Ung thư vòm họng có lây không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh?

Ung thư vòm họng có lây không là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh.

1. Ung thư vòm họng rất dễ nhầm với các bệnh khác

Bệnh ung thư vòm họng rất dễ mắc và tiến triển nhanh, nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ sống là rất cao. Đau khi nuốt là một trong những triệu chứng phổ biến cảnh báo nguy cơ ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng là một trong các căn bệnh ung thư ác tính rất nguy hiểm bởi tính chất khó phát hiện nhưng lại tiến triển rất nhanh.

Theo các chuyên gia, căn bệnh này ở các giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu đặc thù. Các triệu chứng của nó rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác (thường là các bệnh liên quan đến tai, họng) nên hay bị bỏ qua. Chính điều đó đã khiến cho bệnh bị phát hiện muộn, dẫn tới hậu quả là khó khăn trong chữa trị.

Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu đặc thù
Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu đặc thù

2. Các dấu hiệu sớm để nhận biết ung thư vòm họng

Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót của người bệnh có thể lên tới 80%. Điều đó có nghĩa là, chúng ta không được chủ quan với các dấu hiệu dù đơn giản. Khi cơ thể có các biểu hiện dưới đây, các bạn nên đi kiểm tra ngay nhé.

2.1. Họng đau dai dẳng mà không rõ nguyên nhân

Đau họng có thể xảy ra do nhiễm lạnh, uống nước đá… Tuy nhiên, khi bị đau họng kéo dài mà không rõ nguyên nhân, các bạn cũng nên đi khám. Đây là một trong các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng.

2.2. Ho, khạc ra máu hoặc nước mũi chảy có lẫn máu

Với bệnh ung thư vòm họng, khi ho, khạc ra máu thường sẽ lẫn với các chất nhầy. Tương tự như khi nước mũi chảy có lẫn máu, chúng ta thường khó nhận biết hơn. Rất nhiều người còn chủ quan bỏ qua vì nghĩ rằng chảy có một chút máu thì không có gì nguy hiểm cả. Bởi vậy mà căn bệnh ung thư vòm họng sẽ có cơ hội tiến triển đến các giai đoạn nguy hiểm hơn.

2.3. Gặp khó khăn khi nuốt

Đây cũng là một dấu hiệu của ung thư vòm họng rất dễ bị bỏ qua. Khi khối u bắt đầu phát triển trong vòm họng, nó sẽ gây nên tình trạng khó khăn khi ăn uống. Tuy nhiên, nhiều người lại không để ý hoặc cho rằng đó là tình trạng họng khó chịu hoặc hơi viêm nên không quan tâm.

2.4. Đột nhiên bị ù tai một bên

Ù tai một bên cũng là dấu hiệu hay xảy ra khi mắc ung thư vòm họng. Triệu chứng dễ thấy là một bên tai hay bị ù đi, có cảm giác như nghe thấy tiếng còi, lỗ tai bị nút kín dù không bị ngã, va đập hay chấn thương gì. Tình trạng này cũng sẽ tăng lên theo độ nặng của bệnh.

Ù tai một bên cũng là dấu hiệu hay xảy ra khi mắc ung thư vòm họng
Ù tai một bên cũng là dấu hiệu hay xảy ra khi mắc ung thư vòm họng

2.5. Giọng nói thay đổi

Ung thư vòm họng cũng làm thay đổi giọng nói. Thường thì âm vực giọng nói của bệnh nhân sẽ thay đổi theo hướng trầm đi, khàn hơn… Thậm chí, ở một số người, giọng nói còn có sự thay đổi hoàn toàn so với ban đầu.

Vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu trên, các bạn nhất định không được chủ quan mà hãy đi kiểm tra ngay nhé.

3. Ung thư vòm họng có lây không?

Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính được phát sinh từ những tế bào trong vòm họng – là phần ở vị trí cao nhất của hầu họng và ở ngay phía sau của mũi. Bệnh này đứng thứ 4 trong các loại bệnh ung thư phổ biến và tỷ lệ tử vong cao.

