Mách bạn: Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không?

Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc hiện nay. Vì trứng là món ăn rẻ tiền, quen thuộc và chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có ăn được trứng không.

Xem thêm:

Lợi ích của trứng đối với sức khỏe người bệnh ung thư tuyến giáp

Trứng là loại thực phẩm cung cấp nhiều loại dưỡng chất phong phú tốt cho sức khỏe bao gồm:

Chất đạm

Hàm lượng chất đạm mà trứng cung cấp rất dồi dào, trong khi đó chất đạm là nhóm chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe người bệnh ung thư tuyến giáp. Cung cấp đầy đủ chất đạm giúp người bệnh ung thư tuyến giáp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, đảm bảo sức khỏe để điều trị hóa chất, xạ trị và giúp vết thương sau phẫu thuật của người bệnh nhanh lành hơn.

Nếu cơ thể không được cung cấp chất đạm đầy đủ, người bệnh sẽ không có đủ sức khỏe để chống lại được tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Từ đó dẫn đến việc điều trị sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng. Ngoài ra, bổ sung đạm từ trứng giúp cơ thể người bệnh tăng cường tái tạo lại khối cơ, giúp phục hồi cân nặng cho người bệnh tốt hơn sau những đợt điều trị dài ngày.

Chất béo dồi dào

Thành phần chất béo mà trứng cung cấp là chất béo Lecithin. Đây là nguồn chất béo tốt giúp người bệnh ung thư tuyến giáp phòng ngừa sự tích lũy của cholesterol xấu và hỗ trợ giúp đào thải lượng chất béo xấu ra khỏi cơ thể. Thông qua đó, nồng độ cholesterol trong máu của người bệnh sẽ được duy trì cân bằng và ổn định.

Bên cạnh đó, Lecithin cũng là một chất có mặt trong màng tế bào, giúp màng tế bào khỏe mạnh và giúp tế bào hoạt động tốt hơn, thông qua đó hỗ trợ cho việc điều trị ung thư được thuận lợi hơn.

Vitamin

Các loại vitamin mà trứng cung cấp cho cơ thể cũng rất phong phú và dồi dào, bao gồm các loại vitamin A, B, B6, E, K… Đây đều là những loại vitamin cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể, giúp cơ thể chống lại sự hoạt động của tế bào ung thư tốt hơn và hỗ trợ làm gia tăng hiệu quả điều trị.

Lòng trắng trứng có chứa hàm lượng vitamin B8 hay còn gọi là Biotin rất phong phú, là chất tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể người bệnh đỡ mệt mỏi hơn trong quá trình điều trị.

Khoáng chất

Thành phần khoáng chất mà trứng cung cấp cho cơ thể có thể kể đến như canxi, sắt, phốt pho, magiê, đồng, mangan, selen, kẽm, iot,… Trong đó, iot là một vi chất quan trọng trong việc giúp tuyến giáp tổng hợp hoocmon. Mỗi một quả trứng giúp cung cấp cho cơ thể 24mg iot, đáp ứng 16% nhu cầu iod của cơ thể.

Trứng có chứa iot là một khoáng chất quan trọng giúp đảm bảo chức năng của tuyến giáp

Selen giúp quá trình chuyển hóa iot trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, khoáng chất này còn có chức năng giống như một enzym giúp tạo ra hooc môn tuyến giáp tuyến giáp thay thế cho những vùng tuyến giáp đã được phẫu thuật loại bỏ. Sử dụng 100g trứng giúp cung cấp cho cơ thể 40.2-14.9 mcg selen.

Canxi là một khoáng chất rất cần thiết cho người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật, giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe, tăng cường hoạt động thay thế hoóc môn tuyến giáp. Sử dụng 100g lòng đỏ trứng giúp cung cấp cho cơ thể 134mg Canxi, hàm lượng canxi trong lòng trắng trứng thấp hơn chỉ khoảng 19mg Canxi/100g lòng trắng.

