Ung thư vòm họng giai đoạn cuối và những thông tin cần biết

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư di căn sang những cơ quan khác. Lúc này, bệnh đã vô cùng nghiêm trọng và có thể gây đe dọa tính mạng cho người mắc bất cứ lúc nào. Vì thế, hiểu đúng về giai đoạn này để có phương án điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhân đúng chuẩn nhằm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

1. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới những cơ quan nào?

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối, tức là giai đoạn 4 hay còn gọi là giai đoạn di căn. Lúc này, các tế bào ung thư đã bội nhiễm và di căn tới nhiều cơ quan khác. Đó là: 

Di căn tới các hạch cổ

Ung thư vòm họng di căn tới hạch cổ chiếm tới 60 – 90%. Lúc này, các tế bào ung thư xâm lấn tại vùng cổ và xuất hiện những hạch tròn, cứng nên có thể sờ nắn, nhìn thấy bằng mắt thường. Lúc này, người bệnh sẽ thấy vùng cổ vướng víu, khó chịu. Thậm chí, người bệnh sẽ bị chảy máu, đau đớn nếu các hạch này bị vỡ.

ung-thu-vom-hong-giai-doan-cuoi_13
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới các hạch cổ

Di căn tới khoang mũi

Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư vòm họng đã phát triển lớn và chèn ép vào khoang mũi. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng về đường mũi là chảy mũi mũi hoặc có kèm theo máu, ngạt thở, khó thở, đau nhức mũi, thở yếu và khò khè…

Di căn tới khoang tai

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sẽ di căn các tế bào ung thư đến khoang tai, xâm lấn lên vòi nhĩ, gây tắc vòi nhĩ. Vì thế, người bệnh sẽ bị ù tai, đau tai, chảy mủ tai, viêm tai giữa, giảm thính lực.

Di căn tới não bộ

Ung thư vòm họng có thể di căn đến não bộ. Đây là loại di căn dễ gây tử vong cao cho người bệnh. Khi này, người bệnh sẽ xuất hiện các biến chứng điển hình là:

  • Đau đầu: Cơn đau liên tục với mức độ dữ dội. Đặc biệt, cơn đau sẽ từ nửa đầu bên này lan sang nửa đầu bên kia.
  • Các biến chứng do sự chèn ép của khối u lên dây thần kinh sọ não như lồi mắt, sụp mí, lác mắt, tê mặt, vẹo lưỡi, suy giảm thị lực, nhìn lóa thành 2 cảnh. Nguy hiểm hơn có thể mất cảm giác ở họng, nuốt sặc, nôn ói, thậm chỉ là tử vong.

Ngoài các biến chứng di căn, ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối còn khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, đau đớn, da xanh xao và sụt cân nhanh chóng…

2. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Ung thư vòm họng ở giai đoạn 4 là lúc bệnh trạng vô cùng nặng và nghiêm trọng. Lúc này, thời gian sống của người bệnh không nhiều. Vì thế, các phương pháp điều trị trong giai đoạn cuối chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng, làm chậm lại sự di căn, bội nhiễm sang những cơ quan, các tế bào lành khác. Đồng thời, kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.

Theo như thống kê, số lượng bệnh nhân sống được sau 5 năm khi đã mắc ung thư vòm họng ở giai đoạn di căn chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, là từ 10 – 38%. Đối với những trường hợp quá nặng thì thời gian sống chỉ còn khoảng vài tháng.

3. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 4 như thế nào?

Để kéo dài sự sống, các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị ung thư vòm họng bằng phương pháp xạ trị, hóa trị là chủ yếu. Cùng với đó, người nhà cần có chế độ chăm sóc để kéo dài thời gian sống cũng như giảm đau cho người bệnh.