Độ tuổi phát hiện ung thư vòm họng thường gặp là từ 30 – 50 tuổi, ở cả hai giới, đặc biệt là nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn.

Câu hỏi ung thư vòm họng có lây không là câu hỏi thường gặp nếu như gia đình có người thân bị chẩn đoán mắc ung thư vòm họng. Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, lây nhiễm không phải là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng. Vì bản chất ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm

Ung thư vòm họng không phải là căn bệnh truyền nhiễm vì thế mà bệnh không có khả năng lây từ người này sang người khác. Trong một số trường hợp mà các thành viên trong cùng một gia đình đều mắc ung thư vòm họng thì được giải thích rằng do chế độ sinh hoạt không tốt.

Một trong những ví dụ về thói quen sinh hoạt kém là việc ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều nitrosamine như cà muối, hành muối, dưa muối, thịt muối,.. nhìn chung là các loại đồ ăn lên men,.. hay như việc dùng chung bàn chải đánh răng đã bị nhiễm khuẩn.

Một vài những nghiên cứu khác khi xét nghiệm trên nhóm người mắc ung thư vòm họng thì cho thấy: trong cơ thể mỗi người có chứa khoảng 30 gen nội sinh – những gen này bình thường khi không có tác động sẽ “ngủ yên” và chỉ khi nào có tác động vào mới hoạt động và tăng khả năng gây ra ung thư.

Có những thông tin liên quan đến vấn đề quan hệ tình dục bằng miệng là yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ có khả năng bị nhiễm virus HPV – đây là chủng virus gây ra khối u nhú trong cơ thể người hay y học gọi là bệnh sùi mào gà.

Nếu như bệnh không được chữa trị sớm hoặc chữa trị không dứt điểm thì biến chứng của bệnh sẽ là ung thư vòm họng. Vì thế không nên chủ quan virus gây ra ung thư vòm họng là EBV mà quên đi các bệnh ở họng khác cũng có thể biến chứng thành ung thư vòm họng.

4. Lời khuyên của các chuyên gia khoa ung bướu về phòng tránh ung thư vòm họng

– Tránh xa thuốc lào, thuốc lá

– Thường xuyên bổ sung những thực phẩm như rau xanh, hoa quả, củ cải, cà rốt, chuối,… do chúng có thể cung cấp được lượng vitamin cần thiết cho cơ thể và quan trọng nhất là việc những thực phẩm này có tác dụng chống oxy hóa – ngăn cản việc hình thành tế bào ung thư.

– Hạn chế sử dụng những món ăn có chứa nhiều muối chẳng hạn như cá muối, thịt muối hay những thức ăn được lên men như cà muối, hành muối, dưa muối,…

Bệnh nhân ung thư vòm họng cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối
Bệnh nhân ung thư vòm họng cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối

– Tránh việc làm tổn thương tế bào ở họng bằng việc sử dụng đồ ăn hay nước uống quá nóng vì sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư.

– Nếu như bạn có một công việc bận rộn và không có thời gian để chăm chút cho bữa ăn hay vận động cơ thể được thường xuyên thì có thể giải độc cơ thể bằng việc bổ sung các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, sức khỏe giúp phòng chống ung thư hiệu quả.

– Hạn chế ăn đồ nướng do khi nướng lên sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư.

– Nâng cao sức khỏe bằng việc tập thể dục, vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày để đốt cháy mỡ thừa, giải tỏa stress và ngăn ngừa bệnh tật “gõ cửa”.

– Đều đặn kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bệnh mới chớm. Đặc biệt bạn có thể phòng chống ung thư bằng cách tầm soát định kỳ.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh ung thư vòm họng có lây không. Để phòng ngừa hiệu quả ung thư vòm họng, mọi người cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng thói quen sinh hoạt lành mạnh kèm theo việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tránh xa khỏi những nguyên nhân gây ung thư vòm họng.

Thông tin liên hệ