Ung thư tuyến giáp thể nhú và những điều bạn cần biết

Lối sống bận rộn, môi trường sống ô nhiễm làm cho bệnh ung thư ngày càng phát triển. Bất cứ căn bệnh nào cũng để lại di chứng, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể nhú là căn bệnh phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy bệnh có thể chữa khỏi không?

1. Những thông tin quan trọng về bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú

Chắc hẳn không ai mong muốn mắc phải bất kỳ căn bệnh ung thư nào, tuy nhiên với chế độ chăm sóc sức khỏe không khoa học càng tạo cơ hội cho bệnh xâm nhập và phát triển. 

Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi
Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi

1.1. Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?

Ung thư tuyến giáp thể nhú hay còn gọi là ung thư biểu mô nhú, căn bệnh chiếm khoảng 70 – 80% trong các bệnh ung thư ở tuyến giáp. Bệnh thường tiến triển chậm và di căn tới hạch cổ. 

Khi u tuyến giáp này thường xuất hiện ở dạng nang hoặc nhân không đều. Khi chúng tiến triển sẽ xâm lấn sang các cơ quan khác, ít lan sang mạch máu. 

Không giống như các loại ung thư khác, dù đã di căn hạch nhưng căn bệnh này vẫn có cơ hội chữa khỏi dứt điểm nếu phát hiện sớm. Đặc biệt, bệnh cũng liên quan tới tuổi tác nên bệnh nhân trẻ thường chữa trị tốt hơn so với người trên 45 tuổi. 

1.2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư biểu mô nhú

Tuyến giáp vốn nhạy cảm với những tác động từ bức xạ ion hóa. Dù chỉ tiếp xúc với bức xạ ngẫu nhiên hay trong môi trường y tế  cũng có nguy cơ làm bạn mắc phải bệnh ung thư tuyến giáp. 

Khi điều trị khối u ác tính hay lành tính bằng phương pháp chiếu xạ trị liệu, nhằm chữa các bệnh: Mụn trứng cá, cắt tuyến ức, lao hạch ở cổ, amidan, nấm da đầu cũng làm bệnh nhân mắc ung thư về sau. 

Hơn nữa, nếu người bệnh từng xạ trị một vài loại ung thư ở cổ và đầu càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô nhú. 

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu dịch tễ học cho rằng các nguyên nhân khác gây ra căn bệnh ung thư biểu mô nhú là do: 

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư biểu mô nhú
  • Sử dụng biện pháp tránh thai bằng đường uống.
  • Người có chế độ dinh dưỡng thiếu lượng iốt cần thiết. 
  • Phụ nữ mắc chứng mãn kinh muộn.
  • Phụ nữ lập sinh con muộn. 
  • Cơ thể từng có sự hiện diện của nốt u tuyến giáp lành tính. 
  • Tiền sử gia đình mắc hội chứng Gardner, polyp tuyến thượng thận và bệnh Cowden (chiếm 5%).

2. Tiến triển bệnh lý của ung thư biểu mô nhú

Khi nghi ngờ mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú, bệnh lý ở mỗi người thường tiến triển theo giai đoạn sau: 

2.1. Bệnh sử

Biểu hiện ban đầu của bệnh là vùng cổ xuất hiện các nốt sần có thể nhìn thấy và cảm nhận rõ rệt. Vì vậy, bất kỳ người bệnh nào có khối u mới hình thành và phát triển sẽ được bác sĩ ghi nhận tình trạng bệnh sử. Nhằm xác định các triệu chứng liên quan hoặc yếu tố nguy cơ. 

Trong đó, đáng chú ý nhất là yếu tố người bệnh từng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa. Đồng thời, tiền sử gia đình từng có người thân mắc bệnh cũng cần được lưu ý. 

Khi mắc bệnh ung thư biểu mô nhú, bệnh nhân thường có triệu chứng: Khó nuốt, khó thở và ho dai dẳng. Các cơn đau hiếm khi là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư, cùng với đó triệu chứng khác như ho ra máu, liệt dây âm thanh rất hiếm gặp. 

Ngay thời điểm chẩn đoán, bệnh nhân mắc ung thư biểu mô nhú đã có dấu hiệu di căn tới phổi và xương (tỉ lệ 10 – 15%). Những bệnh nhân này ban đầu thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác: U xương, u phổi, gãy xương bệnh lý.

2.2. Thăm khám

Sau khi xác định tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng bằng cách sờ nắn khối u ở vùng cổ bệnh nhân. Từ đó, đánh giá kích thước, mật độ, sự hiện diện của nốt hoặc nhân ở tuyến giáp. 