  • Phương pháp xạ trị: Phương pháp này sẽ chiếu trực tiếp vào vùng khối u bằng tia có năng lượng cao. Xạ trị chủ yếu nhằm giảm kích thước khối u nhằm giảm biến chứng cũng như giảm sự chèn ép của khối u lên các cơ quan. Nhờ đó, hỗ trợ phần nào việc giảm đau cho người bệnh.
  • Hóa trị: Hóa trị sẽ tiêm hoặc truyền những hóa chất vào cơ thể nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và giảm đau cho người bệnh. Phương pháp này sẽ tăng hiệu quả của xạ trị.
ung-thu-vom-hong-giai-doan-cuoi_14
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối

4. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Các cơn đau và sự khó chịu ở giai đoạn này sẽ khiến người bệnh nản chí, suy sụp tinh thần. Vì thế, lúc này sự chăm sóc của gia đình là rất cần thiết để giúp người bệnh lạc quan, thoải mái hơn nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Các công việc cần làm lúc này cho người bệnh là:

Giảm bớt cơn đau toàn thân cho người bệnh

  • Hãy tiến hành xoa bóp, massage chân tay cho người bệnh đều đặn hàng ngày. 
  • Có thể hỗ trợ và giúp người bệnh vận động nhẹ nhàng để giảm sự tê mỏi, nhức nhối toàn thân. Điều này, sẽ góp phần mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân và giảm đau khá tốt.
  • Sử dụng đúng liều lượng về các loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn hoặc chỉ định.

Giúp người bệnh giảm triệu chứng khó thở

  • Tiến hành hút dịch cho người bệnh ở khoang mũi, khoang miệng. Nhờ vậy, sẽ giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
  • Có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ, bình thở oxy để giảm triệu chứng khó thở cho người bệnh.
  • Giúp bệnh nhân thay đổi tư thế ngồi để mang lại sự thoải mái, dễ chịu hơn. 

Chăm sóc về mặt tinh thần

  • Người nhà, người thân hãy dành thời gian quan tâm, trò chuyện, động viên người bệnh.
  • Thay phiên nhau ở bên cạnh, tránh để người bệnh ở một mình sẽ khiến họ suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cuộc sống.
  • Tuyệt đối không để cho người bệnh cảm thấy lo lắng, buồn phiền và stress.
  • Có thể chia sẻ, kể những câu chuyện cười, chuyện vui để người bệnh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.
ung-thu-vom-hong-giai-doan-cuoi_15
Động viên, chăm sóc tốt cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cần có chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người bệnh. Như vậy, sẽ giúp tăng sức đề kháng nhằm hỗ trợ việc trị liệu tốt hơn. Do đó, các bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vòm họng giai đoạn cuối như sau:

  • Chế biến các món ăn ở dạng mềm, lỏng và dễ nuốt như cháo, súp… Đồng thời, phải chế biến món ăn thật kỹ.
  • Hãy hỏi ý thích của người bệnh để điều chỉnh các món ăn sao cho phù hợp, nhằm giúp họ ăn ngon hơn.
  • Các món ăn cần thay đổi thường xuyên để tránh nhàm chán.
  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để bệnh nhân hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
  • Thực đơn hàng ngày cần phải đảm bảo có rau xanh và hoa quả tươi.
  • Nên động viên để người bệnh uống mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước lọc.
  • Tuyệt đối không bắt người bệnh ăn kiêng. Bởi nếu ăn kiêng sẽ càng khiến cơ thể bệnh nhân không cung cấp đủ dinh dưỡng nên ngày càng mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.
  • Hạn chế các món chiên xào, đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ nướng, các thực phẩm lên men, đồ chua, cay nóng…
  • Tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối mặc dù nghiêm trọng và nguy hiểm, nhưng không có nghĩa là đã kết thúc hoàn toàn. Chỉ cần người bệnh có sự lạc quan, vui vẻ cùng sự chăm sóc chu đáo, tận tình của người nhà sẽ là giải pháp hữu ích để hỗ trợ trị liệu, cải thiện chất lượng cũng như kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Thông tin liên hệ