Một số thành phần khác

Ngoài những thành phần kể trên, thành phần của trứng còn có chứa men antitrypsin và một số thành phần vi lượng khác. Men antitrypsin là loại men được sản xuất bởi tế bào gan. Loại men này có tác dụng bảo vệ phổi khỏi tác động của những loại enzym khác, đồng thời giúp giảm các tổn thương ở gan, phổi. Đây là một tác dụng rất tốt, giúp người bệnh ung thư tuyến giáp hạn chế được những tổn thương ở gan phổi trong quá trình điều trị.

Cùng tìm hiểu: Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không?

Với những lợi ích kể trên thì việc sử dụng trứng mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Chính vì thế đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không là có bạn nhé. Sử dụng trứng giúp cung cấp nhiều loại dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe, thể chất cho người bệnh trong các đợt điều trị. Đồng thời, hàm lượng dinh dưỡng trứng cung cấp sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe, thể trạng sau những đợt điều trị dài ngày tốt hơn.

Đồng thời, trứng còn cung cấp iot là một khoáng chất rất quan trọng trong việc điều hòa, sản xuất hooc môn tuyến giáp. Chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu iot hàng ngày của cơ thể sẽ giúp người bệnh phòng ngừa tái phát sau điều trị tốt hơn.

Thực tế, có nhiều bệnh nhân lo lắng sợ ung thư tuyến giáp không ăn được trứng vì nhiều người được chỉ định điều trị iot phóng xạ sẽ được khuyến cáo không được ăn lòng đỏ trứng trong thời gian 14 ngày trước khi điều trị. Đây là nguyên tắc bắt buộc người bệnh cần thực hiện trước khi vào điều trị iot phóng xạ. Không chỉ kiêng ăn trứng, người bệnh cần phải kiêng tất cả các thực phẩm có chứa nhiều iot như cá biển, sữa, phô mai,… sao cho lượng iot ăn mỗi ngày không được vượt quá 500mg/ ngày.

Nguyên nhân người bệnh phải kiêng iod nói chung và lòng đỏ trứng nói riêng là vì nếu cơ thể có quá nhiều iod thì khi sử dụng iod phóng xạ cơ thể sẽ không bắt thêm iot nữa, làm giảm hiệu quả của phác đồ điều trị.Tuy nhiên, người bệnh chỉ cần kiêng lòng đỏ trứng còn lòng trắng trứng người bệnh vẫn có thể ăn. Và sau khi hoàn thành phác đồ điều trị iot phóng xạ, người bệnh vẫn có thể ăn trứng lại bình thường chứ không phải kiêng hoàn toàn nữa.

Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn trứng gì?

Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không chúng ta đã có câu trả lời. Vậy người bệnh nên ăn trứng gì, ăn trứng gà hay trứng vịt? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin dưới đây. 

Trứng gà và trứng vịt đều là những loại trứng quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Cả 2 loại trứng này đều cung cấp đa dạng dưỡng chất và những dưỡng chất mà 2 loại trứng này cung cấp đều rất tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Về hàm lượng carbohydrate, trứng gà và trứng vịt đều cung cấp tương đương như nhau.

Còn đối với hàm lượng protein, trứng vịt cung cấp hàm lượng cao hơn so với trứng gà. Đồng thời lượng calo trứng vịt cung cấp cao gần gấp đôi so với trứng gà, một phần nguyên nhân có thể do kích thước của trứng vịt thường lớn hơn trứng gà. Ngoài ra, hàm lượng omega-3 mà trứng vịt cung cấp cũng cao hơn so với trứng gà.

Việc sử dụng trứng vịt hay trứng gà thích hợp hơn còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người bệnh. Nếu bạn muốn ăn trứng hàng ngày thì việc lựa chọn trứng gà sẽ thích hợp hơn vì trứng gà có chứa ít cholesterol có hại cho sức khỏe hơn. Nếu bạn chỉ thêm trứng vào khẩu phần ăn với tần suất vài lần trên tuần thì bạn có thể lựa chọn trứng vịt, sẽ giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho sức khỏe.