Thăm khám xác định kích thước, mật độ khối u ở tuyến giáp

Lúc này, khối u chỉ nằm đơn độc ở tuyến giáp nên bệnh nhân thường có các dấu hiệu sau: 

  • Sờ vào cổ không có bất kỳ cảm giác đau đớn nào. 
  • Mật độ u cứng và chắc.
  • Kích thước khối u trung bình dưới 5 cm. 
  • Ranh giới khó xác định. 
  • Cố định với các mô xung quanh. 
  • Khi bệnh nhân nuốt sẽ thấy khối u di chuyển cùng điểm với khí quản. 

Trong trường hợp, ung thư biểu mô nhú đã di căn sẽ sờ thấy hạch bạch huyết ở một hoặc hai bên cổ. Bên cạnh đó, một vài trường hợp thường xuất hiện cảm giác đầy hơi ở cổ, căng tức, chèn ép khí quản/thực quản và khàn giọng. 

2.3. Diễn tiến của bệnh

Ung thư tuyến giáp thể nhú chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ so với các bệnh ung thư xuất hiện ở người lớn. Tuy nhiên, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. 

Bệnh có liên quan tới giới tính, tuổi với mỗi giai đoạn khác nhau. Thường bệnh dễ tiên lượng ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở xuống và ở nữ giới. Được biết, ung thư biểu mô nhú có cơ hội sống 95% nếu được điều trị kịp thời, đúng phương pháp. 

Chỉ khi phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp biểu mô nhú gây chèn ép hoặc xâm lấn sang các mô xung quanh: Phổi, gan, não, xương và các vị trí khác thì nguy cơ tử vong rất cao. 

3. Phương pháp giúp chẩn đoán u tuyến giáp thể nhú hiệu quả

Như vậy, u tuyến giáp thể nhú vốn tương đối phổ biến, dễ phân biệt so với các loại ung thư tuyến giáp khác. Để xét nghiệm kiểm tra hoặc tầm soát ung thư từ sớm, mỗi người được chỉ định các phương pháp sau: 

Các phương pháp chẩn đoán ung thư biểu mô nhú an toàn và chính xác
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
  • Xét nghiệm ức chế lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
  • Sinh thiết bằng phương pháp chọc kim nhỏ để giải phẫu bệnh.
  • Siêu âm tuyến giáp.
  • Chụp X-quang phổi, chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính nhằm quan sát hình ảnh, đánh giá tình trạng di căn xa. 
  • Đo nồng độ kháng nguyên carcinoembryonic trong huyết thanh ở phạm vi tham chiếu nhỏ hơn 3 ng/dL.

4. Cách chăm sóc và kiểm soát bệnh u tuyến giáp thể nhú

So với các căn bệnh ung thư khác thì u tuyến giáp thể nhú có thể chữa trị khỏi nếu bạn biết cách chăm sóc và kiểm soát đúng cách. 

4.1. U tuyến giáp thể nhú sống được bao lâu? 

Theo kết quả nghiên cứu trong số 200 bệnh nhân thì có 175 người sống sót sau 8 năm (87,5%). Tỷ lệ sống sau 1 năm (97,5%), 5 năm (92,8%), 10 năm (89,5%), 15 và 20 năm (83,9%). 

Thường tỷ lệ tử vong cao xuất hiện ở bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên cùng với khối u đã di căn, kích thước lớn hơn 4 cm. 

4.2. Cách kiểm soát ung thư tuyến giáp hiệu quả, kéo dài tuổi thọ

Một khi mắc phải căn bệnh này, thay vì bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, người bệnh nên kiểm soát và chăm sóc cơ thể đúng cách. Từ đó, cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ lên tới 10 năm, thậm chí 20 năm. 

Kiểm soát bệnh ung thư biểu mô thể nhú
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C (bưởi, cam, ổi, dứa,…); các loại thịt giàu protein (cá hồi, thịt bò, thịt chim,…). 
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, kiêng các đồ cứng. 
  • Từ bỏ rượu bia, nước ngọt có gas, thuốc lá, các chất kích thích. 
  • Trong giai đoạn điều trị bằng chiếu iod phóng xạ, người bệnh nên tránh xa thực phẩm giàu iod để cải thiện bệnh hiệu quả. 
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Tóm lại, bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú không đáng sợ như nhiều loại ung thư khác khi được phát hiện và điều trị sớm. Tốt nhất, mỗi người cần trang bị kiến thức, thăm khám và tầm soát ung thư đều đặn mỗi năm. 

Thông tin liên hệ