khiến vòi nhĩ bị tắc. Càng ngày những triệu chứng trên càng trở nặng. Bệnh nhân thậm chí còn có thể bị chảy mủ ở tai, viêm tai giữa hoặc bị điếc hoàn toàn.

Tới khoang mũi

Khi các tế bào ung thư vòm họng di chuyển lên khoang mũi và phát triển các khối u, sự lớn dần của chúng khiến bệnh nhân gặp khá nhiều vấn đề. Đó thể là sự khó thở, ngạt thở và đau mũi nhẹ. Nặng hơn thì chảy mủ hoặc chảy máu. Khi tình trạng các khối u tại mũi không thể kiểm soát, bệnh nhân có thể sẽ thở yếu, thở khò khè nghe rõ tiếng.

Tới hạch cổ

Phần lớn các trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn cuối sẽ di căn tới hạch cổ. Nguyên nhân một phần là do đây là bộ phận gần với khu vực vòm họng nhất.

ung-thu-vom-hong-giai-doan-cuoi_12
Ung thư vòm họng di căn tới hạch cổ

Các hạch bị tấn công có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy vướng víu, khó chịu. Bệnh nhân có thể tự sờ nắn vào vùng hạch bị sưng cứng này. Khi hạch quá to và bị vỡ do bất cứ nguyên nhân nào thì cũng sẽ chảy máu và mang đến sự đau đớn cho bệnh nhân.

Tới não bộ

Khi các tế bào ung thư vòm họng di căn tới não bộ, sự nguy hiểm cho tính mạng người bệnh sẽ tăng cao. Một số những biểu hiện bệnh có thể nhận thấy như:

  • Bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, liên tục. Có thể đau lan từ nửa đầu bên này sang nửa đầu bên kia.
  • Khi những khối u phát triển lớn dần, chúng sẽ chèn vào những dây thần kinh sọ não. Các biến chứng có thể diễn ra ở giai đoạn này là: mắt bị lác hoặc lồi, mí mắt bị sụp, thị lực giảm sút, vẹo lưỡi, khó nuốt hoặc mất phản xạ nuốt.

3. Tiên lượng sống bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Với bất cứ mọi bệnh ung thư, giai đoạn cuối là giai đoạn khó khăn nhất với không chỉ bệnh nhân mà còn đối với người thân của họ. Ở giai đoạn này, ngoài việc phải chịu những đau đớn tột cùng do sự di căn các tế bào ung thư gây ra, tâm lý của người bệnh cũng rất bất ổn và suy sụp. Cái chết có thể đến với họ bất cứ lúc nào.

ung-thu-vom-hong-giai-doan-cuoi_14
Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối là rất thấp

Việc bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Các yếu tố này bao gồm:

Vị trí di căn

Với ung thư vòm họng, khi di căn thì các bác sĩ quan ngại nhất là hiện tượng di căn tới não bộ. Ở hiện tượng di căn này, mọi phương pháp điều trị đều chỉ có thể khiến cho tốc độ bội nhiễm lây sang tế bào lành lặn giảm đi. Khả năng tái phát di căn sau điều trị gần như là tuyệt đối. 

Với những bệnh nhân may mắn, phát hiện sớm và đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị thì có thể sẽ sống thêm được sau 5 năm. Nhưng tỉ lệ này rất thấp, chỉ khoảng 10% đến 38%. Còn với những bệnh nhân bị nặng thì có thể sẽ chỉ tử vong sau khoảng vài tháng.

Tuổi tác của người bệnh

Tuổi tác của bệnh nhân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiên lượng sống khi phát hiện ung thư di căn. Với những người trẻ, sức đề kháng có thể tốt hơn, xong sự phát triển của các tề bào cũng nhanh hơn. Còn người cao tuổi, tuy sức đề kháng kém xong nó cũng đồng nghĩa với việc sự phát triển của các tế bào nói chung và tế bào ung thư nói riêng chậm hơn.

Khả năng đáp ứng điều trị

Khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị ung thư ở mỗi cá thể là không giống nhau. Vì vậy với việc tiên lượng sống cho các bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn cuối còn cần dựa trên tính đáp ứng của cơ địa bệnh nhân ra sao. Nếu đáp ứng điều trị tốt thì cơ hội kéo dài sự sống là cao hơn.

Tâm lý người bệnh

Với bệnh nhân bị ung thư vòm họng ở thời điểm cuối thì tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề khác. Nó bao gồm khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể và tinh thần lạc quan chống lại bệnh tật, tìm kiếm thêm sự sống. Chỉ có sự lạc quan mới có thể làm lên những điều kỳ tích cho các bệnh nhân ở giai đoạn này.

4. Cách chăm sóc tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Những người thân chăm sóc cho người bệnh và đội ngũ y bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cần chú ý nhiều hơn đến tâm lý người bệnh. Đây là một thời điểm nhạy cảm, bệnh nhân rất cần một sự chăm sóc tốt. 

Chăm sóc về vấn đề tinh thần

Người thân nên dành nhiều thời gian ở bên cạnh, động viên và khích lệ họ nên chiến đấu tới cùng. Không để cho họ phải ở một mình trong thời gian quá lâu, khiến họ có những suy nghĩ tiêu cực.

Chăm sóc vấn đề bệnh tật

Ở giai đoạn cuối, cảm giác đau đớn và khó thở thường diễn ra rất nặng. Bệnh nhân cần phải được thực hiện các biện pháp giảm đau, giảm khó thở. Các bác sĩ sẽ sử dụng những biện pháp như cho dùng thuốc giảm đau, để bệnh nhân thay đổi tư thế ngồi, sử dụng bình thở oxy, hút dịch trong khoang miệng-mũi-họng…

ung-thu-vom-hong-giai-doan-cuoi_15
Bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối thường phải thở oxy

Còn người nhà thì cần thường xuyên xoa bóp tay chân, tiến hành massage theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thực hiện các công việc giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. 

Chăm sóc về vấn đề dinh dưỡng

Nên cho bệnh nhân ăn những món dễ nuốt và theo sở thích của bệnh nhân. Chia nhỏ các bữa ăn và bổ sung thêm hoa quả, nước lọc cho bệnh nhân.

Trên đây là một số thông tin về bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Mong rằng bài viết vừa chia sẻ sẽ hữu ích cho các bạn. 

Thông tin liên hệ