Người bệnh ung thư tuyến giáp nên chế biến trứng như nào?

Có rất nhiều cách chế biến trứng tạo thành nhiều món ăn đa dạng, phong phú và mang lại lợi ích dinh dưỡng cho người bệnh bao gồm:

  • Trứng luộc hoặc trứng hấp: Đây là cách chế biến có ít calo hơn so với trứng rán hay trứng ốp la. Đồng thời cách chế biến này giúp giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất có trong trứng. Lượng calo vừa phải mà trứng luộc hoặc trứng hấp cung cấp sẽ giúp người bệnh ung thư tuyến giáp kiểm soát bệnh tật tốt hơn.
  • Trứng luộc kết hợp với rau củ tạo thành món salad giúp tăng hương vị và tăng giá trị dinh dưỡng cho trứng nhờ bổ sung thêm nhiều loại vitamin và chất xơ trong rau củ. Đây cũng là một cách chế biến trứng được khuyến khích nên áp dụng cho người bệnh ung thư tuyến giáp.
  • Nếu muốn chế biến trứng rán hay trứng ốp la nên sử dụng dầu thực vật như dầu dừa, dầu oliu, dầu bơ. Những loại dầu này chế biến với nhiệt độ cao cũng không bị oxy hóa, không hình thành các gốc tự do gây hại, rất tốt cho người bệnh đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư.
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên sử dụng dầu thực vật để chế biến trứng
  • Khi chế biến trứng kho, bạn nên hạn chế nêm thêm đường vào món ăn, chỉ nên cho thêm một lượng rất nhỏ. Vì đường có thể làm dẫn đến phản ứng protein fructose acid amin trong trứng kết hợp với lysine tạo thành chất khó hấp thu, thậm chí chúng có thể gây ra nhiều bất lợi với người bệnh ung thư tuyến giáp.
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng các món trứng được chế biến quá cầu kỳ, vì hàm lượng dinh dưỡng trong trứng có thể không được đảm bảo. Chính vì thế, những món trứng như trứng muối, trứng bách thảo bạn nên hạn chế sử dụng.

Một số lưu ý khi sử dụng trứng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp

Khi sử dụng trứng, người bệnh ung thư tuyến giáp cần lưu ý một số thông tin như sau:

  • Hạn chế sử dụng trứng vịt lộn: Trứng vịt lộn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt lượng đạm cao tuy nhiên hàm lượng cholesterol xấu trong trứng vịt lộn khá cao. Nếu sử dụng quá nhiều trứng vịt lộn có thể làm gia tăng những nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp, gan nhiễm mỡ,… sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Không ăn trứng sống: Nếu người bệnh sử dụng trứng sống, hàm lượng protein trong trứng cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 50%. Trong khi đó, ăn trứng chín người bệnh có thể hấp thu được 90% protein trong trứng. Ngoài ra, sử dụng trứng sống sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh lý nguy hiểm khác như nhiễm khuẩn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Mỗi ngày người bệnh ung thư tuyến giáp chỉ nên ăn tối đa 3 quả trứng, nếu ăn quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng trứng trong quá trình điều trị để được đưa ra lời khuyên về sử dụng trứng như nào mang lại hiệu quả hỗ trợ tốt nhất trong quá trình điều trị và tránh những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng trứng sai cách.
  • Trước khi vào điều trị phác đồ iot phóng xạ khoảng 2 tuần, người bệnh ung thư tuyến giáp nên lưu ý không sử dụng lòng đỏ trứng để không gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không. Việc sử dụng trứng mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe tuy nhiên bạn cần lưu ý một số thông tin về cách chế biến và cách sử dụng trứng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho điều trị ung thư tuyến giáp.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